Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Ngữ văn THCS Giáo án minh họa môn Ngữ văn THCS ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Ngữ văn THCS là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 4, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Bài học đường đời đầu tiên, trích Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn 6. Bộ Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 này của cô Hoàng Hà nhóm Giáo án miễn phí Ngữ văn – Lịch sử – Địa lí – GDCD THCS chia sẻ miễn phí. Mời thầy cô cùng tham khảo:

Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Ngữ văn THCS

Văn bản (1)
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”)
(3 tiết)
– Tô Hoài –

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].

* Năng lực đặc thù

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” [3].

– Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [4].

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” [5].

– Nhận biết và phân tích được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản [6].

– Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử cá nhân do văn bản gợi ra [7].

– Từ nội dung và nghệ thuật của văn bản, vận dụng tri thức Ngữ văn vào đọc – hiểu [8].

– Nhận biết và phân biệt được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy) [9].

– Hiểu được hiện tượng từ đa nghĩa và giải thích được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng [10].

2. Về phẩm chất: Nhân ái, khoan hoà, tôn trọng sự khác biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

– Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

– Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên việc giải quyết một vấn đề có tính thực tiễn trong cuộc sống đó là sự sai lầm của mỗi con người.

Nội dung:

GV đưa ra tình huống về sự sai lầm và ân hận trong cuộc sống và đặt câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi và GV kết nối với nội dung của văn bản.

Sản phẩm: Ý kiến cảm nhận của HS trước tình huống thực tiễn mà giáo viên đưa ra.

Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay đọc một truyện kể về một sai lầm và sự ân hận của ai đó chưa? Khi đọc, xem, em có những suy nghĩ gì?

(Có khi nào

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV.

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV yêu cầu một vài HS phát biểu ý kiến.

HS phát biểu ý kiến, các em khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV):

– Nhận xét câu trả lời của HS…

– Đưa ra một vài gợi mở, bình giảng và kết nối vào nội dung của bài học.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

2.1 Đọc – hiểu văn bản (59’)

I. ĐỌC & TÌM HIỂU CHUNG VB (15’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]

Nội dung:

GV sử dụng KT tia chớp để hỏi về thông tin tác giả, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.

HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để trả lời những câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

– Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao ở cuối tiết trước và trả lời nhanh câu hỏi số 1:

Tác giả của văn bản này là ai? Giới thiệu một vài thông tin chính về tác giả đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

– GV yêu cầu 1 vài HS trả lời nhanh, HS sau không trả lời ý kiến của HS trước…

– HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định (GV)

– GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục 2

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1. Yêu cầu HS đọc và tóm tắt văn bản.

2. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

? Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” thuộc thể loại gì?

? Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết nhân vật chính trong văn bản này là nhân vật nào?

? Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi kể thứ mấy? Đó là lời kể của ai?

? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

– Trả lời các câu hỏi của GV.

– HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

– Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

– Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Tác giả

– Tô Hoài (1920 – 2014)

– Tên thật: Nguyễn Sen

– Quê: Hà Nội

– Viết văn từ trước CMT8/1945 và chuyên viết cho thiếu nhi.

2. Tác phẩm

a) Đọc và tóm tắt

– Đọc

– Tóm tắt

b) Tìm hiểu chung

– Thể loại: truyện

– Nhân vật chính: Dế Mèn

– Ngôi kể: ngôi thứ nhất

– Lời kể của Dế Mèn

– Bố cục: 2 phần

+ P1: Từ đầu … đứng đầu thiên hạ rồi à Chân dung của Dế Mèn

+ P2: Còn lại à Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB (44’)

1. Nhân vật Dế Mèn (20’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [4]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi kết hợp với KT khăn trải bàn cho HS tìm hiểu về nhân vật Dế Mèn

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

– GV chia nhóm lớp.

– Phát phiếu học tập số 1.

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

? Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, suy nghĩ và ngôn ngữ của Dế Mèn? Những chi tiết nào của Dế Mèn mang đặc tính vốn có của loài vật, chi tiết nào khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người?

? Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện nào?

? Nhận xét về hình dáng, hành động và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (chỉ ra nét đẹp và nét chưa đẹp của nhân vật)?

– Thời gian thảo luận (12’)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân & thảo luận nhóm, ghi kết quả ra phiếu học tập.

GV theo dõi, hướng dẫn HS thảo luận và hỗ trợ (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

– Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

– Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

– Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

– Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

– Nhận xét, đánh giá thái độ làm việc và sản phẩm của HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của các em.

– Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.

Hình dáng

Hành động

Suy nghĩ

Ngôn ngữ

– chàng dế thanh niên cường tráng

+ càng: mẫm bóng

+ vuốt: cứng, nhọn hoắt

+ cánh: dài tận chấm đuôi

một màu nâu bóng mỡ

+ đầu: to, rất bướng

+ răng: đen nhánh

+ râu: dài, cong

– đạp phanh phách

– vũ lên phành phạch

– nhai ngoàm ngoạp

– trịnh trọng vuốt râu

– cà khịa, quát nạt, đá ghẹo

– Tôi tợn lắm.

– Tôi cho là tôi giỏi.

– Tôi tưởng: lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba, càng tưởng tôi là tay ghê ghớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

– Gọi Dế Choắt là “chú mày”, xưng “anh”.

– Gọi chị Cốc là “mày” xưng “tao”.

ð

Mang đặc điểm của người và loài vật.

ð

Vừa mang đặc điểm của người vừa mang đặc điểm của loài vật.

ð

Mang đặc điểm của loài người.

ð

Mang đặc điểm của loài người.

à NT: nhân hoá -> Nhân vật Dế Mèn mang đặc điểm của con người (Nhân vật trong tác phẩm)

à Đây là lối miêu tả thường được sử dung ở truyện đồng thoại.

=> Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con nhà võ (nét đẹp).

=> Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống hách, xốc nổi (nét chưa đẹp).

à Dế Mèn vừa mang đặc điểm của loài vật vừa mang đặc điểm của con người (Kiểu nhân vật trong truyện đồng thoại).

2. Bài học đường đời đầu tiên (24’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [5]; [6]

Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về nhân vật Dế Choắt, thái độ Dế Mèn đối với Dế Choắt và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, từ đó rút ra bài học cho bản thân.

HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

– Chia nhóm lớp, phát phiếu học tập số 2 (phụ lục đi kèm).

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

1. Tìm hiểu về nhân vật Dế Choắt:

? Tìm những chi tiết thể hiện hình dánh, cách sinh hoạt và ngôn ngữ của Dế Choắt?

? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi tái hiện hình ảnh Dế Choắt?

? Nhận xét gì về nhân vật Dế Choắt?

2. Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt:

? Dế Mèn đã nói gì khi sang thăm nhà Dế Choắt và khi Dé Choắt nhờ sự giúp đỡ?

? Những lời nói đó thể hiện thái độ gì của Dế Mèn?

– Thời gian thảo luận: 10’

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

GV:

Dự kiến KK: HS không chỉ ra được biện pháp nghệ thuật được sử dụng.

Tháo gỡ KK bằng cách đặt câu hỏi phụ (Dế Choắt có những hành động, suy nghĩ giống loài vật hay loài người?).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS trình bày.

– Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
– Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

– Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

– Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

– Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

a) Nhân vật Dế Choắt

Hình dáng

Cách sinh hoạt

Ngôn ngữ

– Chạc tuổi: Dế Mèn

– Người: gầy gò, dài lêu ngêu như gã nghiện thuốc phiện.

– Cánh: ngắn củn … như người cởi trần mặc áo ghi nê.

– Đôi càng: bè bè, nặng nề

– Râu: cụt có một mẩu

– Mặt mũi: ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

– Ăn xổi, ở thì

– Giao tiếp với Dế Mèn:

+ lúc đầu: gọi “anh” xưng “em”.

+ trước khi mất: gọi “anh” xưng “tôi” và nói: “ở đời….thân”.

– Giao tiếp với chị Cốc:

+ van lạy …

+ gọi “chị”, xưng “em”

· NT: nhân hoá, sử dụng thành ngữ.

=> Gầy gò, ốm yếu nhưng rất khiêm tốn, nhã nhặn. Bao dung độ lượng trước tội lỗi của Mèn.

(Choắt cũng giống như Mèn, vừa mang đặc điểm của loài vật, vừa mang bóng dáng của con người à đặc điểm của nhân vật trong truyện đồng thoại)

b) Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt

– Chê bai nhà cửa và lối sống của Dế Choắt.

– Từ chối lời đề nghị cần giúp đỡ của Choắt.

=> Khinh bỉ, coi thường Dế Choắt.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

– GV phát phiếu học tập sôa 3 (phụ lục đi kèm).

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

? Tìm những chi tiết thể hiện hành động của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc?

? Hành động của Dế Mèn đã gây ra hậu quả gì?

? Qua hành động đó, em có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc, đặc biệt là khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt?

? Theo em Dế Mèn đã rút ra được cho mình bài học gì từ những trải nghiệm trên? Câu văn nào cho em thấy điều đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc vb và tìm chi tiết trong tác phẩm.

GV hướng dẫn HS tìm chi tiết (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS báo cáo, GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).

HS:

– Báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

– Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

-Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

– Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

c) Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Dế Mèn

Trước khi

trêu chị Cốc

Sau khi

trêu chị Cốc

Hậu

quả

Hành động

– Mắng, coi thường, bắt nạt Choắt.

– Cất giọng véo von trêu chị Cốc.

– Chui tọt vào hang.

– Núp tận đáy hang, nằm in thít.

– Mon men bò lên.

– Chôn Dế Choắt.

Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho đến chết

Thái độ

à

Hung hăng, ngạo mạn, xấc xược.

à

Sợ hãi, hèn nhát

à

Hối hận

Bài học

– Không nên kiêu căng, coi thường người khác.

– Không nên xốc nổi để rồi hành động điên rồ.

III. TỔNG KẾT (5’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [6]; [7]

Nội dung:

– GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

– HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

– Chia nhóm lớp, phát phiếu học tập số 4 (phụ lục đi kèm).

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?

? Ý nghĩa của văn bản.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảoluận

HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).

GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

– Chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Nghệ thuật

– Miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá, ngôn ngữ miêu tả chính xác.

– Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ.

à Lối miêu tả của truyện đồng thoại.

2. Nội dung

– Miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.

– Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

à Kiểu nhân vật trong truyện đồng thoại.

3. Ý nghĩa

– Không nên quá đề cao bản thân rồi rước hoạ.

– Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.

à Bài học rút ra cho bản thân.

2.2 Viết kết nối với đọc (10’)

Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code Anime Warriors Simulator

Mục tiêu:Giúp HS

– Hs viết được đoạn văn kể chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện.

– Sử dụng ngôi kể thứ nhất khi kể chuyện.

Nội dung: Hs viết đoạn văn

Sản phẩm: Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Ngữ văn THCS

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Ngữ văn THCS Giáo án minh họa môn Ngữ văn THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *