Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Hóa học THPT Giáo án minh họa môn Hóa học Module 4.0 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Hóa học THPT là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 4, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Sulfur – Hóa học 11.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án câu hỏi trắc nghiệm, tự luận Mô đun 4 THPT để đạt kết quả cao trong kỳ tập huấn Mô đun 4 này. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy Module 4 môn Hóa học THPT

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: SULFUR
Môn học: Hóa Học – Lớp: 11
Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực hóa học

1.1.1. Nhận thức hóa học

  • Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur.
  • Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản và ứng dụng của sulfur đơn chất.

1.1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học

  • Thực hiện được (hoặc quan sát video và nêu được cách tiến hành và mô tả hiện tượng) thí nghiệm của sulfur với oxygen, iron.

1.1.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

  • Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số vấn đề trong học tập và thực tiễn liên quan đến sulfur.
  • Vận dụng kiến thức tổng hợp để giải thích các ứng dụng của sulfur trong cuộc sống.
  • Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng sulfur trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường
Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Tra từ điển - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 11

1.2. Năng lực chung

1.2.1. Năng lực tự chủ và tự học

  • Luôn chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.

1.2.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác

  • Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.
  • Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
  • Học sinh trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.

1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

  • Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

2. Về phẩm chất:

  • Nhân ái: Hoạt động nhóm hiệu quả, giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập.
  • Trung thực: trong quá trình làm thí nghiệm (viết và trình bày đúng với kết quả thực nghiệm).
  • Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Có trách nhiệm với môi trường sống trong việc thực hiện thí nghiệm lượng nhỏ tiết kiệm hoá chất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Dụng cụ và hóa chất:

  • Thí nghiệm đốt sulfur trong oxygen.
  • Bình tam giác đã thu đầy khí oxygene (1 bình), muôi sắt (1 cái), đèn cồn (1 cái), muỗng thủy tinh (1 cái), cốc thủy tinh (1 cái), bột sulfur.
Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài 25: Phương trình bậc nhất một ẩn Giải Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 27, 28, 29, 30, 31, 32

– Học liệu điện tử:

  • Phim thí nghiệm iron với sulfur; phim khai thác sulfur.
  • Hình ảnh liên quan.

– Các phiếu học tập (xem phụ lục).

– Phiếu đánh giá (xem phụ lục).

– Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động 4: tìm tòi, mở rộng (xem phụ lục).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động (Thời gian: 7 phút)

1. Mục tiêu:

  • Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học.
  • Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur.
  • Biết được sulfur được khai thác ở đâu.
  • Dự đoán được tính chất hóa học của sulfur dựa vào sự cháy.

2. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi sau thông qua kĩ thuật “tia chớp”

Câu 1: Trạng thái tự nhiên của sulfur?

Câu 2: Khai thác sulfur ở đâu?

Câu 3: Dự đoán tính chất hóa học của sulfur?

Câu 4: Ứng dụng của sulfur mà em biết?

3. Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của học sinh:

Nội dung trong đoạn phim cho biết: sulfur là chất bột màu vàng, khai thác sulfur ở các mỏ quặng, sulfur cháy cho ngọn lửa màu xanh, độc, sulfur nóng chảy…

4. Tổ chức thực hiện: Sử dụng

+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan.

+ Kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật phân tích video.

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

  • Cho học sinh xem một đoạn phim: Hành trình khám phá: Khai thác sulfur trong lòng núi lửa.
  • Học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm cho biết những gì mà mình quan sát được, giải thích.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • Học sinh hoạt động cá nhân cho biết những gì mà mình quan sát được, giải thích.
  • Giáo viên quan sát, giúp đỡ, gợi ý học sinh nếu cần.
Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 6 Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 191

– Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

  • Học sinh trả lời, học sinh còn lại nhận xét.
  • Trả lời các ý: Sulfur là chất bột màu vàng, khai thác sulfur ở các mỏ quặng, sulfur cháy cho ngọn lửa màu xanh…

– Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đánh giá thông qua quan sát, vấn đáp.
  • HS có thể sẽ không trả lời, giải thích được hết. Vì là HĐ tạo tình huống nên GV không chốt kiến thức, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức.

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (Thời gian: 30 phút)

Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí (Thời gian: 15 phút)

1. Mục tiêu:

  • Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí của sulfur đơn chất.
  • Năng lực tự chủ, tự học: tìm hiểu SGK, kết hợp các kiến thức đã biết để hoàn thành phần kiến thức trên và xác định được vị trí của sulfur trong BTH.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập.

…….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Hóa học THPT

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Hóa học THPT Giáo án minh họa môn Hóa học Module 4.0 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *