Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài thu hoạch phòng cháy chữa cháy mới nhất Bài thu hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài thu hoạch phòng cháy chữa cháy gồm 2 mẫu, giúp các bạn tham khảo để viết bài thu hoạch công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Khi viết bài thu hoạch các bạn cần ghi rõ họ tên, năm sinh, đơn vị công tác và trả lời đầy đủ các câu hỏi thu hoạch.

Công tác phòng cháy chữa cháy có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình, xã hội. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện bài thu hoạch của mình:

Bài thu hoạch phòng cháy chữa cháy – Mẫu 1

BÀI THU HOẠCH
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ

Tên tôi là:…………………………………………………………………………

Năm sinh: ………………………………………………………………………………………..

Đơn vị công tác:……………………………………………………………………

Đã tập huấn nghiệp vụ PCCC tại Hội trường UBND huyện ……………… Tôi xin trả lời bài thu hoạch như sau:

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết nội dung các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc Phụ lục II – Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/2014 của Chính phủ?

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu nội dung danh mục dự án, công trình do Cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ?

Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ và trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ?

Gợi ý trả lời

Trả lời câu 1: Nội dung các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc Phụ lục II – Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/2014 của Chính phủ được quy định tại Khoản 1 điều 07 Nghị định 79/2014/NĐ-CP:Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Trả lời câu 2: Nội dung danh mục dự án, công trình do Cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ:

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH DO CƠ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)

1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.

2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.

3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.

4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

Tham khảo thêm:   Toán 10 Bài 1: Không gian mẫu và biến cố Giải SGK Toán 10 trang 80 - Tập 2 sách Chân trời sáng tạo

7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.

8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.

9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.

10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.

15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.

17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện…) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.

18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

Trả lời câu 3: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ và trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 30. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng, khối lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc di chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

8. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 31. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định;

b) Không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ của các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ra môi trường xung quanh;

b) Không có phương án hoặc thiết bị xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và các chất lỏng dễ cháy khác.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép;

b) San, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng nguy hiểm cháy nổ.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định đối với hành vi quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều này.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lý Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án) Đề thi thử môn Địa THPT Quốc gia 2018

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài thu hoạch phòng cháy chữa cháy – Mẫu 2

BÀI THU HOẠCH
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Họ và tên:……………………………………………

Năm sinh: ………………….- Giới tính: ……………

Đơn vị:…………………………………………………

Câu 1. Anh chị hãy cho biết điều kiên an toàn PCCC đối với cơ sở và hộ gia đình? Với cương vị của mình anh chị hãy làm gì để đảm bảo an toàn cháy nỗ tại nơi làm việc và nơi ở của mình?

Câu 2. Anh chị hãy trình bày cách sử dụng bình bột chữa cháy MFZ và bình khí chữa cháy CO2? Nêu quy trình cứu chữa vụ cháy và thoát nạn?

BÀI LÀM

Câu 1:

a. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

Theo Điều 7 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:

1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

b. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

3. Có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.

* Liên hệ bản thân:

+ Bản thân tôi là một giáo viên phải luôn tuân thủ nghiêm túc chấp hành các nội quy, quy định của nhà nước về PCCC.

+ Tham mưu, đê xuất các giải pháp tích cực cho BGH, Đội PCCC trong đơn vị. Trong đơn vị phải lập được sơ đồ về PCCC một cách khoa học và có hiệu quả nhất nếu như có hoả hoạn xảy ra.

+ Thường xuyên tuyên truyền về công tác PCCC đến toàn thể CB, GV, NV, học sinh.

+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cá nhân và tập thể về pháp luật và cách PCCC. Và biết cách sắp xếp các đồ dung cá nhân cũng như tập thể một cách có khoa học để hạn chế tối đa về các vụ cháy.

+ Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

+ Thường xuyên tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác được trang bị.

+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

+ Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làm việc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan,tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Tham khảo thêm:   Công văn 3915/VPCP-QHQT Danh mục dự án vận động vay vốn Quỹ EDCF Hàn Quốc

+ Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.

Câu 2:

a. Cách sử dụng bình bột chữa cháy MFZ.

1. Đối với loại xách tay:

– Chuyển bình tới gần địa điểm cháy.

– Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).

– Giật chốt hãm kẹp chì.

– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.

– Giữ bình ở khoảng cách 4 – 1,5 m tuỳ loại bình.

– Bóp van để bột chữa cháy phun ra.

– Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

2. Đối với bình xe đẩy:

– Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.

– Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.

– Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Chú ý

– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).

– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

b. Cách sử dụng bình khí chữa cháy CO_2:

Khi xảy ra cháy, xách bình chữa cháy CO_2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO_2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790 C. Khi phun vào đám cháy CO_2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Chú ý:

– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng.

– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

– Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.

– Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.

– Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

c. Quy trình cứu chữa vụ cháy:

Bước 1: Bình tĩnh xử lý khi có cháy nổ (bước quan trọng nhất).

– Khi biết cháy cần xác định nhanh điểm xảy ra cháy

– Nhanh chóng đưa ra các giải pháp để chữa cháy chống cháy.

– Cần thứ tự được các việc cần làm.

Bước 2: Báo động bằng những cách nhanh nhất để mọi người biết như:

– Hô hoán mọi người thông báo cho nhau.

– Thông báo qua nhanh gọn qua loa truyền thanh.

– Nhấn nút chuông của hệ thống báo cháy…

Bước 3: Lập tức ngắt điện toàn khu vực bị cháy

– Cắt cầu dao điện ngay khi có thể .

– Ngắt aptomat.

– Nhớ là phải dùng dụng cụ như kìm điện, ủng, găng cách điện để cắt điện để tránh nguy cơ bị điện giật.

Bước 4: Báo ngay có lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) bằng cách gọi 114 từ điện thoại di động hoặc điện thoại bàn, hãy dùng cách nào nhanh nhất có thể

Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn gần nhất để dập cháy

– Bình bột chữa cháy, bình chữa cháy khí CO2, bình chữa cháy Foam…

– Mền chữa cháy, cát.

– Nước (tránh dùng nước khi chất cháy là dầu, xăng…các loại có tỷ trọng nhẹ hơn nước)

– Trường hợp đặc biệt nếu có vòi chữa cháy và lăng trụ phun nước thì nhanh chóng kéo vòi và phun vào đám cháy.

Bước 6: Cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát được đám cháy.

Bước 7: Di chuyển các tài sản hàng hóa lưu động và các chất dễ cháy ra nơi an toàn

– Tạo khoảng cách chống cháy lan

d. Quy trình thoát nạn:

– Bình tĩnh suy xét tình hình.

– Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn hoặc nghe thông báo.

– Nếu không được: Tìm các lối thoát sang phòng khác; di chuyển ra ban công, cửa sổ.

– Báo hiệu kêu to cho moi người tới cứu.

– Gọi điện thoại theo số 114; 115; 113 hoặc người thân để thông báo vị trí đang bị nạn.

– Nếu khói lọt vào phòng, lấy rèm cửa hoặc giẻ lau nhúng nước để cho kín khe hở.

– Khi mở cửa phòng, cần kiểm tra nhiệt độ trước khi mở. Khi mở nên tránh người sang một bên để đề phòng lửa tạt.

– Khi thoát nạn phải di chuyển cạnh khu vực tường và gần cửa sổ. Phải trấn tỉnh và hướng dẫn cho mọi người thực hiên theo, sử dụng cầu thang bộ không sử dụng cầu thang máy.

– Khói và không khí nóng có thể cả trở sụ thoát nạn, cần phải bò cúi, lom khom sát đất.

– Dùng quần áo, chăn nhúng nước choàng lên đầu, lên người khi thoát nạn.

– Không lẫn trốn trong tủ quần áo, gầm giường, bồn tắm.

– Tìm các loại dây, tấm rèm, ga hoặc quần áo buộc lại để tụt xuống đất. Tuyệt đối không nhảy, trừ khi có đệm hoặc lưới ở phía dưới./.

………., ngày …. tháng …. năm 20…

Người làm bài thu hoạch
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài thu hoạch phòng cháy chữa cháy mới nhất Bài thu hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *