Bạn đang xem bài viết ✅ Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả lòng mình khi mùa xuân đến Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt KNTT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả lòng mình khi mùa xuân đến là câu hỏi 3 thuộc trang 110 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đề bài: Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả lòng mình khi mùa xuân đến.

Cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình – Mẫu 1

Tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến một cách trực tiếp “Tôi yêu…” hay qua những câu văn so sánh “thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung…”, “như lòng mình say sưa một cái gì đó”… Từ đó, vẻ đẹp của mùa xuân hiện lên vô cùng chân thực, sinh động và tinh tế.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán 3 sách Cánh diều Đáp án 15 câu hỏi tập huấn SGK Toán lớp 3 năm 2022 - 2023

Cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình – Mẫu 2

– Tác giả bộc lộ trực tiếp tình yêu mùa xuân, thiên nhiên: “ Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. ”

– Tác giả đã diễn tả cảm giác của lòng mình qua các so sánh độc đáo, thú vị:

  • “thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống. ”
  • “Nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành các lá nhỏ lí tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.
  • “Y như những con vật phải nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn”

– Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều động từ nhằm góp phần diễn tả cảm xúc: phát điên lên, không chịu được, “sống” lại,….

– Các từ ngữ cảm thán, giúp bộc lộ cảm xúc: Tôi yêu…; Ai cũng muốn yêu thương…; Đẹp quá đi…

Bố cục văn bản Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “người mê luyến mùa xuân”. Tình cảm của con người với mùa xuân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “bướm ra ràng mở hội liên hoan”. Cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân.
  • Phần 3. Còn lại. Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.
Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả lòng mình khi mùa xuân đến Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt KNTT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *