Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 101/2017/NĐ-CP Quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, Nghị định 101/2017/NĐ-CP có một số nội dung đáng chú ý như sau:

Mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 9 Unit 1 Review Soạn Anh 9 i-Learn Smart World trang 84, 85, 86

Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.

– Đối tượng và điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học:

+ Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số; hoặc

+ Cán bộ, công chức cấp xã công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo.

– Điều kiện để đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức bao gồm:

+ Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 2 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

+ Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;

+ Phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo;

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

– Điều kiện đào tạo sau đại học đối với viên chức như sau:

Tham khảo thêm:   Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BGTVT-BCA Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 60/2011/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

+ Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);

+ Phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo;

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

– Cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp;

+ Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.

– 04 hình thức bồi dưỡng bao gồm:

+ Tập sự;

+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;

+ Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý;

+ Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 1 tuần/1 năm; một tuần được tính bằng 5 ngày học, một ngày học 8 tiết).

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra cuối kì 2 HĐTNHN 8 (Có đáp án, ma trận)

– Nội dung bồi dưỡng gồm:

+ Lý luận chính trị;

+ Kiến thức quốc phòng và an ninh;

+ Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước;

+ Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp;

+ Kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 101/2017/NĐ-CP Quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *