Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Tiếng Việt Tiểu học Giáo án minh họa môn Tiếng Việt Module 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Tiếng Việt Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 4, giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Ngôi nhà – Tiếng Việt 1.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch bài dạy môn Toán, Lịch sử – Địa lý, cùng Hướng dẫn học tập Mô đun 4, Bài thu hoạch Mô đun 4. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Tiếng Việt Tiểu học

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Bài: NGÔI NHÀ (TIẾT 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phát triển năng lực đặc thù

1.1. NL ngôn ngữ:

  • Đọc trơn cả bài, đọc đúng từ ngữ, không mắc lỗi phát âm ở các từ khó, dễ lẫn; Đọc lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu thể hiện được nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả; Đọc với tốc độ đọc 50 tiếng trong một phút.
  • Hiểu yêu cầu của các từ ngữ khó. VD: xao xuyến, đầu hồi, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ, mái vàng, rạ. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
  • Trao đổi về nội dung bài đọc, nội dung tranh thông qua trả lời các câu hỏi.

1.2. NL văn học:

  • Mở rộng vốn từ: Tìm tiếng cùng vần với các tiếng cho trước: chùm, phơi, nước. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôi nhà trong bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.

2. Góp phần phát triển năng lực chung và các phẩm chất

2.1. Phát triển các NL chung: giao tiếp – hợp tác; giải quyết vấn đề – sáng tạo (vận dụng những điều đã học trong thực tế).

2.2. Bồi dưỡng PC: Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Máy tính, video Bài hát “Nhà của tôi

Bài hát Tổ ấm gia đình.

bài giảng điện tử trên ứng dụng classdojo, phiếu học tập, bảng phụ; bút lông, giấy vẽ A3; giấy A0 ..,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian Hoạt động GV Hoạt động HS Thiết bị đồ dùng dạy học

TIẾT 1

3- 5

HĐ1: Khởi động

Mục tiêu : Dẫn nhập vào bài mới, tạo hứng thú cho học sinh

Phương pháp : Quan sát, vấn đáp, động não.

Kĩ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi,.

– GV cho HS xem video bài hát Nhà của tôi

– GV hỏi:

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

+ Ngôi nhà có gần gũi với bạn nhỏ không?

GV giới thiệu bài mới:

Nhà là nơi chúng ta sinh sống, là chốn thân thương của mỗi người phải không nào? Vậy ngôi nhà của bạn nhỏ này có gì đặc biệt? Vì sao bạn nhỏ lại yêu quý ngôi nhà của mình đến như vậy? Hôm nay cô cùng các con sẽ đến với bài tập đọc của nhà thơ Tô Hà, bài thơ “Ngôi nhà”.

HS xem video.

– HS trả lời

– HS trả lời

– HS lắng nghe

video bài hát Nhà của tôi

15

HĐ2: Khám phá

Mục tiêu: – Đọc đúng các từ ngữ: xao xuyến, lảnh lót, mộc mạc, hiểu nghĩa từ cây xoan, rạ. Đọc trơn cả bài. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

PPDH: Rèn luyện theo mẫu, thảo luận nhóm, trò chơi, động não, trực quan, quan sát, lắng nghe, vấn đáp

KTDH: Đọc tích cực, nói tích cực, đặt câu hỏi.

a. Hướng dẫn luyện đọc

– Yêu cầu HS mở SGK trang 40,41

– Gv đọc mẫu toàn bài (lần 1): Đọc mẫu bài văn: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm

– GV sử dụng hình ảnh giảng từ: cây xoan, rạ

– HS mở sách

– HS lắng nghe GV đọc mẫu

– HS quan sát và lắng nghe

b. Phát hiện số câu

H:Các em đọc thầm để phát hiện xem bài này có mấy dòng thơ?

– Yêu cầu HS sử dụng bảng con ghi số dòng thơ của bài

– Gv ghi số: 1, 2, 3, 4, 5…..12 vào trước từng dòng thơ.

– HS quan sát và đọc thầm

– HS sử dụng bảng con để ghi đáp án: 12

SGK, máy chiếu, bảng con

c. Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó

PP: Vấn đáp

KT: Đặt câu hỏi

– Học sinh nêu các từ khó đọc

Làm việc cả lớp:

– Gọi đại diện một số nhóm nêu các từ khó đọc

– GV hướng dẫn HS phân biệt: Hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, Thơm phức

– GV cho cá nhân đọc – tổ đọc

– Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: hàng xoan, ngõ, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc,…

– HS lắng nghe và nhắc lại

– HS đọc theo yêu cầu của GV

15

HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: đọc từng dòng thơ, khổ thơ và bài thơ, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.

Phương pháp: Trò chơi, thảo luận nhóm

a. Luyện đọc câu và khổ thơ

*Luyện đọc câu

H: Khi đọc hết câu ta phải làm gì?

– Cho HS tự đọc thầm bài.

– Gọi HS đọc nối tiếp câu theo thứ tự

– Gọi HS đọc nối tiếp câu không theo thứ tự

Nhận xét

* Luyện đọc khổ thơ

+ Khổ 1: 4 dòng đầu

+ Khổ 2: 4 dòng giữa.

+ Khổ 3: 4 dòng cuối.

*Luyện đọc cả bài

* Khuyến khích HS TB, yếu đọc trơn.

* PTNL: HS khá giỏi đọc lưu loát, diễn cảm

b. Mở rộng vốn từ:

– GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

+ Chia 4 tổ thành 4 nhóm

+ Phát mỗi tổ 1 bảng phụ và 1 bút lông

+ Yêu cầu lần lượt tìm tiếng có cùng vần với mỗi tiếng chùm, phơi, nước.

– GV cùng HS kiểm tra kết quả trò chơi và tuyên dương đội tìm được từ đúng: um tùm, sum, bơi, lụm khụm, chước, chơi, thước

– Ngắt hơi.

– HS đọc thầm bài

– HS lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của GV.

– HS đọc theo yêu cầu của GV

– Hs đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh

– Hs đọc cá nhân,đồng thanh

– HS lắng nghe và tham gia trò chơi

TIẾT 2

(15 phút) HĐ 4: KHÁM PHÁ Tìm hiểu bài (t2)

Mục tiêu:

– Hiểu được nội dung của bài thơ.

– Biết yêu thương người thân trong gia đình; yêu thương quê hương, đất nước

– Biết giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng.

PPDH: Thảo luận nhóm, vấn đáp, quan sát, hợp tác.

KTDH: động não, đặt câu hỏi, nghe- nói tích cực.

– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 2 để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:

a. Trước ngõ nhà của bạn nhỏ có gì?

+ Hàng xoan trước ngõ có gì đẹp?

+ GV kết hợp giải nghĩa từ xao xuyến (xao xuyến: trạng thái xúc động kéo dài)

b.Tiếng chim hót ở đầu hồi như thế nào?

+Các em đã bao giờ nghe tiếng chim hót chưa?

c. Câu thơ nào nói về hình ảnh mái nhà?

GV kết hợp giải nghĩa từ mái vàng (mái vàng:mái nhà được lợp bằng rạ, có màu vàng)

+ Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.

– GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời.

? Qua bài thơ em bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với ngôi nhà của mình ?

GV chốt: Tình tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà.

– GV liên hệ giáo dục: HS biết yêu gia đình, đất nước. Biết giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng.

– HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

a. Trước ngõ nhà bạn nhỏ có hàng xoan

+có hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm

b. Tiếng chim hót lảnh lót.

+HS trả lời.

c. Mái vàng thơm phức

Em yêu ngôi nhà

Gỗ tre mộc mạc

Như yêu đất nước

Bốn mùa chim ca.

– Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

– HS trả lời.

Bảng kiểm

(15 phút) Hoạt động 5.LUYỆN ĐỌC LẠI VÀ ĐỌC THUỘC LÒNG

Mục tiêu: Luyện đọc , đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu

Phương pháp: Nhóm,Trò chơi, quan sát

Kĩ thuật: Đọc tích cực

– Luyện đọc lại 2 khổ thơ đầu (nhóm đôi)

– Tổ chức thi Ai đọc hay hơn, thuộc lòng à khuyến khích HS đọc thuộc lòng

– GV cùng HS bầu chọn HS đọc hay, đọc đúng, thuộc bài khen thưởng

– GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bằng cách xóa dần một số từ ngữ trong 2 khổ thơ cho đến khi xóa hết.HS nhớ và đọc thuộc cả những từ bị xóa. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS học thuộc lòng 2 khổ thơ.

– GV gọi 1 số HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.

– Các nhóm luyện đọc

– Bình bầu

Phiếu nhận xét

(5 phút)Hoạt động 6: Vận dụng

Vẽ ngôi nhà mà em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ.

Mục tiêu:

– Vẽ được ngôi nhà theo ý thích.

PPDH: Quan sát, vấn đáp, tích hợp liên môn Mĩ thuật, thực hành- luyện tập.

KTDH: nói tích cực, đặt câu hỏi.

GV đưa ra 1 số bức tranh vẽ ngôi nhà, giới thiệu khái quát về những ngôi nhà có trong tranh.

– GV đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh:

+Em vẽ ngôi nhà vào thời điểm nào trong ngày?

+Ngôi nhà có những bộ phận gì?

+Có những cảnh vật gì xung quanh ngôi nhà?

+Em định đặt tên cho bức tranh là gì?

– GV cho HS vẽ ngôi nhà vào giấy và đặt tên cho bức tranh vừa vẽ.

– YC HS chỉ tranh vẽ kể cho bạn bên cạnh nghe về ngôi nhà mình.

– GV gọi 1 số HS trình bày nội dung tranh vẽ trước lớp.

– GV cùng HS nhận xét nội dung tranh, cách trình bày .

– HS quan sát tranh.

– HS dựa vào gợi ý của GV vẽ tranh vào giấy

– HS vẽ tranh.

– HS lên bảng trình bày nội dung bức tranh.

(3 phút) Hoạt động 8: Củng cố- Dặn dò

Mục tiêu:

– Nắm được tên và nội dung bài học.

PPDH: vấn đáp

KTDH: Đặt câu hỏi, nghe- nói tích cực

– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học.

+Hôm nay các em học bài thơ gì?

– GV nhận xét tiết học

– Cho cả lớp hát bài “Tổ ấm gia đình” và kết thúc tiết học

– Dặn HS xem trước bài : Ôn tập. Chuẩn bị một bài thơ, câu chuyện về gia đình.

– HS nhắc lại

– Lắng nghe

Cả lớp vỗ tay và hát theo bài nhạc

Video bài hát“Tổ ấm gia đình”

https://www.youtube.com/watch?v=KcmRQKF6- nA&t=156s

Tham khảo thêm:   Thông báo thực hiện khuyến mại

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Tiếng Việt Tiểu học Giáo án minh họa môn Tiếng Việt Module 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *