Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Tự nhiên và xã hội Tiểu học Giáo án minh họa môn TNXH Module 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Tự nhiên và xã hội Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 4, giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Gia đình/Nhà ở của em – Tự nhiên và xã hội 1.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt, Toán, Lịch sử – Địa lý để đạt kết quả cao trong kỳ tập huấn Mô đun 4 này. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Tự nhiên và xã hội

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Chủ đề/bài học: Gia đình/ Nhà ở của em Thời lượng: 02 tiết; Lớp: 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

  • Nhận thức khoa học: Nêu được địa chỉ, đặc điểm ngôi nhà nơi gia đình đang ở. Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
  • Tìm hiểu: Nhận xét được về đặc điểm xung quanh của ngôi nhà em ở.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

2. Năng lực chung

  • NL tự chủ và tự học: Vẽ được bức tranh về nơi ở của gia đình mình, mô tả rõ các phòng trong ngôi nhà và đặc điểm xung quanh nơi ở; Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp,
  • NL giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm và báo cáo kết quả trước lớp để tìm hiểu về đặc điểm ngôi nhà và những việc làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp; Thực hành phối hợp với đội, nhóm để hoàn thành trò chơi.
  • NL giải quyết vấn đề: Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học liên quan đến nhà ở.

3. Phẩm chất chủ yếu

  • Phẩm chất trách nhiệm:Có ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà, đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hoạt động Giáo viên Học sinh
Khởi động Bảng tìm đường Bút
HĐHTKTM 1, Tiết 1 Tranh vẽ ngôi nhà
HĐHTKTM 2 Tiết 1 Tranh vẽ nhà ở thành thị, nông thôn, vùng núi.
HĐ Luyện tập thực hành Tiết 1 Ảnh chụp ngôi nhà của mình
Khởi động Nhạc bài hát “Em yêu nhà em” (Thơ Tô Hoài, nhạc: Nguyễn Tiến Nghĩa).
HĐ 1, Tiết 2 Tranh vẽ phòng ở nhà

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1

Hoạt động: KHỞI ĐỘNG (thời gian: 5 phút)

Mục tiêu:

Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nói lên tình cảm của bản thân đối vớingôi nhà của mình, từ đó dẫn dắt vào bài mới.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP trò chơi

Tiến trình tổ chức:

* Giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 2 đội và tổ chức cho HS chơi trò: “Tìm đường về nhà”.

– GV phổ biến luật chơi: GV đính tranh phóng to. 2 đội quan sát thảo luận và cử đại diện lên bảng vẽ đường giúp bạn Lan tìm được đường về nhà. Đội nào tìm nhanh và đúng, đội đó giành phần thắng.

– Sau khi bài hát hoặc trò chơi kết thúc, GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Nhà ở của em”.

Dự kiến sản phẩm của HS:

– Bảng sản phẩm tìm đường về nhà của hai đội.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua sản phẩm trò chơi của hai đội.

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

*Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÔI NHÀ VÀ CÁC PHÒNG TRONG NHÀ (thời gian: 10 phút)

Mục tiêu:

HS nêu được đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP hợp tác theo nhóm

Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn

Tiến trình tổ chức:

* Giao nhiệm vụ học tập

* Bước 1: GV phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cho cả lớp.

– GV giới thiệu tranh một ngôi nhà của bạn An, yêu cầu HS quan sát nêu nội dung tranh. Gợi ý: Tranh vẽ cảnh ở thành phố, có nhiều nhà cao tầng. An dẫn bạn về nhà chơi và giới thiệu về nhà của mình cho bạn biết.

– GV đặt câu hỏi:

+ Nhà của An ở đâu?

+ Trong nhà An có những phòng nào?

* Bước 2: Thảo luận nhóm ( kĩ thuật Khăn trải bàn)

– HS làm việc độc lập rồi trao đổi thảo luận trong nhóm.

Tham khảo thêm:   Công văn 875/2013/TCHQ-GSQL Vướng mắc về hình thức C/O mẫu AJ

– GV quan sát các nhóm thảo luận, đặt thêm câu hỏi gợi ý:

+ Địa chỉ nhà bạn An ở đâu?

+ Xung quanh nhà bạn An như thế nào?

+ Nhà bạn An có mấy tầng?

+ Mỗi tầng gồm có những phòng nào?

* Bước 3: Trình bày, thảo luận tổng kết trước lớp

– 2 đến 3 nhóm lên trình bày trước lớp theo các câu hỏi gợi ý ở trên.

  • Cả lớp thảo luận.

– GV đặt câu hỏi gợi mở và HS nhận xét và rút ra kết luận.

  • Kết luận: Trong nhà thường có phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinhđể phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Dự kiến sản phẩm của HS:

– Câu trả lời của học sinh:

  • Nhà bạn An ở thành phố/ Nhà bạn An ở số 18 Tô Hiệu.
  • Nhà An có hai tầng: tầng trệt có phòng khách, phòng bếp; tầng 1: hai phòng ngủ, 1 phòng tắm.
  • Xung quanh nhà bạn An có nhà hai bên, phía trước là con đường, phía sau có cây cối.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.

PP đánh giá: vấn đáp. Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi.

*Hoạt động 2: ĐẶC ĐIỂM XUNG QUANH NHÀ Ở(thời gian: 13 phút)

Mục tiêu:

HS nêu một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thành thị, thôn quê vàmiền núi.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP quan sát

Kĩ thuật dạy học: dạy học mảnh ghép

Tiến trình tổ chức:

* Giao nhiệm vụ học tập

* Vòng 1:NHÓM CHUYÊN GIA

– GV chia lớp 6 nhóm. Nhóm 1,2 thảo luận tranh 1, nhóm 3,4 thảo luận tranh 2, nhóm 5,6 thảo luận tranh 3.

Câu hỏi:

+ Ngôi nhà trong tranh 1, tranh 2 thuộc loại nhà ở vùng miền nào? (Tranh 1: Nhà ở nông thôn; tranh 2: Nhà ở miền núi; tranh 3: Nhà ở thành thị)

– GV yêu cầu HS thảo luận: “Nêu đặc điểm xung quanh của những ngôi nhà trong tranh”.

* Vòng 2: NHÓM MẢNH GHÉP

– HS di chuyển đến nhóm mới, chia sẻ trong nhóm về đặc điểm xung quanh của ba bức tranh 1,2,3.

– GV giải thích thêm cho HS biết về các dạng nhà ở: nhà ở thành thị, nhà ở nông thôn và nhà ở miền núi.

– GV và HS cùng trao đổi và nhận xét.

  • Kết luận: Mỗi nhà có đặc điểm xung quanh khác nhau.

Dự kiến sản phẩm của HS:

– Câu trả lời của học sinh.

  • Tranh 1: Nhà ở nông thôn, nhà cửa thưa thớt, xung quanh nhà có nhiều cây cối.
  • Tranh 2: Nhà ở miền núi, là nhà sàn, xung quanh nhà có nhiều cây, có núi.
  • Tranh 3: Nhà ở thành thị, có nhiều nhà san sát nhau, nhiều xe cộ qua lại.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.

PP đánh giá: vấn đáp. Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi.

Hoạt động luyện tập, thực hành: KỂ VỀ NGÔI NHÀ CỦA EM(thời gian: 7 phút)

Mục tiêu:

HS nêu được địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòngtrong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PPDH HỢP TÁC

Tiến trình tổ chức:

* Cách thức học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

Làm việc theo nhóm đôi

GV yêu cầu HS họp nhóm đôi, chia sẻ với bạn về ngôi nhà của mình. HS chuẩn bị sẵn hình ảnh ngôi nhà và các phòng để kể.

– GV gợi ý một vài câu hỏi:

+ Địa chỉ nhà em ở đâu?

+ Đường xá, cảnh vật xung quanh như thế nào?

+ Nhà em là nhà ở nông thôn, miền núi hay thành thị?

+ Nhà em có mấy phòng? Đó là những phòng nào?

* Cách thức học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Làm việc chung toàn lớp

– GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

– GV kết hợp giáo dục HS: Nhà là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. Em phải yêu quý ngôi nhà của mình.

– GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Nhà là nơi em ở.

* Phương án đánh giá hoạt động học của học sinh

Dự kiến sản phẩm của HS:

– Câu trả lời của học sinh:

  • Học sinh nêu được số nhà, tên đường, tên phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh.
  • Học sinh nêu được nhà mình ở nông thôn, thành thị.
  • Học sinh nêu được nhà mình có mấy phòng, kể được các phòng.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.

PP đánh giá: vấn đáp. Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi.

TIẾT 2

Hoạt động KHỞI ĐỘNG (5 phút):

GV bật nhạc cho HS nghe bài hát “Em yêu nhà em” (Thơ Tô Hoài, nhạc: Nguyễn Tiến Nghĩa). https://www.youtube.com/watch?v=ZWhVzwOtUYI

Tham khảo thêm:   Vật lí 10 Bài 1: Chuyển động tròn Soạn Lý 10 trang 106 sách Cánh diều

– HS trả lời câu hỏi: Ngôi nhà của bạn nhỏ được làm bằng gì? Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà như thế nào? “Em có yêu ngôi nhà của mình không? Vì sao?”.

Hoạt động hình thành kiến thức mới: TÌM HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN GỌN GÀNG (thời gian: 10 phút)

Mục tiêu:

  • HS nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP DẠY HỌC THEO TÌNH HUỐNG

Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn

Tiến trình tổ chức:

* Giao nhiệm vụ học tập

Bước 1: Giới thiệu tình huống

  • GV giới thiệu tình huống bằng cách chọn 2 học sinh sắm vai theo tình huống trong tranh “Giờ học đến rồi, con phải tìm sách toán. Mà giờ con không tìm thấy cuốn sách toán ạ.

Bước 2: Tổ chức cho HS làm việc độc lập.

  • GV đưa yêu cầu cho cá nhân HS suy nghĩ: Chuyện gì xảy ra với bạn An? Vì sao?Nếu em là An, em sẽ làm gì?

Bước 3: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

  • – GV chia nhóm 4, yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời trong nhóm, thống nhất câu trả lời của nhóm. (Kĩ thuật Khăn trải bàn)
  • – GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

Bước 4: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp.

  • Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
  • Cả lớp thảo luận về các ý kiến được trình bày.

Bước 5: Tổng kết

– GV và HS nhận xét và rút ra kết luận.

  • Kết luận: Em cần sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

Dự kiến sản phẩm của HS:

– Câu trả lời của học sinh:

  • An tìm không được sách toán nên An đi học mà không có sách toán.
  • Do An mất thời gian tìm sách nên An đi học trễ.
  • Nếu là An, em sẽ để sách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.

Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: NÊU NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ GIỮ NHÀ Ở GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (thời gian: 20 phút)

Mục tiêu:

  • HS nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: PP VẤN ĐÁP, ĐÓNG VAI

Kĩ thuật dạy học: Động não

Tiến trình tổ chức:

* Cách thức học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: “Nêu 1 số việc làm để giữ nhà ở gọn gàng ngăn nắp ?”
  • HS đưa ra ý kiến.
  • GV và HS nhận xét.
  • Giáo viên đưa ra tình huống: Sau khi học bài xong, bạn Nam để sách vở, đồ dùng lung tung trên bàn và vội bật tivi để xem. Nếu là Nam em sẽ làm gì? (chia nhóm 6)

* Cách thức học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 1: Xác định tình huống

Bước 2: Chọn người tham gia.

Bước 3: HS bàn cách thể hiện vai diễn trong nhóm và trước lớp.

Bước 4: HS thể hiện vai diễn trong nhóm và trước lớp.

Bước 5: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của các nhóm.

Kết luận: Dọn dẹp các đồ dùng trong nhà sẽ giúp nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

* Phương án đánh giá hoạt động học của học sinh

Dự kiến sản phẩm của HS:

– Câu trả lời của học sinh:

  • Xếp sách vở, đồ dùng đúng nơi quy định.
  • Sau khi sử dụng để các đồ dung đúng vị trí.

– Các việc sắp xếp sách vở gọn gàng

Dự kiến đánh giá:

Đánh giá thông qua câu trả lời của HS, thông qua cách xử lý tình huống khi đóng vai của học sinh.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ: Học sinh đánh giá đồng đẳng.

Hoàn thành tốt

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Hoàn thành

Cần cố gắng

Cần cố gắng

4. PHỤ LỤC 1

4.1. Nội dung dạy học

– Nêu địa chỉ, đặc điểm của ngôi nhà đang ở, các phòng trong nhà.

– Nêu đặc điểm xung quanh của ngôi nhà.

– Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dung cá nhân gọn gang, ngăn nắp.

– Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

4.2. Các phụ lục khác

Tranh lấy từ sách giáo kháo Tự nhiên và Xã hội lớp 1 của bộ sách Chân trời sáng tạo.

Tiết 1:

– Tranh hoạt động khởi động.

Tranh hoạt động khởi động

Tranh hoạt động 1:

Tranh hoạt động 1

Tranh hoạt động 2:

Tranh hoạt động 2

Tiết 2:

Tranh hoạt động 1:

Tranh hoạt động 1

PHỤ LỤC 2

5.1. Kế hoạch đánh giá cho chủ đề

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

Nội dung dạy học

trọng tâm

PP/KTDH

chủ đạo

Sản phẩm

Hình thức KTĐG

Phương pháp KTĐG

Công cụ KTĐG

TIẾT 1:

Hoạt động 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÔI NHÀ VÀ CÁC PHÒNG TRONG NHÀ

(10 phút)

HS nêu được đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà.

Đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà.

Phương pháp dạy học: PP hợp tác theo nhóm

Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Vấn đáp

-Sổ ghi chép

– Câu hỏi

– Phiếu quan sát

Hoạt động 2. ĐẶC ĐIỂM XUNG QUANH NHÀ Ở

(13 phút)

HS nêu một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thành thị, thôn quê vàmiền núi.

Một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thành thị, thôn quê vàmiền núi.

Phương pháp dạy học: PP quan sát

Kĩ thuật dạy học: dạy học mảnh ghép

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Quan sát

-Sổ ghi chép

– Phiếu quan sát

Hoạt động 3. KỂ VỀ NGÔI NHÀ CỦA EM

(7 phút)

HS nêu được địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòngtrong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

Địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòngtrong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

Phương pháp dạy học: PP PPDH HỢP TÁC

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Vấn đáp

-Sổ ghi chép

– Câu hỏi

-Phiếu quan sát

TIẾT 2:

Hoạt động 1. TÌM HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN GỌN GÀNG (10 phút)

HS nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

Sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

Phương pháp dạy học: PP DẠY HỌC THEO TÌNH HUỐNG

Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Vấn đáp

-Sổ ghi chép

– Phiếu quan sát

Hoạt động 2. NÊU NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ GIỮ NHÀ Ở GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (20 phút)

HS nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

Một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

Phương pháp dạy học: PP VẤN ĐÁP, ĐÓNG VAI

Kĩ thuật dạy học: Động não

Câu trả lời của học sinh.

Thường xuyên

Quan sát

-Sổ ghi chép

-Phiếu đánh giá

– Phiếu quan sát

Tham khảo thêm:   Lý do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận? Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác - Kết nối tri thức 10

5.2. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch

CÂU HỎI: Dùng cho cả tiết 1 và 2

CÂU HỎI

Tiết 1:

Hoạt động 1:

1. Địa chỉ nhà của An là bao nhiêu ?

2. Xung quanh nhà bạn An như thế nào?

3. Nhà bạn An có mấy tầng?

4. Mỗi tầng gồm có những phòng nào?

Hoạt động 3:

1. Địa chỉ nhà em ở đâu?

2. Đường xá, cảnh vật xung quanh như thế nào?

3. Nhà em là nhà ở nông thôn, miền núi hay thành thị?

4. Nhà em có mấy phòng? Đó là những phòng nào?

Tiết 2:

Hoạt động 1:

1. Chuyện gì xảy ra với bạn An?

2. Vì sao?

3. Nếu em là An, em sẽ làm gì?

Tiết 1:

PHIẾU QUAN SÁT

Người được quan sát: ……………………………

Hoạt động

Cách thực hiện của học sinh

Kết luận của GV

Có

Không

Hoạt động 1

(Tiết 1)

Trình bày được địa chỉ nhà bạn An

Giới thiệu được đặc điểm trong nhà của bạn An:

+ Nêu được nhà An có hai tầng

+ Nêu được các phòng của mỗi tầng

Giới thiệu được đặc điểm xung quanh nhà của bạn An

Hoạt động 2

(Tiết 1)

Nêu đúng ngôi nhà trong tranh 1, tranh 2, tranh 3 thuộc loại nhà ở vùng miền nào ? (nông thôn, miền núi, thành thị)

Nêu được đặc điểm xung quanh của những ngôi nhà trong tranh 1, 2, 3.

Hoạt động 3

(Tiết 1)

Nêu được địa chỉ nhà của em

Nêu được đặc điểm nhà của em

TIẾT 2:

PHIẾU QUAN SÁT

Người được quan sát: ……………………………

Hoạt động

Cách thực hiện của học sinh

Kết luận của GV

Có

Không

Hoạt động 1

(Tiết 2)

Đưa ra được cách xử lí tình huống của cá nhân

Thống nhất được cách xử lí tình huống hợp lí

Hoạt động 2

(Tiết 2)

Nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp

Đóng vai xử lí tình huống hợp lí

Hoạt động 2.

1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ: Học sinh đánh giá đồng đẳng.

Hoàn thành tốt

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Hoàn thành

Cần cố gắng

Cần cố gắng

Sổ ghi chép:

Thứ ……. ngày…….tháng….năm….

Chủ đề: GIA ĐÌNH

BÀI: Nhà ở của em

TIẾT 1:

– Hoạt động 1:…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

– Hoạt động 2: :……………………………………………………………………….………

…………………………………………………………………………………………………

– Hoạt động 3: :………………………………………………………………………..………

………………………………………………………………………………………………….

TIẾT 2:

– Hoạt động 1: :…………………………………………………………………….…………

…………………………………………………………………………………………………

– Hoạt động 2: :………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Tự nhiên và xã hội Tiểu học Giáo án minh họa môn TNXH Module 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *