Ngân hàng câu hỏi tập huấn Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ 6 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Ngữ văn, cùng hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về các bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
CHƯƠNG I – NHÀ Ở
Câu 1. Chương Nhà ở gồm những nội dung cơ bản nào?
A. Khái quát về nhà ở, sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở, ngôi nhà thông minh.
B. Khái quát về nhà ở, trang trí nhà ở, ngôi nhà thông minh.
C. Khái quát về nhà ở, cắm hoa trang trí, ngôi nhà thông minh.
D. Khái quát về nhà ở, xây dựng nhà ở, ngôi nhà thông minh.
Câu 2. Nội dung chương “Nhà ở” theo chương trình Công nghệ 2018 có gì mới so với chương “Trang trí nhà ở” trong chương trình Công nghệ THCS 2006?
A. Giới thiệu cho học sinh về sự phân chia các khu vực chức năng trong ngôi nhà.
B. Giới thiệu cho học sinh về quy trình xây dựng nhà ở và ngôi nhà thông minh.
C. Giới thiệu cho học sinh về một số kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam.
D. Giới thiệu cho học sinh về vai trò của nhà ở.
Câu 3. Bài “Khái quát về nhà ở” giới thiệu những kiến trúc nhà ở đặc trưng nào của Việt Nam?
A. Nhà mặt phố, nhà chung cư, nhà sàn, nhà ở nông thôn truyền thống, nhà nổi.
B. Nhà mặt phố, nhà biệt thự, nhà gỗ, nhà sàn, nhà rông.
C. Nhà ống, nhà chung cư, nhà biệt thự, nhà sàn, nhà nổi.
D. Nhà tầng, nhà chung cư, nhà sàn, nhà ở nông thôn truyền thống, nhà nổi.
Câu 4. Đâu không phải là yêu cầu cần đạt trong bài “Ngôi nhà thông minh”?
A. Mô tả được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh
B. Trình bày được nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh
C. Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả
D. Nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh
Câu 5. Hãy nối hộp chức năng “Kết nối năng lực” trong chương Nhà với năng lực nhằm hình thành và phát triển sao cho hợp lí:
1. |
a. Năng lực tự chủ và tự học |
2. |
b. Năng lực giao tiếp và hợp tác |
3. |
c. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Đáp án: 1 -b, 3 –a ; 2- c
CHƯƠNG II
Câu 6. Chủ đề Bảo quản và chế biến thực phẩm của môn Công nghệ 6 gồm những nội dung chính cơ bản nào?
A. Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đạm và chất xơ; nhóm thực phẩm giàu chất khoáng; nhóm thực phẩm giàu vitamin; nhóm thực phẩm giàu chất béo; nhóm thực phẩm giàu chất đạm; lựa chọn thực phẩm; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”
B. Một số nhóm thực phẩm chính, ăn uống khoa học; một số phương pháp bảo quản thực phẩm, một số phương pháp chế biến thực phẩm; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”
C. Một số nhóm thực phẩm chính; ăn uống khoa học; vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; thực hành chế biến món ăn có sử dụng nhiệt; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”
D. Một số nhóm thực phẩm chính, bữa ăn hợp lí, thói quen ăn uống khoa học; lựa chọn thực phẩm; bảo quản thực phẩm; chế biến thực phẩm; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”.
Câu 7. Dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương” yêu cầu HS thực hiện những nhiệm vụ nào?
A. Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình, tính toán nhu cầu dinh dưỡng của bữa ăn.
B. Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình, tính toán chi phí tài chính của bữa ăn.
C. Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình, tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chi phí tài chính cho bữa ăn?
D. Thiết kế thực đơn một ngày cho gia đình, tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chi phí tài chính cho các bữa ăn?
Câu 8. Nội dung về “Bảo quản và chế biến thực phẩm” ở môn Công nghệ của chương trình 2018 có gì mới so với nội dung về “Nấu ăn trong gia đình” trong chương trình Công nghệ THCS 2006?
A. Bảo quản thực phẩm
B. Chế biến thực phẩm
C. Thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt
D. Dự án học tập
Câu 9. Hãy nối những nội dung tương ứng về “Bảo quản và chế biến thực phẩm” trong chương trình môn Công nghệ 6 năm 2018 với nội dung “Nấu ăn trong gia đình” ở chương trình môn Công nghệ 6 năm 2006
Chương trình Công nghệ 6 năm 2006 | Chương trình Công nghệ 6 năm 2018 |
Cơ sở của ăn uống hợp lí | Thực phẩm và dinh dưỡng |
Vệ sinh an toàn thực phẩm | |
Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn | Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm |
Các phương pháp chế biến thực phẩm | |
Thực hành – Trộn hỗn hợp – Nộm rau muống | |
Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình | Dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương” |
Thực hành – Xây dựng thực đơn |
Đáp án
Câu 10. Ghép thông tin từ cột A với thông tin ở cột B và cột C sao cho phù hợp
A. Thông tin | B. Tên hộp chức năng | C. Biểu tượng |
1A. Chuyên gia dinh dưỡng là người nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm, đồng thời tư vấn cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống, giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện. Chuyên gia dinh dưỡng thường làm việc tại các bệnh viện, phòng khám y tế cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức khoẻ |
1B. Khám phá |
1C. |
2A. Ngũ cốc là tên gọi chung của năm loại cây có hạt dùng để ăn (kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ). Ngày nay, ngũ cốc là tên gọi chung của các loại cây có hạt dùng làm lương thực. |
2B. Thông tin bổ sung |
2C. |
3A. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp rán, nướng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh bép phì, tim mạch, tiều đường, … Khi chế biến không đúng cách, thực phẩm bị biến chất có khả năng gây ung thư đường tiêu hoá, dạ dày |
3C. Kết nối nghề nghiệp |
3C. |
4A. So sánh phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt về: cách làm, ưu điểm, hạn chế. |
4B. Vận dụng |
4C. |
5A. Chế biến món ăn (lựa chọn 1 trong 2 món để thực hành) Món Salad hoa quả (dành cho 3, 4 người ăn) |
5B. Luyện tập |
5C. |
6A. Quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em hay sử dụng trong một tuần. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thực phẩm của gia đình mình? |
6B. Giải nghĩa thuật ngữ |
6C. |
7A. Kể tên các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến món ăn mà gia đình em đã thực hiện. |
7B. Kết nối năng lực |
7C. |
8A. |
8B. Hộp chức năng “Thực hành” |
8C. |
Đáp án:
1A – 3C – 1C
2A – 6B – 3C
3A – 2B – 6C
4A – 7B – 2C
5A – 8B – 5C/8C
6A – 4B – 7C
7A – 1B – 4C
8A – 5B – 8C/5C
CHƯƠNG III
Câu 11. Nội dung chương III Trang phục và thời trang của môn Công nghệ 6 gồm những nội dung chính nào?
A. Vai trò, phân loại và đặc điểm của trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục; thời trang và một số phong cách thời trang.
B. Vai trò, phân loại và một số đặc điểm của trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; lựa chọn và bảo quản trang phục; thời trang và một số phong cách thời trang.
C. Một số kiểu may trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục; thời trang.
D. Một số kiểu may trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; bảo quản trang phục; thời trang.
Câu 12. Nội dung về trang phục ở môn Công nghệ của chương trình 2018 có gì mới so với nội dung về trang phục trong chương trình Công nghệ THCS 2006?
A. Một số loại vải thường dùng để may trang phục.
B. Một số đặc điểm của trang phục, cơ sở để lựa chọn trang phục, thời trang và một số phong cách thời trang.
C. Thời trang và một số phong cách thời trang.
D. Bảo quản trang phục.
Câu 13. Năng lực giao tiếp công nghệ của học sinh được thể hiện như thế nào trong TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG?
A. Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng của học sinh.
B. Đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại vải.
C. Đọc và giải nghĩa được thông tin trên các nhãn quần áo
D. Sử dụng trang phục phù hợp.
Câu 14. Năng lực đánh giá công nghệ của học sinh được thể hiện như thế nào trong sách giáo khoa?
A. Giặt quần áo bằng tay đúng cách
B. Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng của học sinh
C. Đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại vải để từ đó lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu bản thân
D. Đọc và giải nghĩa được thông tin trên các nhãn quần áo
Câu 15. Năng lực sử dụng công nghệ của học sinh được thể hiện như thế nào trong chương TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG?
A. Đọc và giải nghĩa được thông tin trên các nhãn quần áo
B. Đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại vải
C. Xác định được cái yếu tố làm thay đổi thời trang
D. Sử dụng và bảo quản được các loại trang phục đúng cách.
CHƯƠNG IV
Câu 16. Chủ đề Đồ dùng điện trong gia đình của môn Công nghệ 6 gồm những nội dung chính cơ bản nào?
A. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình; Lựa chọn và sử dụng một số đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm;
B. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình; Lắp đặt và an toàn mạch điện trong gia đình;
C. Nguyên lí làm việc của mạch điện trong gia đình; Lựa chọn và sử dụng một số đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm;
D. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một vật liệu kĩ thuật điện; Lựa chọn và sử dụng một số đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm;
Câu 17. Nội dung về đồ dùng điện trong gia đình của môn Công nghệ lớp 6 được tiếp nối với mạch nội dung nào trong môn Công nghệ ở Tiểu học?
A. Công nghệ và đời sống, sử dụng các đồ dùng điên (đèn điện, quạt điện…), an toàn với moi trường công nghệ trong gia đình
B. Thủ công kĩ thuật, lắp ghép mô hình kĩ thuật
C. Công nghệ và đời sống, hoa và cây cảnh trong đời sống
D. Thủ công kĩ thuật, làm đồ chơi dân gian.
Câu 18. Cấu trúc các bài học trong chương IV, Đồ dùng điện trong gia đình gồm có các hoạt động chính sau đây?
A. Khám phá, Thực hành, Kết nối năng lực, Vận dụng
B. Khởi động, Thực hành, Vận dụng, Mở rộng
C. Đọc hiểu, Thực hành, Vận dụng, Đánh giá
D. Mở đầu, Khám phá, Thực hành, Vận dụng
Câu 19. Chọn cụm từ dưới đây để điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:
a. bảo vệ môi trường |
b. tiết kiệm |
c. luyện tập |
d. thực tiễn |
e. vận dụng |
Dự án An toàn và tiết kiệm điện trong gia đình được thiết kế nhằm giúp học sinh …(1)… kiến thức, kĩ năng đã được học để đánh giá thực trạng sử dụng và tiêu thụ điện năng, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề xuất được các giải pháp sử dụng an toàn,tiết kiệm điện năng trong gia đình. Qua đó, kết nối các bài học trong Chương IV với …(2)…, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Ngoài ra, dự án còn góp phần giáo dục cho học sinh ý thức …(3)… thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đáp án : 1-e; 2-d; 3-a
Câu 20: Tiêu chí Nhẹ nhàng- Hấp dẫn – Thiết thực được biểu hiện thể hiện như thế nào trong Chương IV Đồ dùng điện trong gia đình. Hãy tích vào các đáp án đúng.
□ Kiến thức đưa vào chương IV phù hợp với tâm sinh lí và trải nghiệm của học sinh.
□ Nội dung kiến thức đảm bảo tính liên thông ngang, dọc. Các thuật ngữ được sử dụng trong sách đảm bảo chính xác, đơn giản, dễ hiểu.
□ Nguyên lí làm việc của các đồ dùng điện được thể hiện sâu về mặt bản chất kĩ thuật.
□ Các hoạt động định hướng trong hộp chức năng thực hành, luyện tập và vận dụng đều hướng tới hình thành các năng lực cho học sinh, đảm bảo tính thực tiễn và thiết thực.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ngân hàng câu hỏi tập huấn Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án 20 câu trắc nghiệm tập huấn SGK Công nghệ 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.