Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT Mô đun 3 là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Văn hóa ứng xử nơi công cộng.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 Mô đun 3

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HĐHN – LỚP 10
Chủ đề: VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG.

1. Yêu cầu cần đạt

Sau chủ đề học sinh có thể hiểu được những hành vi nào là có văn hóa hành vi nào là vô văn; Đánh giá được hành vi của bản thân và những người xung quanh hóa điều chỉnh bản thân từ đó tạo cho mình những hành vi chuẩn mực, có văn hóa ở nơi công cộng;Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện các hành vi văn hóa nơi công cộng.

2. Đối tượng tham gia

– Đối tượng: học sinh lớp 10.

– Quy mô tổ chức: Theo lớp

– Địa điểm: trong lớp học.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên

– Một số tình huống thường gặp liên quan đến ứng xử nơi công cộng.

– Phương tiện: máy chiếu, máy tính, bảng nhóm, giá treo, không gian hoạt động, …

Tham khảo thêm:   Thông tư số 83/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu

– Đồ dùng: giấy A0, A4, bút dạ, giấy màu, kéo, băng dính.

2. Hoạt động

Hoạt động 1: khởi động

– GV cho cả lớp ổn định rồichơi trò chơi : “Đếm chân”.

Hoạt động 2: nhận biết hành vi văn hóa ở nơi công cộng

– GV: phát phiếu học tập (giấy A4) cho các nhóm (3 nhóm) thảo luận các câu hỏi có sẵn (5 phút).

? Những nơi nào được gọi là không gian công cộng?

? Những hành vi nào gọi là văn hóa ở khôn gian đó?

– HS: đại diện các nhóm lên treo đáp án lên bảng và trình bày kết quả.

– Các nhóm khác cho nhận xét.

– GV: kết luận, đánh giá.

Hoạt động 3: đánh giá hành vi văn hóa

– GV: dùng máy chiếu đưa một số tình huống hoặc hình ảnh liên quan đến hành vi văn hóa nơi công cộng (dắt cụ già qua đường, nhặt rác vào thùng, nhường chỗ ngồi cho cụ già, trẻ em trên xe buýt, …).

– Cho HS đánh giá về những hành vi đó. Liên hệ bản thân.

– HS khác bổ sung, góp ý.

– GV: kết luận.

Hoạt động 4: rèn kĩ năng nói đủ nghe

– GV: yêu cầu mỗi nhóm cử 3 HS lên làm 3 nhóm. Mỗi nhóm nói chuyện về 1 chủ đề nào đó trong 3 phút mà không làm ảnh hưởng đến nhóm bên cạnh.

– Tiếp theo, GV gộp nhóm 1 với nhóm 2 lại để thành nhóm 6 người. Các nhóm nói chuyện trong khoảng 3 phút.

– GV: cho HS nhận xét về hành vi của từng nhóm (nhận xét chéo nhau).

– GV cùng học sinh đưa ra cách nói chuyện hợp lí nhất khi ở nơi công cộng: nói đủ nghe để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

Tham khảo thêm:   Bài viết số 3 lớp 6 đề 6: Kể về thầy giáo (cô giáo) của em Dàn ý & 8 mẫu bài viết số 3 lớp 6 đề 6

– GV: kết luận.

Hoạt động 5: nhắc nhở cùng thực hiện

GV: cho 3 nhóm thảo luận về cách nhắc nhở người khác khi gặp những tình huống thiếu văn hóa nơi công cộng: vứt rác bừa bãi, nói to trong nhà hang, nói chuyện điện thoại to khi xem phim trong rạp, chen lấn khi lên xe buýt, …

– HS: thảo luận (5 phút), trình bày cách nhắc nhở.

– Nhóm khác đóng góp ý kiến.

– GV: kết luận.

Hoạt động 6: hướng dẫn tự đánh giá

– GV: đưa ra một số tiêu chí để HS tự đánh giá bản thân trong đời sống và học tập:

+ Sự tự giác trong ứng xử có văn hóa nơi cộng cộng của em

+ Ý thức tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng làm theo.

+ Sự hợp tác, giúp đỡ lần nhau trong cuộc sống và học tập.

– GV: hướng dẫn HS tự đánh giá theo 3 thang điểm:

+ 1 điểm: thực hiện chưa tốt.

+ 2 điểm: thực hiện khá tốt.

+ 3 điểm: thực hiện tốt.

Hoạt động 7: góp ý và học hỏi

– GV: Đưa ra một tình huống cụ thể về hành vi chưa có văn hóa nơi công cộng, cho HS trả lời câu hỏi:

? Trong tình huống này, em ứng xử, góp ý như thế nào ?

? Em nên học tập và rút kinh nghiệm gì qua tình huống đó ?

– HS: trình bày cách ứng xử, chia sẻ.

Hoạt động 8: đánh giá của GV

– GV: nhận xét, đánh giá chung từng tổ. Tuyên dương ý thức của từng cá nhân HS tích cực trong các hoạt động. Góp ý cho một số HS chưa tích cực, tự giác trong hoạt động.

PHIẾU QUAN SÁT GV ĐÁNH GIÁ HS

Tên hoạt động: VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG.

Họ và tên HS: …………………………….. Lớp: ………… Tổ:………..

Tham khảo thêm:   Từ vựng tiếng Anh về đồ ăn Tiếng Anh về đồ ăn
Nội dung quan sát (hoạt động 3) Mức độ tham gia thực hiện HĐ
Rất tốt Tốt Chưa tốt
Lắng nghe ý kiến của người khác
Trình bày ý kiến của bản thân
Khả năng phản biện ý kiến

Ghi chú: Đánh dấu X vào ô tương ứng.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC SINH

Họ tên người được đánh giá: …………………………………….. Nhóm: ………………

Họ tên người đánh giá: ………………………………………………. (nhóm trưởng)

Hoạt động Nội dung Tiêu chí Mức độ
Đạt Chưa đạt
1Khởi động Tạo hứng thú, tâm thế về chủ đề Tích cực tham gia vào hoạt động
2Thảo luận nhóm Xác định được những không gian công cộng Tích cực tham gia vào hoạt động
Chỉ ra được không gian công cộng
Chỉ ra được hành vi văn hóa nơi công cộng
3Trình chiếu video, tranh ảnh, liên hệ Đánh giá được những hành vi ứng xử văn hóa trong thực tiễn Tích cực tham gia vào hoạt động
Nhận diện các hành vi có văn hóa
Nhận diện các hành vi thiếu văn hóa
Kể được một số hành vi có văn hóa của bản thân nơi công cộng
4Sân khấu hóa Rèn kĩ năng nói đủ nghe cho HS Tích cực tham gia vào hoạt động
Thực hiện đúng mục tiêu chủ đề của hoạt động

Ghi chú: Đánh dấu X vào ô tương ứng.

– Đạt: tham gia tích cực, chủ động.

– Chưa đạt: không tham gia hoặc tham gia nhưng chưa chủ động.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp THPT Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *