Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa môn Vật lý THPT Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Vật lí THPT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa môn Vật lý THPT Mô đun 3 là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Mạch dao động – Vật lí lớp 12, thời lượng 1 tiết.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm môn Toán, Ngữ văn, Địa lý, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Vật lí 12 Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: MẠCH DAO ĐỘNG
VẬT LÝ 12
Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:…………………………………….

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Giải quyết vấn đề vật lý Giải thích được sự biến thiên điều hoà của điện tích trong mạch dao động 1
sự biến thiên qua lại giữa năng lượng điện trường 2
năng lượng từ trường 3
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực giao tiếp và hợp tác Trao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học tập theo yêu cầu
Giải quyết vấn đề và sáng tạo Sử dụng được các kiến thức để ứng dụng trong thực tế và đời sống.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Bài giảng Powerpoint có kèm Mô hình mạch dao động, máy dao động kí.

– Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Mạch dao động là gì? Thế nào là mạch dao động lí tưởng?

Câu 2: Muốn mạch dao động hoạt động, ta cần làm gì?

Câu 3: Quan sát sơ đồ mạch điện của mạch dao động điện từ như hình vẽ

a. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đóng k vào chốt 1?

b. Hiện tượng gì xảy ra khi đóng K vào chốt 2?

Phiếu học tập số 1

Phiếu học tập số 2

Đọc mục II.1 SGK trang 105 và trả lời các câu hỏi

Câu 1: Nêu quy luật biến thiên điện tích của một bản tụ nhất định?

Câu 2: Nêu công thức tính tần sô góc?

Câu 3: Nêu định nghĩa cường độ dòng điện? Từ đó, xây dựng phương trình cường độ dòng điện và nhận xét sự biến thiên của điện tích và cường độ dòng điện theo thời gian?

Câu 4: Xác định biểu thức tính cường độ đong điện cực đại? Nhận xét mối liên hệ về pha giữa điện tích và cường động dòng điện? Xây dựng CT độc lập thời gian liên hệ giữa q và i

Câu 5: Hãy vẽ đồ thị biểu diễn các hàm số q(t) và i(t) ở các công thức (20.1 SGK) và (20.3 SGK) ứng với φ = 0 trên cùng một hệ trục tọa độ.

Phiếu học tập số 3

Câu 1. Định nghĩa dao động điện từ tự do.

Câu 2: Từ biểu thức tần số góc, hãy xây dựng biểu thức tính tần số và chu kì của mạch dao động?

Phiếu học tập số 4

Câu 1: Khi một tụ điện được tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng, gọi là năng lượng gì? Năng lượng này có biến thiên không?

Câu 2: Khi có một dòng điện chạy qua một cuộn cảm thì từ trường trong cuộn cảm sẽ dự trữ một năng lượng, gọi là năng lượng gì? Năng lượng này có biến thiên không?

Câu 3: Năng lượng trong toàn mạch dao động gọi là năng lượng điện từ, và trong mạch dao động có cả tụ điện và cuộn dây. Vậy, năng lượng điện từ là gì? Nếu không có sự tiêu hao năng lượng thì năng lượng điện từ sẽ như thế nào?

2. Học sinh

  • Các khái niệm về dòng điện một chiều, dòng điện biến thiên và định luật Jun.
  • Các tính chất của hàm điều hoà (hàm sin hay cosin).
  • Sách giáo khoa, vở, giấy nháp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu (STT YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

mạch dao động được cấu tạo như thế nào

DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm.

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

– Tìm hiểu các khái niệm về mạch dao động và định luật biến thiên của điện tích và cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng

– Tìm hiểu định nghĩa dao động điện từ tự do, chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động

– Tìm hiểu về năng lượng điện từ của mạch dao động

DH trải nghiệm. DH theo nhóm

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(2)

Yêu cầu HS lập bảng so sánh sự tương đồng giữa các đại lượng trong dao động cơ học với dao động điện từ.

DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

Phương pháp: KT viết, đánh giá qua sản phẩm của HS

Công cụ: Thang đo

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(1)

(2)

Cho HS tìm tòi ứng dụng của mạch giao động trong cuộc sống

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Câu hỏi (tự cho các câu hỏi liên quan)

2. Bài tập (tự cho các bài tập liên quan)

3. Thang đo

Biểu hiện Đánh giá (thang điểm 10)

– Viết được:

Dao động cơ: x = Acos(ωt + φ)

Dao động điện: q = q0cos(ωt + φ)

Đại lượng cơ: x → A

Đại lượng điện: Q → q0.

3 điểm

Viết thêm được

Dao động cơ: v = x’ = -ωAsin(ωt + φ)

Dao động điện: i = q’ = -ωq0sin(ωt + φ)

Đại lượng cơ: v → vmax = Aω

Đại lượng điện: I →= ω.q0

4 điểm

Viết thêm được

Dao động cơ: ω=sqrt{frac{k}{m}}

A^2=x^2+frac{v^2}{ω^2}

W = Wđ + Wt

Dao động điện: ω=frac{1}{sqrt{LC}}

q_{2}^{0} =q^{2} +frac{i^{2} }{ω^{2} }

W = Wđ + Wt.

Đại lượng cơ: m

k

Wđ

Wt

Đại lượng điện: L

1/C

Wt (WL)

Wđ (WC)

3 điểm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa môn Vật lý THPT Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Vật lí THPT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code Construction Tycoon

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *