Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học Mô đun 3 Giáo án minh họa môn HĐTN Tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy của chủ đề Em và những người bạn.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch bài dạy môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 3

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
(Tiết 1)
PHƯƠNG THỨC CÓ TÍNH KHÁM PHÁ
Sinh hoạt theo chủ đề: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA EM VÀ CỦA BẠN

I. MỤC TIÊU.

1. Năng lực đặc thù:

a. Mục tiêu hướng vào bản thân

  • Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân.
  • Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.
  • Thể hiện được sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bằng một số lời nói, hành động cụ thể.
  • Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.

b. Mục tiêu hướng đến xã hội

  • Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.
  • Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

2. Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo
  • Tự chủ và tự học

3. Phẩm chất:

  • Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.
  • Trách nhiệm học tập
  • Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.
  • Nhân ái

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Bút chì; Bộ thẻ cảm xúc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

A .Mục tiêu của chủ đề

B. Ma trận đánh giá

Hoạt động (TG) Mục tiêu Hình thức/Phương pháp Phương pháp ĐG Công cụ đánh giá Cách thực hiện (tự ĐG, ĐG đồng đẳng…)
(Ghi rõ thứ tự và tên hoạt động) (Ghi đầy đủ mục tiêu của HĐ: Năng lực sinh học, năng lực chung, phẩm chất) (Tên Hình thức/PP) (Ghi rõ tên PPĐG) (Ghi rõ tên CCĐG)

1. Trò chơi “Chuyền hoa”

Mục tiêu:

– Khởi động tạo hứng thú cho HS

Phương pháp:

– Trò chơi

Quan sát

Câu hỏi

ĐG đồng đẳng

2. Mô tả hình dáng của em

Mục tiêu:

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của em.

Phương pháp:

– Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

Quan sát, hỏi đáp

Phiếu (Vở bài tập/GKG)

ĐG đẳng đồng

3. Mô tả hình dáng bạn và so sánh hình dáng của em với hình dáng của bạn.

Mục tiêu:

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của bạn em.

– Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

– Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

Phương pháp:

– Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

– Quan sát, hỏi đáp, viết

Bảng ghi chép

Sản phẩm

ĐG đẳng đồng

4. Những việc làm của bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn

Mục tiêu:

– Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

– Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

Phương pháp:

– Phỏng vấn

Hỏi đáp

Câu hỏi

ĐG đồng đẳng

5. Đánh giá “ Sự tự tin và trung thực”

Mục tiêu:

– Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

Phương pháp:

– Trắc nghiệm

Viết

Bảng kiểm

Tự đánh giá

Tham khảo thêm:   Toán 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất Giải Toán lớp 3 trang 85 sách Chân trời sáng tạo - Tập 2

C. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch

1. Hoạt động nhận diện- khám phá:

2. Hoạt động chiêm nghiệm – kết nối

3. Hoạt động thực hành/luyện tập

4. Hoạt động Vận dụng, mở rộng

GHI CHÚ:

– Mỗi HĐ cần thiết kế và trình bày các công cụ ĐG của hoạt động đó,

– Đánh số thứ tự các công cụ

– Thiết kế bộ công cụ đảm bảo các điều kiện sau: Thiết kế công cụ cho tối thiểu 2 hoạt động, nhưng phải đảm bảo có từ có 3 – 5 công cụ đánh giá.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Lớp 1; STCT: 01; TUẦN 01

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

(Tiết 1)

PHƯƠNG THỨC CÓ TÍNH KHÁM PHÁ

Sinh hoạt theo chủ đề: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA EM VÀ CỦA BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

a. Mục tiêu hướng vào bản thân

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân: NLĐT1

– Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

– Thể hiện được sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bằng một số lời nói, hành động cụ thể.

– Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.

b. Mục tiêu hướng đến xã hội

– Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

– Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

2. Năng lực chung:

– Giao tiếp và hợp tác

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo

– Tự chủ và tự học

3. Phẩm chất:

– Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học 9 đề - Có hướng dẫn

– Trách nhiệm học tập

– Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

– Nhân ái

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Bút chì; Bộ thẻ cảm xúc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Thời gian Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thiết bị và ĐDDH

3’

1.Khởi động: Trò chơi “Chuyền hoa”

Mục tiêu:

– Khởi động tạo hứng thú cho HS

Phương pháp:

– Trò chơi

* Cách tiến hành

*Bước 1:

– GV tổ chức trò chơi Chuyền hoa để học sinh làm quen với nhau.

*Bước 2: Cả lớp sẽ đứng thành vòng tròn. GV sẽ bắt nhịp một bài hát quen thuộc, cả lớp cùng hát theo và chuyền bông hoa đi. Khi bài hát kết thúc, bông hoa được chuyền đến bạn nào thì bạn đó sẽ giới thiệu về tên của mình cho cả lớp nghe.

*Bước 3: GV nhận xét

– HS tham gia trò chơi và thực hiện nhiệm vụ.

Hoa nhựa

9’

2.Khám phá: Mô tả hình dáng của em

Mục tiêu:

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của em.

Phương pháp:

– Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

*Cách tiến hành:

*Bước 1:

– GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm đôi quan sát mình trong gương và gợi ý bằng những câu hỏi như: Em thấy hình dáng mình thế nào? Mái tóc, khuôn mặt, màu da, mũi, miệng, nụ cười,… trông ra sao?

*Bước 2:

– Sau khi HS soi gương, GV hướng dẫn HS trong từng nhóm mô tả hình dáng của mình cho người kia và ngược lại.

– GV yêu cầu HS vẽ lại khuôn mặt kèm mái tóc của em vào Vở bài tập.

*Bước 3:

– GV kết hợp gọi một vài HS lên bảng giới thiệu sản phẩm và mô tả hình dáng bên ngoài của mình.

– HS quan sát mình trong gương.

– HS trong từng nhóm mô tả hình dáng của mình cho người kia và ngược lại.

– HS vẽ theo yêu cầu.

– HS giới thiệu sản phẩm và mô tả hình dáng bên ngoài của mình.

Gương soi

Vở bài tập

15’

3. Luyện tập: Mô tả hình dáng bạn và so sánh hình dáng của em với hình dáng của bạn.

Mục tiêu:

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của bạn em.

– Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

– Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

Phương pháp:

– Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

Hoạt động 1: Quan sát và mô tả hình dáng bên ngoài của một bạn trong lớp

* Cách tiến hành:

*Bước 1:

– GV hướng dẫn cả lớp tham gia trò chơi Kết bạn. GV sẽ nói: Kết bạn, kết bạn. HS sẽ trả lời Kết mấy? Kết mấy? Lúc này GV sẽ yêu cầu HS kết hai để tạo thành những nhóm đôi.

*Bước 2:

– GV hướng dẫn HS quan sát kĩ bạn của mình trong từng nhóm đôi.

– GV hướng dẫn HS thảo luận và góp ý cho nhau để chuẩn bị phần trình bày của mình.

*Bước 3:

– GV gọi một vài cặp HS để trình bày trước lớp.

*Bước 4: GV nhận xét

Hoạt động 2: Hình dáng của em và của bạn có điểm gì giống nhau và khác nhau?

* Cách tiến hành:

* Bước 1:

– GV tổ chức làm nhóm đôi đánh dấu x vào những đặc điểm khác nhau của em và bạn mình để giúp HS nhận ra sự khác nhau, giống nhau về hình dáng bên ngoài của các em. (trong Vở BT /trang 6)

* Bước 2:

– HS thực hành.

* Bước 3:

– GV nhận xét

– HS tham gia trò chơi

– HS làm việc theo nhóm đôi.

– HS chú ý lắng nghe.

– HS trình bày.

– HS làm vào Vở BT/Trang 6

Vở bài tập

5’

4. Mở rộng:Những việc làm của bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn

Mục tiêu:

– Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

– Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

Phương pháp:

– Phỏng vấn

4.3 Cách tiến hành:

* Bước 1:

– GV hướng dẫn HS thử làm MC nhí và đi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn.

*Bước 2:

– GV gợi ý cho những HS còn lại trong lớp trả lời phỏng vấn về những việc bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn.

*Bước 3:

– GV nhận xét

– HS thử làm MC.

– HS trình bày.

Micrô

5’

5. Đánh giá: Sự tự tin và trung thực

Mục tiêu:

– Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

Phương pháp:

– Trắc nghiệm

* Cách tiến hành:

*Bước 1:

– GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để học sinh làm quen với việc đánh giá.

*Bước 2:

– HS thực hành đánh giá theo bảng sau

*Bước 3:

– GV tổng kết

– HS thực hiện.

Phiếu học tập

1’

* Kết nối:

– GV cho HS xem một đoạn clip ngắn về phim Doraemon và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu xem bạn Nobita và Doraemon có sở thích gì?

– HS lắng nghe nhiệm vụ

Tham khảo thêm:   Toán 3: Luyện tập Giải Toán lớp 3 trang 20, 21 sách Cánh diều - Tập 2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học Mô đun 3 Giáo án minh họa môn HĐTN Tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *