Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 116/2016/NĐ-CP Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 116/2016/NĐ-CPcó hiệu lực từ ngày 01/9/2016, quy định đối tượng, mức hỗ trợ, hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, quy trình cấp phát và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây:

Nội dung chi tiết Nghị định 116/2016/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 116/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở XÃ, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định đối tượng, mức hỗ trợ, hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, quy trình cấp phát và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối với học sinh, gồm:

a) Học sinh tiểu học và trung học cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này;

b) Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

c) Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Đối với các trường phổ thông, gồm:

a) Trường phổ thông dân tộc bán trú;

b) Trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Trường phổ thông dân tộc bán trú: Là trường phổ thông chuyên biệt được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường phổ thông dân tộc bán trú có số lượng học sinh bán trú theo quy định hiện hành.

2. Học sinh bán trú: Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Điều 4. Điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ

1. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các điều kiện sau:

a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;

b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Đóng vai Trọng Thủy và kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Dàn ý & 9 bài Đóng vai Trọng Thủy kể lại câu chuyện

Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;

c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Đang học tại trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học;

b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.

Điều 5. Mức hỗ trợ

1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

2. Trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ:

a) Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành;

b) Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;

c) Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;

d) Trường hợp trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm.

3. Trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này: Được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này; được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này tùy theo số lượng học sinh được hưởng và nguồn kinh phí hiện có.

Tham khảo thêm:   Quyết định 171/2002/QĐ-UB Mức thu học phí đối với học sinh nghèo tại các cơ sở giáo dục

Điều 6. Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ

1. Đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở đang học tại các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với học sinh tiểu học theo Mẫu số 01, học sinh trung học cơ sở theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).

b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

2. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);

b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

3. Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);

b) Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã);

c) Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.

4. Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú, hồ sơ gồm:

a) Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ gạo;

b) Danh sách học sinh bán trú đang học tại trường được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

c) Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.

5. Đối với trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này, hồ sơ gồm:

a) Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ gạo;

b) Danh sách học sinh bán trú thuộc diện được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này ăn, ở bán trú tại trường;

c) Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.

Điều 7. Trình tự, thủ tục xét duyệt hưởng chính sách hỗ trợ

1. Trình tự và thời gian thực hiện

a) Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường có học sinh theo học thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 6 của Nghị định này;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp hồ sơ cho nhà trường. Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu khi đề nghị xét, cấp trong cùng một trường, riêng trường hợp thuộc hộ nghèo phải nộp bổ sung giấy tờ chứng minh là hộ nghèo theo từng năm học;

c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường có trách nhiệm xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định tại khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 6 của Nghị định này gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở; gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các trường trung học phổ thông.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định hưởng chính sách hỗ trợ

a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt;

Tham khảo thêm:   Công văn 50/2013/VPCP-ĐMDN Thực hiện Nghị định 99/2012/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

c) Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để các trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.

3. Giải quyết khiếu nại

Nhà trường có trách nhiệm giải quyết khiếu nại về kết quả xét duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ (nếu có) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả.

Điều 8. Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh

1. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của năm học với nội dung gồm:

– Số lượng học sinh thuộc đối tượng hỗ trợ: Tổng hợp số lượng học sinh theo từng đối tượng, từng trường của từng địa phương;

– Số lượng gạo cần hỗ trợ (tính cho cả năm học tối đa 9 tháng/năm học/học sinh);

– Đơn vị tiếp nhận gạo: Là tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận gạo dự trữ quốc gia;

– Thời gian dự kiến tiếp nhận gạo trong năm học: Ghi rõ ngày, tháng nhận gạo (theo số đợt tiếp nhận gạo từng học kỳ).

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của tỉnh gửi Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.

2. Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh

Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh các địa phương trong năm học; thời gian ban hành Quyết định hỗ trợ gạo trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.

3. Phương thức vận chuyển, giao nhận

a) Các đơn vị dự trữ quốc gia tự tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho học sinh và giao cho đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tại trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố của các tỉnh được hỗ trợ;

b) Đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia từ trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đến các trường học, cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ.

4. Thời gian giao nhận gạo

Thời gian giao nhận gạo cụ thể thực hiện theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 2 lần/học kỳ.

5. Quy trình xuất cấp gạo

a) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xuất cấp gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho học sinh tại các địa phương;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận gạo và cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ theo quy định.

6. Quản lý và sử dụng gạo hỗ trợ học sinh

a) Gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh khi xuất cấp, tiếp nhận phải được quản lý chặt chẽ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương để có kế hoạch triển khai thực hiện, phân phối kịp thời gạo dự trữ quốc gia đến đúng đối tượng quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, phân phối, sử dụng gạo hỗ trợ cho học sinh của địa phương mình;

c) Định kỳ kết thúc năm học, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo việc tiếp nhận, phân phối gạo cho học sinh đến Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tải file Doc hoặc PDF để tham khảo nội dung chi tiết Nghị định 116/2016/NĐ-CP

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 116/2016/NĐ-CP Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *