Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa môn Địa lý THPT Mô đun 2 Giáo án minh họa môn Địa lý THPT – Mô đun 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa môn Địa lý THPT là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 2, giúp thây cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ Văn, Vật lý THPT. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Bảng ma trận kết nối giữa năng lực, yêu cầu môn Địa lý

Bảng ma trận kết nối giữa năng lực, yêu cầu cần đạt với nội dung và phương pháp, kĩ thuật dạy học trong môn Địa lí 12 Chuyên đề: Dân số (trang 29 – 30, Chương trình môn Địa lí 2018)

Năng lực địa lí Yêu cầu cần đạt Nội dung PP, KTDH, HTDH

Nhận thức khoa học Địa lí

– Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.

– Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số.

– Đặc điểm dân số nước ta.

– Thế mạnh và hạn chế về dân số.

– Chiến lược phát triển dân số.

– PP: Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học đóng vai.

– KTDH: Kĩ thuật tranh luận, kĩ thuật công đoạn, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật “hỏi chuyên gia”.

– HTDH: Dạy học trên lớp.

Tìm hiểu Địa lí

– Sử dụng được Atlat Địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét, giải thích về đặc điểm dân số Việt Nam.

– Liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương.

– Vẽ được biểu đồ về sự biến động dân số.

– Đặc điểm dân số nước ta.

– Một số vấn đề dân số ở địa phương (quy mô, cơ cấu, thành phần, đặc điểm cư trú).

– Sự biến đổi dân số nước ta.

– PP: Dạy học hợp tác, dạy học khám phá, dạy học dự án, thực địa.

– KTDH: Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật công đoạn.

– HTDH: Dạy học trên lớp, dạy học trải nghiệm.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng

– Giải thích được một số vấn đề thực tế liên quan đến dân số nước ta

– Cơ hội và thách thức của cơ cấu dân số vàng ở nước ta.

– Các vấn đề cần quan tâm để khai thác hợp lí cơ cấu dân số vàng.

– Xu hướng thay đổi của dân số và những thách thức trong tương lai.

– PP: Dạy học hợp tác, dạy học dự án.

– KTDH: Kĩ thuật công đoạn.

– HTDH: Dạy học trên lớp, ở nhà.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 54/2014/QĐ-UBND Thu phí sử dụng hè, lề đường, lòng đường, bến, bãi, mặt nước

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Địa lý THPT Mô đun 2

1. Tên chủ đề/bài học: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

2. Số tiết: 1

3. Mục tiêu bài học/chủ đề

3.1. Mục tiêu

– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

– Ảnh hưởng đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng

3.2. Yêu cầu cần đạt

– Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.

– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng.

3.3. Góp phần phát triển phẩm chất và năng lực

TT Mục tiêu STT
1. Năng lực địa lí
Nhận thức địa lí Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam 1
Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế 2
Tìm hiểu địa lí Sử dụng bản đồ, sơ đồ xác định đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam 3
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập 4
Giao tiếp hợp tác Sử dụng được ngôn ngữ phù hợp để thảoluận và học tập địa lí 5
Giải quyết vấn đề vàsáng tạo Đề xuất và phân tích được một số giải phápgiải quyết vấn đề 6
3. Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ Tích cực tìm câu trả lời và hứng thú vớiviệc học 7
Yêu nước Lòng tự hào dân tộc -> lòng yêu nước 8

4. Cách thức tổ chức

Tên hoạt động Mục tiêu của hoạt động Phương pháp và kĩ thuật dạy học Các bước tổ chức

Hoạt động

mở bài

Giới thiệu về cột cờ Lũng Cú ở điểm cực Bắc của nước ta Hà Giang -> Mục tiêu 8

Phương pháp dạy học trực quan

Bước 1:

– GV cho HS xem video giới thiệu về tỉnh Hà Giang nhắc đến các địa danh nổi bật của Hà Giang nhất là địa điểm cột cờ Lũng Cú (tích hợp lòng tự hào về dân tộc khi giới thiệu về cột cờ Lũng Cú).

– GV đặt câu hỏi gợi mở: Em có biết điểm tại sao cô nhắc đến cột cờ Lũng Cú, đến Hà Giang không?

Bước 2:

– HS theo dõi video

– HS nghiên cứu trả lời câu hỏi của GV

Bước 3: HS trả lời

Bước 4: GV chốt kiến thức.

Hà Giang chính là 1 trong 4 điểm cực của tổ quốc ta -> Chúng ta hãy cùng nhau bước vào bài học ngày hôm nay để biết rõ hơn về các điểm cực của đất nước; về đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của nước ta cũng như những ảnh hưởng mà vị trí địa lí mang lại cho đất nước ta.

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động :

Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta, phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng.

– Xác định đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ

– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng.

– Sử dụng bản đồ, sơ đồ xác định đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam

– ….

-> Mục tiêu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

– Phương pháp dạy học trực quan, dạy học khám phá.

– Kĩ thuật dạy học theo trạm

Bước 1:

– GV xây dựng 4 trạm học tập.

Trạm 1: HS quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam

-> rút đặc điểm vị trí địa lí nước ta

Trạm 2: HS xem video, quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, bản đồ hành chính Việt Nam -> rút đặc điểm vùng đất nước ta.

Trạm 3:HS quan sát sơ đồ các bộ phận vùng biển nước ta -> rút đặc điểm vùng biển của nước ta.

– Đưa câu hỏi gợi mở -> rút đặc điểm vùng trời của nước ta.

Trạm 4:HS quan sát các hình ảnh -> rút đặc điểm về ý nghĩa vị trí địa lí nước ta.

– Đưa câu hỏi gợi mở -> HS phân tích sâu hơn về ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng.

– GV phát phiếu HT cho HS.

– GV đưa ra phương án cho HS di chuyển đến các trạm để hoàn thành phiếu HT của mình.

Bước 2:

– HS di chuyển đến từng trạm, quan sát, thu thập thông tin.

– HS trao đổi, thảo luận với các bạn.

-> Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu HT

Bước 3: HS báo cáo theo kĩ thuật “vòng tròn”. 1 HS chỉ nêu 1 ý và cứ thế tiếp tục cho đến hết. HS sau không được báo cáo trùng lặp ý mà HS trước đã đưa ra.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

Hoạt động

luyện tập

HS củng cố lại kiến thức bài học -> Mục tiêu 1, 2, 4, 7

– Sử dụng trò chơi

Bước 1: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “trang trí người tuyết”.

Bước 2: HS đọc, nghiên cứu các câu hỏi test nhanh trong trò chơi.

Bước 3: HS trả lời câu hỏi

Bước 4: GV đưa đáp án

Hoạt động

vận dụng

HS vận dụng kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống -> Mục tiêu 6, 7

– Kĩ thuật đặt câu hỏi mở

Bước 1: GV đưa câu hỏi mở yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập. Nội dung câu hỏi:

Có HS A cho rằng: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa nên sau này khi đi làm mình sẽ chọn làm kinh doanh hoa quả nhiệt đới.

Em có thấy lựa chọn công việc của bạn là hợp lý không? Vì sao?

Bước 2: HS lắng nghe, ghi lại câu hỏi và hoàn thành bài tập ở nhà

Bước 3: HS nộp sản phẩm vào giờ học tiếp theo

Bước 4: GV đưa ra quan điểm của mình về vấn đề lựa chọn công việc của bạn HS A.

Tham khảo thêm:   Tài liệu CorelDRAW Premium Suite X5 Tài liệu hướng dẫn sử dụng CorelDRAW X5

5. Hồ sơ kèm theo

Hoạt động khởi động: Giới thiệu về cột cờ Lũng Cú – biểu tượng kiêu hùng của tổ quốc

……

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Mẫu bài dạy minh họa môn Địa lý THPT Mô đun 2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa môn Địa lý THPT Mô đun 2 Giáo án minh họa môn Địa lý THPT – Mô đun 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *