Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 10/2017/NĐ-CP Về Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 10/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

– Theo đó, ban hành kèm theo Nghị định số 10/2017 là Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thay thế cho Quy chế ban hành tại Nghị định 82/2014.

– Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực tại Nghị định 10/NĐ-CP gồm có các nội dung về:

+ Quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Tập đoàn điện lực Việt Nam;

+ Doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận;

+ Kế hoạch tài chính, kế toán kiểm toán;

+ Giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;

+ Quản lý vốn Tập đoàn điện lực Việt Nam đầu tư vào doanh nghiệp khác.

– Ngoài ra, Nghị định 10/2017 có sửa đổi quy định trong kê khai, tính và nộp thuế giá trị gia tăng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam như sau:

+ Thực hiện khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế đối với hoạt động sản xuất điện tại địa phương nơi đóng trụ sở công ty cho các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty phát điện;

+ Công thức tính số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất điện bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ. Trong đó:

Tham khảo thêm:   Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ lớp 9 Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất

Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = sản lượng điện x giá tính thuế x thuế suất (10%).

Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.

Nội dung Nghị định 10/2017/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 10/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 4 ĐIỀU 4 NGHỊ ĐỊNH SỐ 209/2013/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 28 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

Luật thuế giá trị gia tăng.

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Nhanh tay chuyển tài khoản PUBG Mobile quốc tế sang PUBG Mobile VN để không bị reset trước ngày 31/12

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng như sau:

“4. Khai, tính và nộp thuế giá trị gia tăng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

b) Việc kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng của các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện như sau:

– Các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty phát điện thực hiện khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế đối với hoạt động sản xuất điện tại địa phương nơi đóng trụ sở công ty.

– Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất điện được xác định như sau:

Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất điện = Số thuế GTGT đầu ra Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

– Số thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:

Số thuế GTGT đầu ra = Sản lượng điện x Giá tính thuế x Thuế suất thế GTGT (10%)

Trong đó:

Sản lượng điện là sản lượng giao nhận theo đồng hồ đo đếm điện có xác nhận giữa công ty sản xuất điện với Công ty truyền tải điện và công ty mua bán điện.

Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với điện của các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện là giá bán điện cho khách hàng ghi trên hóa đơn theo hợp đồng mua bán điện.

Tham khảo thêm:   5 nhân vật Free Fire trở nên cực HOT trong bản cập nhật OB27

Trường hợp các công ty sản xuất điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty phát điện không trực tiếp bán điện cho khách hàng thì giá tính thuế giá trị gia tăng được xác định như sau:

Giá tính thuế đối với điện của các công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc là giá bán điện cho công ty mẹ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố trước ngày 31 tháng 3 hàng năm để áp dụng thống nhất nhưng không thấp hơn chi phí sản xuất điện bình quân năm trước liền kề (không bao gồm chi phí lãi vay và chênh lệch tỷ giá) của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc

Tập đoàn Điện lực Việt Nam và của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tổng công ty phát điện.

Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với công ty nhiệt điện là giá bán cho công ty mẹ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố trước ngày 31 tháng 3 hàng năm để áp dụng thống nhất nhưng không thấp hơn giá mua điện bình quân năm trước liền kề của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

– Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng”.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 10/2017/NĐ-CP Về Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *