Bạn đang xem bài viết ✅ Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Lịch sử THPT Đáp án 30 câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử Module 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Lịch sử THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử trong chương trình tập huấn Mô đun 4 – GDPT 2018. Bộ câu hỏi gồm những câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn, chọn đáp án đúng nhất….

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, bài thu hoạch Mô đun 4 để có thêm kinh nghiệm, hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 4 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án trắc nghiệm cuối khoá Mô đun 4 môn Lịch sử THPT

Câu 1. Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là gì?

Kế hoạch giáo dục của nhà trường

Chương trình Giáo dục phổ thông cấp quốc gia

Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

Phát triển chương trình nhà trường

Câu 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường gồm những nhiệm vụ nào dưới đây?

Xây dựng nội dung giáo dục địa phương

Xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện chương trình

Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên

Câu 3. Lựa chọn và nối các bước ở cột bên trái tương ứng với các nội dung ở cột bên phải theo đúng tiến trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường:

Bước 1 Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học.
Bước 2 Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian thực hiện chương trình.
Bước 3 Hoàn thiện với hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành thực hiện kế hoạch.

Câu 4. Chọn thích hợp điền vào dấu (…) để hoàn thiện đoạn mô tả sau về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình. Yêu cầu khi xây dựng cần tìm hiểu chương trình GDPT 2018, phân tích điều kiện thực tiễn nhà trường để thực hiện chương trình, xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường , từ đó xây dựng khung thời gian thực hiện chương trình.

Câu 5. Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần thể hiện được các nội dung nào dưới đây?

Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học.

Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học.

Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường.

Nội dung giáo dục địa phương

Câu 6. Chọn thích hợp điền vào dấu (…) để hoàn thiện đoạn mô tả sau về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường:

Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học , nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn bao gồm xây dựng kế hoạch dạy học môn học và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Cánh diều Ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2023 - 2024

Là căn cứ quan trọng để phân công nhiệm vụ cho giáo viên bộ môn

Giúp khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Phát huy quyền tự chủ của tổ chuyên môn và của giáo viên

Là cơ sở để xây dựng chương trình giáo dục địa phương

Câu 8. Nối các cột bên trái với nội dung bên phải để có nội dung phù hợp với các nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:

Đảm bảo tính pháp lý Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn
Đảm bảo tính logic Sắp xếp các bài học theo thời gian thực hiện một cách phù hợp, chủ trong đến sự thống nhất với các món học và hoạt động giáo dục khác
Đảm bảo tính linh hoạt Kế hoạch không cứng nhắc mà có thể được thay đổi trong các trường hợp Cần thiết xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn
Đảm bảo tính khả thi Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường và các yếu tố khác

Câu 9. Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Tất cả các giáo viên trong tổ chuyên môn đều có vai trò tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn”?

Sai

Đúng

Câu 10. Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử trong năm học:

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì có thể sử dụng hình thức dự án.

Thống kê số lớp theo tình hình học sinh chọn môn học và số học sinh học chuyên đề lựa chọn theo tình hình học sinh chọn chuyên đề.

Có thể phát triển thêm các yêu cầu cần đạt của các bài học khi xây dựng phân phối chương trình nhưng phải đảm bảo các yêu cầu cần đạt được quy định.

Tên các bài học phải ghi theo đúng SGK mà địa phương lựa chọn

Câu 11. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử?

Các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử chỉ được thực hiện trong giới hạn khuôn viên của nhà trường.

Quỹ thời gian cho các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn được lấy từ tổng thời lượng dạy học môn Lịch sử.

Nên sắp xếp kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục gắn với mạch nội dung giảng dạy phù hợp để nâng cao hiệu quả.

Có thể phối hợp với các tổ chuyên môn khác để có thêm nguồn lực, thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn Lịch sử.

Câu 12. Để xác định thời lượng (số tiết) cho các bài học cụ thể trong một mạch nội dung, tổ chuyên môn cần dựa trên những căn cứ nào dưới đây?

Tham khảo Sách giáo khoa địa phương lựa chọn và các hướng dẫn kèm theo.

Số tiết dành cho mạch nội dung đó tính theo tỉ lệ quy định trong chương trình.

Tỉ lệ số tiết cho bài học đó được quy định trong chương trình.

Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học đã xác định.

Câu 13. Chọn thích hợp điền vào dấu (…) để hoàn thiện đoạn mô tả sau về xây dựng kế hoạch dạy học các chuyên đề lựa chọn:

Khi tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học các chuyên đề lựa chọn, thời gian dạy học chuyên đề cần chú ý đến sự phù hợp với phân phối chương trình các bài học Chuyên đề có tính chất nâng cao và định hướng nghề nghiệp vì thế việc sắp xếp kế hoạch dạy các chuyên đề lựa chọn nên để sau khi học sinh học xong mạch kiến thức hỗ trợ cho chuyên đề đó. Việc lên kế hoạch cũng cần có sự liên kết chặt chẽ với các tổ chuyên môn khác để tránh sự chồng chéo.

Câu 14. Nối các bước và nội dung phù hợp với các bước đó trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Kiểm tra về thơ Soạn văn 9 tập 2 bài 26 (trang 96)
Phân tích đặc điểm tình hình Phân tích tình hình học sinh, giáo viên, tình hình thiết bị dạy học, phòng học, địa điểm có thể tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục
Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục Xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch các chuyên đề lựa chọn, các bài kiểm tra, đánh giá định kì, các nội dung khác
Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn Rà soát lại các nhiệm vụ để có bản dự thảo hoàn thiện
Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn Trình Hiệu trưởng nhà trường xem xét phê duyệt, tổ chức phân công nhiệm vụ để thực hiện

Câu 15. Căn cứ trực tiếp để xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên là

kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn.

kế hoạch giáo dục của nhà trường

kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhiệm vụ được phân công.

khung kế hoạch thực hiện các nội dung

Câu 16. Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Kế hoạch giáo dục của giáo viên thể hiện sự cá nhân hóa kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo nhiệm vụ được phân công và là căn cứ quan trọng để giáo viên đó xây dựng kế hoạch bài dạy”?

Sai

Đúng

Câu 17. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên?

Giáo viên có thể xây dựng các kế hoạch khác của cá nhân ngoài giảng dạy.

Tên bài học và số tiết cần ghi đúng với kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

Kế hoạch cần được tổ trưởng chuyên môn phê duyệt trước khi áp dụng.

Việc thực hiện kế hoạch có thể linh động tùy theo tình hình thực tiễn.

Câu 18. Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc xây dựng kế hoạch bài dạy?

Căn cứ trên kế hoạch giáo dục của tổ và kế hoạch giáo dục của cá nhân.

Được xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị lên lớp.

Là sản phẩm mang tính cá nhân của mỗi giáo viên.

Phải được sự phê duyệt của tổ trưởng chuyên môn trước khi lên lớp.

Câu 19. Nguyên tắc nào dưới đây không vận dụng trong xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông?

Đảm bảo sự đa dạng về hình thức và phương pháp dạy học.

Đảm bảo tính linh hoạt.

Đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo viên và tính tích cực học tập của học sinh.

Sử dụng được cho nhiều lớp học khác nhau.

Câu 20. Điểm khác biệt nhất khi xây dựng kế hoạch bài dạy Lịch sử theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh so với xây dựng kế hoạch bài dạy trước đây là

tăng cường các câu hỏi đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

mục tiêu bài học được xác định theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

chỉ ra được mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ.

trình bày rõ ràng các hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh.

Câu 21. Những căn cứ nào dưới đây được sử dụng để xác định mục tiêu của bài dạy?

Đặc điểm nội dung kiến thức, điều kiện dạy học.

Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học.

Đặc điểm của đối tượng học sinh.

Khung kế hoạch thực hiện chương trình của nhà trường.

Câu 22. Sắp xếp các bước dưới đây theo quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

1 – Xác định mục tiêu bài dạy

2 – Xác định chuỗi hoạt động học

3 – Phát triển các hoạt động dạy học cụ thể

4 – Hoàn thiện kế hoạch bài dạy

Câu 23. Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch bài dạy môn Lịch sử?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về con mèo 2 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Một hoạt động dạy học có thể hướng đến hình thành và phát triển nhiều thành phần phẩm chất và năng lực khác nhau.

Mục tiêu phải được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể quan sát, đánh giá được.

Mục tiêu phải được xác định phải giống nhau đối với các lớp mà giáo viên phụ trách giảng dạy.

Các mục tiêu phẩm chất, năng lực có thể khác nhau phụ thuộc vào cách thức dạy học của giáo viên.

Câu 24. Nối các cột dưới đây để có sự phù hợp giữa mỗi hoạt động được tổ chức trong bài dạy và ý nghĩa của nó:

Mở đầu Tạo hứng thú học tập, kết nối kiến thức cũ và mới, định hướng các vấn đề cần giải quyết trong bài học.
Hình thành kiến thức mới Hình thành, phát triển các kiến thức, kĩ năng mới cho học sinh.
Luyện tập Rèn luyện, ôn tập lại, hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng đã phát triển qua hoạt động hình thành kiến thức.
Vận dụng Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn, đặc biệt là các vấn đề gắn thực tiễn.

Câu 25. Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Hoạt động luyện tập có thể được xem như một hình thức đánh giá quá trình”?

Sai

Đúng

Câu 26. Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG phải là biểu hiện của thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử (thuộc năng lực lịch sử)?

Khả năng kết nối quá khứ với hiện tại.

Khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

Mô tả, trình bày diễn trình của các sự kiện, nhân vật lịch sử.

Xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG phải là biểu hiện của thành phần năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học (thuộc năng lực lịch sử)?

Phân biệt được các loại hình tư liệu lịch sử.

Vận dụng kiến thức lịch sử để lý giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo.

Có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

Câu 28. Trong dạy học Lịch sử, sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có ưu thế trong việc phát triển năng lực nào của bộ môn Lịch sử?

Năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

Năng lực tìm hiểu lịch sử.

Năng lực tự chủ và tự học.

Câu 29. Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, các mảnh ghép trong dạy học Lịch sử sẽ góp phần phát triển năng lực chung nào của học sinh?

Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

Năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực tự chủ và tự học.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Câu 30. Các mức độ dưới đây mô tả tiêu chí nào trong phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH?

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Lịch sử THPT Đáp án 30 câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử Module 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *