Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 Tiểu học – Tất cả các môn Giáo án minh họa Mô đun 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3 của 10 môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Khoa học, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Lịch sử – Địa lý. Giúp thầy cô tham khảo, phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm các dạng bài tập, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Toán Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN
Bài 29: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (SGK: CÁNHDIỀU)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh:

1. Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.

2. Làm được các phép trừ trong phạm vi 10.

3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

4. Phát triển các NL toán học:

  • Phẩm chất: Chăm chỉ (Thao tác trên que tính, chấm tròn),…
  • Năng lực: NL giải quyết vấn đề toán học (Nhận biết được vấn đề toán học và nêu được thành câu hỏi về phép trừ trong phạm vi 10); NL tư duy và lập luận toán học (Biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc); NL giao tiếp toán học (Nói cho bạn biết về một số phép tính được hình thành từ phép trừ trong phạm vi 10).

I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Các que tính, các chấm tròn.
  • Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Giáo viên Mong đợi ở HS PP, KTDH PP, CC ĐG

A. Hoạt động khởi động:

Mục tiêu: Nêu và giải quyếtđược vấn đề theo các tình huống trong tranh.

– Yêu cầu HS Quan sát bức tranh trong SGK và nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ:

Toán 1

– Làm tương tự với các tình huống còn lại.

– Cho chia sẻ trước lớp:

– Giới thiệu bài mới.

– HS quan sát và nói những gì quan sát được.

+ Có 7 bạn, 1 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?

+ Đếm rồi nói: Còn lại 6 bạn đang ngồi quanh bàn.

+ Có 7 ly nước, đã uống 2 ly nước. Còn lại bao nhiêu ly nước chưa uống?

+ Có 8 phần bánh, đã ăn hết 1 phần. Còn lại bao nhiêu phần?

+ Có 9 cái ghế, đã ngồi hết 6 cai1 ghế. Còn lại bao nhiêu cái ghế chưa ngồi?

– HS đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được.

– Trực quan

– Nêu và giải quyết vấn đề

PP: Vấn đáp.

CC: Câu

hỏi.

B. Hoạt động phân tích khám phá – rút ra bài học:

Mục tiêu: HS tìm được kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.

– YCHS tìm kết quả phép trừ: 7-1=6.

Toán 1

– GV chốt lại cách tìm kết quả một phép trừ.

– GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác “trừ – bớt ” mà HS vừa thực hiện ở trên.

– Củng cố kiến thức mới

– GV cho HS xem tranh SGK

– GV nhận xét.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập Mục tiêu: HS làm được các phép tính trừ trong phạm vi 10

Bài 1

– YCHS đọc đề bài 1

Toán 1

– GV nhận xét

Bài 2

– Chơi trò “Đố bạn” để tìm kết quả phép tính

Toán 1

– Nhận xét, tuyên dương

Bài 3

– GV hướng dẫn HS làm bài.

Toán 1

– GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

-Nhận xét, chốt.

D. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Giải quyết được một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.

Mẫu:……?

– Yêu cầu HS tìm tình huống

– Nhận xét.

E. Củng cố – dặn dò:

– Bài học hôm nay, em học được những gì?

– Nhận xét tiết học.

– HS thực hiện trên đồ dùng.

– HS có thế dùng chấm tròn, ngón tay, que tính hoặc đồ vật khác để tìm ra kết quả.

– Tương tự HS tìm kết quả các phép trừ còn lại: 7-2; 8-l; 9-6.

– Theo dõi

– HS lắng nghe

– HS nêu một số tình huống. HS đặt phép trừ tương ứng. HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quả vào thanh gài.

– HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trừ (làm theo nhóm)

– Gọi các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

– Nêu đề bài 1

– Cá nhân HS làm bài 1 vào bảng con. Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn hoặc thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).

– HS đặt và trả lời câu hởi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện.

– HS trình bày, nhận xét hoặc bổ sung

– Chơi trò chơi:

– Cách chơi:Lần lượt 1 HS nêu phép tính (Phép trừ trong PV 10)

1 HS khác nêu kết quả phù hợp.

-HS làm vào vở.

– HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

Ví dụ: Có 9 mảnh gỗ cần sơn.

Đã sơn được 7 mảnh. Hỏi còn lại mấy mảnh gỗ chưa sơn?

Phép tính tương ứng là: 9 – 7 = 2.

– HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.

– HS nêu tình huống

VD: -Tổ em có 9 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu bạn nam?

* Tổ em có tất cả … bạn, trong đó có…. bạn nữ.Hỏi có bao nhiêu bạn nam?

…………

– HS nêu hiểu biết của mình.

– Về nhà HS tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.

– Nhận việc.

– Hợp tác

– Nêu và giải quyết vấn đề

– Thực hành

– Hợp tác

-Thực hành

-Nêu và giải quyết vấn đề

PP: Hỏi đáp

– Trực quan.

– Nêu và giải quyết vấn đề

– Nêu và giải quyết vấn đề

PP: Quan sát

CC: Bảng kiểm

PP: Quan sát

CC: Bảng kiểm + Sản phẩm học tập

PP: Vấn đáp

CC: Câu hỏi

PP: Quan sát

  • CC: Thang đo

PP: Quan sát CC: Rubrics

IV. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:BẢNG KIỂM, THANG ĐO.

1. Bảng kiểm:

Hoạt động rút ra bài học (hoạt động 2)

PC/NL Chỉ báo/Biểu hiện Không
Chăm chỉ Thao tác trên que tính đúng theo phép tính từ SGK
Tư duy, lập luận toán học Đọc được số que tính theo yêu cầu của giáo viên.
Bớt ra số que tính theo yêu cầu của giáo viên.
GQVĐ toán học Đọc đúng kết quả khi thao tác theo phép tính từ SGK.
Viết được kết quả phép tính trừ trong phạm vi 10.
NL giao tiếp toán học Trao đổi cùng bạn về các phép tính trừ trong phạm vi 10.

2. Thang đo: Bài tập 3

(Hoạt động thực hành, luyện tập)

Tiêu chí Thang đo

– Nhìn hình vẽ học sinh lựa chọn được phép tính đơn giản của phép trừ trong phạm vi 10.

Toán 1

M1

– Nêu được tình huống bài toán thực tiễn đơn giản: “Có 9 thanh gỗ đã sơn 7 thanh gỗ. Hỏi còn mấy thanh gỗ chưa sơn?”

– Gợi ý được vấn đề toán học: 9 – 7 = 2

M2

– Chuyển thành câu chuyện kể. Ví dụ: Nhà Lan vừa làm xong một cửa rào để cho nhà cửa khang trang hơn. Hàng rào có tất cả 9 thanh gỗ, bố Lan đã sơn xong 7 thanh gỗ. Hỏi bố Lan còn phải sơn bao nhiêu thanh gỗ nữa thì xong cửa rào?

– Giải quyết đúng vấn đề toán học : 9- 7 = 2

M3

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Tiếng Việt lớp 1 Mô đun 3

GIÁO ÁN MINH HOẠ CẤP TIỂU HỌC
DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 1
Môn: Tiếng Việt
BÀI 55: AN – AT (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù

Đọc:

  • Nhận biết, đọc, viết được các tiếng, từ có chứa vần an, at, học được cách đọc vần an at, đọc đúng và rõ ràng bài Giàn mướp….(1)
  • Đọc hiểu bài Giàn mướp; trả lời các câu hỏi của bài đọc.(2)

Viết:

  • Viết được các vần: an, at, các tiếng bàn, nhà hát. (Kĩ thuật viết) (3)

1.2. Phát triển các năng lực chung

  • Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi. (4)

2. Phẩm chất: Nhân ái

  • Bước đầu hình thành tình yêu thiên nhiên, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh…(5)

II. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • GV: Ti vi, máy tính.
  • HS : Bảng con, vở bài tập Tiếng Việt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS PP và kĩ thuật dạy học Sản phẩm, PP, công cụ đánh giá

1. KHỞI ĐỘNG

Tạo hứng thú cho HS.

– Ôn lại kiến thức đã học.

– GV cho HS hát bài: Ồ sao bé không lắc.

1. Kiểm tra bài cũ.

+ Bài trước các em học vần nào?

– Cô có một số “Ô cửa bí mật” các em cùng nhau đi mở từng ô của nhé.

– Ô cửa 1 xuất hiện từ ướp dưa.

– Ô cửa 2 xuất hiện từ Hồ Gươm.

* Gv giải thích từ Hồ Gươm: Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng thơ mộng nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội.

– Ô cửa 3 xuất hiện câu: “Mẹ đi chợ mua cam và mua mướp”.

– Ô cửa 4 xuất hiện từ: quả mướp

– GV nhận xét: Qua các ô cửa bí mật cô thấy được việc nắm bài của các em rất tốt. Cô khen cả lớp.

– HS hát.

– Vần ươm, ươp

– HS lần lượt mở từng ô cửa.

– HS đọc từ

– HS đọc

– HS đọc

– HS nói 1 câu có từ quả mướp

VD: – Mẹ em đi chợ mua quả mướp.

– Quả mướp có màu xanh.

Kĩ thuật trò chơi học tập.

PP vấn đáp, động não. PP khích lệ HS.

HĐ 1: KHÁM PHÁ

2. BÀI MỚI

Mục tiêu:

– Nhận biết các vần và chữ cái trong vần

– Đánh vần đúng, – Đọc đúng tiếng có an, at

2.1 Dạy vần an

B1: GV đưa vần an

– Gọi HS đọc

– Thay âm m bằng âm n được vần gì?

– GV đọc mẫu vần an.

– GV nhận xét

B2: Phân tích vần.

– Vần an có mấy âm? (Phân tích vần)

B3. Đánh vần an.

– GV đánh vần mẫu: a – nờ – an/ an.

B4: Quan sát tranh

– GV cho HS quan sát hình ảnh cái bàn.

+ Đây là cái gì?

* GT bàn: Bàn là đồ thường làm bằng gỗ hoặc nhựa, có mặt phẳng và chân đỡ, dùng để làm việc, học tập,…

– GV viết tiếng: bàn

B5. Đánh vần tiếng

-GV chỉ thước, HS đọc bờ-an- ban- huyền- bàn/ bàn.

– Tìm tiếng có chứa vần an

– GV ghi bảng: tan, tàn tán tản, tãn, tạn.

– Y/c HS đọc các tiếng vừa tìm được

+ Vần an kết hợp được với mấy thanh? Dấu thanh đặt ở đâu?

2. Dạy vần at

B1. Xuất hiện vần.

– GV đưa vần: at

– GV nhận xét, phát âm lại.

B2. Phân tích vần.

– GV dùng ký hiệu yêu cầu HS phân tích vần.

– GV gọi HS nhận xét- GV nhận xét.

B3: Đánh vần.

– GV yêu cầu HS đánh vần.

– Gv nhận xét.

+ Có vần at muốn được tiếng hát em làm thế nào?

– GV chỉ bảng hát

B4: Quan sát tranh

– GV cho HS quan sát tranh nhà hát.

+ Đây là bức ảnh chụp cảnh ở đâu?

* GT về nhà hát: Ngôi nhà lớn chuyên dùng làm nơi trình diễn các tiết mục nghệ thuật sân khấu cho mọi người xem.

– GV ghi bảng, HS đọc

B5: Tìm tiếng chứa vần at

– GV yêu cầu HS ghép âm đầu với vần at thêm dấu thanh để tạo thành tiếng.

– GV ghi các từ HS tìm được lên bảng: tát, tạt

+ Chỉ bảng lớp cho HS đọc các tiếng mà HS vừa nêu được.

+ vần at chỉ kết hợp được với mấy thanh?

* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì?

=>GV GT + ghi bảng tên bài.

– So sánh vần an vần at có điểm gì giống và khác nhau

– GV nhận xét, tuyên dương.

– 3 HS đọc, lớp đọc ĐT

– Cô được vần an

– HS đọc CN – N- ĐT

– Vần an có 2 âm, có âm a đứng trước, âm n đứng sau.

– HS đọc nối tiếp CN- ĐT:

a – nờ – an/ an.

– HS quan sát.

– Cái bàn

– HS đọc CN- N- Cả lớp: bờ- an- ban- huyền- bàn/ bàn.

– HS tìm và nêu – đọc đánh vần, nêu miệng.

– HS đọc CN, tổ, lớp (đọc trơn, đánh vần, phân tích 1 số tiếng).

– Vần an kết hợp được với 6 thanh. Dấu thanh đặt ở a.

– 2,3 HS đọc vần at.

– HS đọc: CN- tổ- Lớp

– Vần at gồm có 2 âm, âm a đứng trước, âm t đứng sau (CN, lớp).

– HS đánh vần a-tờ- at/at (CN- T- ĐT).

– Em thêm âm h và thanh sắc

– HS đánh vần, đọc trơn

– Nhà hát

– HS đọc CN – ĐT

– HS tìm

– HS luyện đọc CN – ĐT

– Vần at chỉ kết hợp được với 2 thanh.

– Vần an, at

– HS đọc

+ Giống nhau: đều có âm a

+ Khác nhau:- Vần an có ân n, vần at có âm t.

– Vần an kết hợp được với 6 thanh, vần at chỉ kết hợp được 2 thanh

– PP phân tích mẫu và rèn luyện theo mẫu, quan sát, so sánh. PP làm việc cá nhân, nhóm, lớp. PP khích lệ HS.

– KT: đọc truyền điện, đặt câu hỏi.

– SP: phần đọc vần an, tiếng chứa vần an.

– PP quan sát, hỏi đáp

CC

– Câu hỏi.

– Đọc được các tiếng,từ, câu có chứa vần an, at.

– Viết được vần an, at và tiếng có chứa vần an, at.

HĐ2:LUYỆN TẬP

Bài 2: Mở rộng vốn từ

– Gọi HS nêu yêu cầu

– Cho HS quan sát tranh- đọc tiếng, từ.

– Giải thích từ: thợ hàn, màn

– GV tổ chức cho HS làm bài

– GV chữa bài

– GV gọi HS nhận xét- GV kết luận.

* Chia sẻ: GV tổ chức cho HS chia sẻ và nói cho nhau nghe những từ, câu có chứa an, at

– GV gọi 1 số nhóm lên trình bày

– GV nhận xét, tuyên dương

*Tập viết (bảng con – BT 5)

B1: Quan sát- nhận xét

– GV đưa chữ mẫu: an, bàn, at, nhà hát.

– GV trình chiếu cho HS quan sát mẫu.

– GV vừa viết vừa nêu cách viết chữ ghi vần an.

– Chữ ghi vần an gồm mấy con chữ?

– Độ cao của các con chữ.

– Hướng dẫn HS viết bảng.

– GV theo dõi, sửa cho HS

– Tương tự với chữ ghi tiếng bàn, …

+ bàn: viết b trước, vần an sau, dấu huyền đặt trên a.

+ Chữ ghi từ nhà hát có mấy tiếng? Khoảng cách các tiếng?

– (nhà) hát: viết h trước, vần at sau, dấu sắc đặt trên a.

– GV nhận xét- sửa sai.

– Gạch chân tiếng chứa vần an, tiếng chứa vần at

– HS đọc nối tiếp, ĐT

– HS mở vở BT làm

– 2 HS nêu

– HS làm việc nhóm đôi

– 2 nhóm lên chia sẻ trước lớp

– 2,3 HS đọc.

– HS quan sát và nêu

– Vần an được viết bằng 2 con chữ.

– Độ cao là 2 li

– HS luyện viết

– HS đọc lại

– 1 HS đọc, nói cách viết vần an, at; chiều cao các con chữ.

– HS viết bài.

+ Có 2 tiếng. Khoảng cách giữ các tiếng là 1,5 ô li.

– PP quan sát, rèn luyện theo mẫu

– PP phân tích, vấn đáp. PP làm việc cá nhân, nhóm đôi, lớp. PP khích lệ HS.

– Kĩ thuật chia sẻ, đặt câu hỏi

tranh, chữ mẫu,

– SP:

Đọc các tiếng, từ chứa vần an, at.

. Bài viết các tiếng chứa vần an, at/ Phiếu học tập,

PP: hỏi-đáp, quan sát

CC: bảng kiểm, câu hỏi.

3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ

– Tiết Tiếng Việt hôm nay các em được học bài gì?

– Vần an kết hợp được với mấy thanh? Vần at kết hợp được với mấy thanh?

– Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà viết vần an, at vào bảng con.

– Vần an, vần at.

– Vần an kết hợp được với 6 thanh. Vần at chỉ kết hợp được với 2 thanh.

– HS lắng nghe.

PP: vấn đáp.

PP: cá nhân, lớp.

KT: đặt câu hỏi

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

HS ĐÁNH GIÁ ĐỌC LẪN NHAU (PHẦN KHÁM PHÁ)

– Bạn đọc đúng chưa?

– Đọc to, rõ ràng chưa?

– Tốc độ đọc đã đảm bảo chưa?

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG HS ĐÁNH GIÁ ĐỌC LẪN NHAU (PHẦN LUYỆN TẬP)

– Bạn đọc đúng mấy tiếng chứa vần an, at?

Thầy cô nên dùng bảng kiểm để tiện giao việc cho HS. Bảng kiểm có thể thiết kế như sau:

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC VẦN, TIẾNG, TỪ, CÂU CHỨA VẦN AN, AT
(Dành cho HS đánh giá đồng đẳng)

Họ tên người đánh giá:……………………..

Lớp: ………………………………………………

Điền + vào ô bạn đã làm được, điền – vào ô bạn chưa làm được trong bảng sau đây:

STT Họ và tên HS Đọc đúng Đọc to, rõ ràng Tốc độ đọc vừa phải

PHIẾU BÀI TẬP (HĐ LUYỆN TẬP)

Họ và tên : …………………………………………

Bài tập: Gạch 1gạch dưới tiếng có cần an

Gạch 2 gạch dưới tiếng có vần at

nhãn thợ hàn bát
hạt đỗ màn ngan

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHẬN BIẾT TIẾNG TỪ CHỨA VẦN AN, AT
(DÀNH CHO HS TRONG NHÓMBAĐÁNH GIÁ HS)

STT HỌ VÀ TÊN CÁC MỨC ĐỘ
Đúng 1-2 tiếng Đúng 3-4 tiếng Đúng 5-6 tiếng
1
2

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNGCHÍNH TẢ CỦA HS
(DÀNH CHO GV)

Họ và tên HS:……………………………………

Các tiêu chí đánh giá Không
1. Tư thế ngồi viết có đúng không?
2. Cách cầm bútcó đúng không?
3. Chữ viết có thẳng hàng không?
4. Chữ viết có đúng kiểu chữ, cỡ chữ không?
5. Giãn cách giữa các chữ đúng quy định không?
6. Trình bày bài sạch không?
7. Chữ viết có đẹp không?

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Đạo đức Mô đun 3

CHỦ ĐỀ: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU:

+ Nêu được những việc làm tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng miệng, tóc, cơ thể, ăn mặc chỉnh tề,….

+ Biết vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân

+ Tự làm được các việc chăm sóc bản thân vừa sức của mình.

+ Học sinh được phát triển một số biểu hiện PC, NL như:

+ Phẩm chất: Trách nhiệm (có ý thức thực hiện chăm sóc bản thân), chăm chỉ (hằng ngày tự giác tự chăm sóc bản thân).

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Viết về hoạt động của một bạn nhỏ trong bức tranh em thích Dàn ý & 6 đoạn văn mẫu lớp 2

+ Năng lực: Giao tiếp hợp tác (Chia sẻ thảo luận về việc tự chăm sóc bản thân. Tự chủ, tự học (Tự thực hiện được những việc làm tự chăm sóc bản thân). Giải quyết vấn đề và sáng tạo (Biết giải quyết các tình huống phù hợp với chủ đề). Điều chỉnh hành vi (tự thực hiện các việc như đánh răng, vệ sinh thân thể,…). Phát triển bản thân (tự đánh giá được hành động, việc làm của mình và của các bạn trong việc tự chăm sóc bản thân)

+ Nhận biết những việc nên làm, không nên làm để dần thay đổi hành vi

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN

GV: – SGK, SGV, Phiếu đánh giá, vở bài tập đạo đức 1.Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Vũ điệu rửa tay”) Phiếu rèn luyện: (tiết 2)

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

– Thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1+2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5 phút)

2. Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp

3. Công cụ đánh giá: câu hỏi

4. Hình thức: cá nhân

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, học sinh thực hiện động tác rửa tay theo nhạc để dẫn dắt vào bài

Gv tổ chức cho cả lớp nghe nhạc bài “Vũ điệu rửa tay”

– GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:

+ Em đã thực hiện động tác gì khi nghe nhạc ?

+ Em cần rửa tay khi nào?

– HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Chúng ta cần thường xuyên rửa tay để giữ vệ sinh cá nhân.

2. Khám phá (25 phút)

5. Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp, quan sát.

6. Công cụ đánh giá: câu hỏi

7. Hình thức: cá nhân, nhóm đôi

Mục tiêu: Quan sát nội dung tranh, biết vì sao phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Cách tiến hành

Hoạt động 1:Khám phá lợi ích của việc giữ sạch răng miệng

Bước 1.

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

– GV đặt câu hỏi theo tranh

+ Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng?

+ Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng?

+ Nếu không giữ sạch răng miệng thì điều gì sẽ xảy ra?

– Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.

Kết luận:

– Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày

– Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh

– Nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau.

Bước 2.

– GV yêu cầu hs quan sát tranh SGK

– GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:

+ Em đánh răng theo các bước như thế nào?

– GV gợi ý:

1/ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng

2/ Lấy kem đánh răng ra bàn chải

3/ Lấy nước

4/ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trong, ngoài, nhai

5/ Súc miệng bằng nước sạch

6/ Vệ sinh bàn chải đánh răng và cất đúng nơi quy định

Kết luận: Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ.

Hoạt động 2: Em tắm gội sạch sẽ.

– GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

– GV đặt câu hỏi theo tranh

+ Vì sao cần tắm, gội hằng ngày?

+ Em tắm gội như thế nào?

Giáo viên gợi ý các bước tắm gội

Kết luận:

– Các bạn trong tranh biết tắm, gội hằng ngày cho thân thể sạch sẽ. Biết được các bước tắm, gội.

* Hoạt động 3: Rửa tay đúng cách

– Giáo viên chiếu 6 bước rửa tay để học sinh quan sát

Kết luận: Thực hiện rửa tay đúng cách, đúng bước, đúng thời điểm để giữ gìn vệ sinh cá nhân.

3. Luyện tập (25 phút)

8. Phương pháp kiểm tra: Quan sát.

9. Công cụ đánh giá:

Hình thức: cá nhân, nhóm đôi

Mục tiêu: Học sinh thực hành vệ sinh cá nhân hằng ngày.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Thực hành đánh răng

Tổ chức hoạt động chia sẻ và thực hành đánh răng

– GV: Nhận xét

Hoạt động 2: Thực hành rửa tay

(thực hành quy trình 6 bước)

Kết luận: Em cần thực hiện rửa tay đúng cách để luôn giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ.

Hoạt động 3: Gội đầu đúng cách

Thực hành giả định với các bước gội đầu đúng cách

4. Vận dụng

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra, đánh giá theo phiếu học tập

Công cụ đánh giá: Phiếu rèn luyện

Hình thức: cá nhân, nhóm đôi

Mục tiêu: Hs thực hiện được tự chăm sóc bản thân

Cách thực hiện:

* Đưa ra lời khuyên cho bạn

Em có lời khuyên gì cho bạn chưa biết giữ cơ thể sạch sẽ?

– GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

– GV: Phát phiếu rèn luyện về nhà thực hiện

– HS nghe nhạc kết hợp các động tác rửa tay

– HS trả lời

– Hoạt động N2 (HS quan sát tranh)

– Các nhóm báo cáo theo từng câu hỏi.

– Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

– HS lắng nghe

– Hoạt động nhóm đôi hỏi đáp cách đánh răng của bạn

– HS tự liên hệ bản thân kể ra.

– HS lắng nghe.

– Hoạt động N2 (HS quan sát tranh)

– Các nhóm báo cáo theo từng câu hỏi.

– Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

– Học sinh hoạt động cá nhân.

– Học sinh chia sẻ nhóm đôi hỏi đáp các bước rửa tay

– HĐ nhóm đôi nhắc lại các bước thực hiện khi đánh răng

– Các nhóm thực hành đánh răng

– HS nhận xét đánh giá hoạt động thực hành đánh răng

– HĐ nhóm đôi nhắc lại các bước thực hiện rửa tay đúng cách

– Các nhóm thực hành rửa tay

– HS nhận xét đánh giá hoạt động thực hành rửa tay.

– HS lắng nghe

– HĐ nhóm đôi nhắc lại các bước thực hiện gội đầu đúng cách

– Các nhóm thực hành các bước gội đầu

– HS thảo luận và đưa ra lời khuyên

– HS lắng nghe

HS: Nhận phiếu rèn luyện về nhà thực hiện

PHIẾU RÈN LUYỆN BẢN THÂN

Họ và tên:……………………………………………….

Đánh dấu x vào từng nội dung theo cột dọc

Việc làm Bản thân
T2 T3 T4 T5 T6 T7 Ý kiến phụ huynh
Đánh răng
Rửa mặt
Tắm
Gội đầu
Rửa tay
Gấp quần áo

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BẠN

Họ và tên người đánh giá:……………………………………………….

Họ và tên người được đánh giá:………………………………………….

Đánh dấu x vào từng nội dung theo cột dọc

Việc làm Dành cho HS đánh giá bạn mình
T2 T3 T4 T5 T6
Đầu tóc gọn gàng
Quần áo sạch sẽ
Bàn tay sạch

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Khoa học Mô đun 3

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC MÔN KHOA HỌC
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Thời lượng: 2 tiết

1. Kế hoạch đánh giá cho chủ đề

Hoạt động học(thời gian) Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Sản phẩm Hình thức KTĐG Phương pháp KTĐG Công cụ KTĐG

Hoạt động 1. Ôn lại kiến thức về các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên

(15 phút)

Nêu được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.

Các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.

Phương pháp hợp tác, kĩ thuật động não

HS nêu đúng chất dinh dưỡng.

.

Đánh giá thường xuyên

PP quan sát

Câu hỏi/Rubric

Hoạt động 2. Tìm hiểu về bữa ăn lành mạnh trong thực tế

(15 phút)

Chia sẻ và nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa sơ đồ tháp dinh dưỡng trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường.

Bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa sơ đồ tháp dinh dưỡng trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường.

Phương pháp dạy học hợp tác, Phương pháp trò chơi

HS lựa chọn các thức ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và lên thực đơn cho một ngày .

Đánh giá thường xuyên

PP quan sát

Câu hỏi /Bảng kiểm

Hoạt động 3. Thực hiện việc làm để phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

( 20 phút)

– Thực hiện một số việc làm để phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Một số việc làm để phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Hợp tác, kĩ thuật sơ đồ tư duy.

Vẽ được sơ đồ tư duy với các thông tin như sau:

+ Không ăn quá nhiều đồ ngọt

+ Không ăn nhiều đồ nhanh

+ Không ăn quá mặn

+ Nên phối hợp nhiều loại thức ăn

+ Nên ăn nhiều rau xanh….

Đánh giá thường xuyên

PP thực hành

Bài tập/ Rubric

Hoạt động 4 Vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện để phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

( 12 phút)

Vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

Phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

Đóng vai, Kỹ thuật: Tia chớp

Khuyên được em trai: không ăn gà rán, xúc xích vì chứa nhiều chất béo, dễ bị bệnh béo phì.

Đánh giá thường xuyên

PP thực hành

Bài tập tình huống/ bảng kiểm

2. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch

* Hoạt động 1

Nêu được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.

Câu hỏi : Tuần vừa rồi, em đã ăn những thức ăn gì để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?

Bảng đánh giá tiêu chí:

Tiêu chí/mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Nêu được các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng

Nêu 1 nhóm thức ăn

Nêu 2 nhóm thức ăn

Nêu 3 nhóm thức ăn

Nêu 4 nhóm thức ăn

* Hoạt động 2

Câu hỏi : Theo em muốn biết bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không chúng ta dựa vào đâu để xác định?

Bài tập: Hãy lựa chọn chọn các thức ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và lên thực đơn cho một ngày.

Bảng kiểm:

STT Nhóm thức ăn Nên Không nên
1 Trong bữa ăn chỉ ăn 1 món mà mình yêu thích
2 Trong bữa ăn mình chỉ ăn rau
3 Trong bữa ăn kết hợp nhiều loại thức ăn (4 nhóm thức ăn)

* Hoạt động 3

– Thực hiện một số việc làm để phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Bài tập: Liệt kê những việc làm để phòng tránh một số bệnh theo sơ đồ tư duy.

Bảng đánh giá tiêu chí:

Tiêu chí / mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Việc làm để phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Nêu 1 việc

Nêu 2 việc

Nêu 3 việc

Nêu 4 việc

* Hoạt động 4

Bài tập tình huống: Ngày nào em trai cũng đòi mẹ cho ăn gà rán, xúc xích. Tuy nhiên, hôm nay mẹ nói không mua cho ăn nữa, nhưng em vẫn đòi ăn. Em khuyên thế nào để em trai không đòi ăn nữa?

Bài tập: Trong 2 phút, mỗi em nêu hai cách để vận động gia đình thực hiện phòng tránh bệnh béo phì, bệnh còi xương

Bảng kiểm

STT Khả năng vận động Đạt Chưa đạt
1 Nêu được cách để vận động gia đình thực hiện phòng tránh bệnh béo phì.
2 Nêu được cách để vận động gia đình thực hiện phòng tránh bệnh còi xương.

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Tự nhiên xã hội Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
Chủ đề 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Bài 15: CÂY XUNG QUANH EM (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS:

* NL khoa học:

  • Kể được tên, mô tả được hình dạng, màu sắc, kích thước và đặc điểm bên ngoài nổi bật của một số cây mà em biết
  • HS biết cách gieo hạt và chăm sóc để hạt phát triển thành cây con.

* NL chung:

  • Tự chủ và tự học (tự tìm hiểu về các loại cây xung quanh)
  • Giao tiếp và hợp tác (tích cực trao đổi nhau về những điều mình biết về các loại cây)

* Phẩm chất:

  • Trung thực (trung thực trong ghi chép và trình bày, báo cáo kết quả của bản thân , của nhóm)
  • Chăm chỉ (có ý thức vận dụng kiến thức, tích cực tham gia hoạt động)
  • Trách nhiệm (hoàn thành các công việc được giao)

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Thời lượng Các hoạt động học Hoạt động của GV HĐ của HS Thiết bị, ĐDDH Công cụ đánh giá
HĐ KHỞI ĐỘNG:

5p

Giới thiệu/ Khởi động

– Tổ chức cho HS hát: Lý cây xanh

– GV:

+ Bài hát nói về những sự vật gì?

+ Xung quanh chúng ta có nhiều cây xanh không?

Các em có muốn tìm hiểu về cây cối xung quanh chúng ta không? Chúng ta cùng nhau bắt đầu bài học nào.

Ghi tên: Cây xung quanh em (tiết 1)

– HS hát theo nhạc.

– HS:

+ Cây và con chim

+ Có ạ…

Video

Câu hỏi

HĐ KHÁM PHÁ:

15p

HĐ 1: Quan sát và hoàn thành mẫu phiếu quan sát

Mục tiêu: Kể được tên, mô tả được hình dạng, màu sắc, kích thước và đặc điểm bên ngoài nổi bật của một số cây mà em biết

* PP quan sát

* HTTC: nhóm

– GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy quan sát cây xung quanh và hoàn thành mẫu phiếu quan sát cây

– GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: quan sát cây bóng mát: cây phượng, cây bàng, cây xà cừ,…

+ Nhóm 2: quan sát cây hoa: hoa mười giờ, cây hoa hồng..

+ Nhóm 3: quan sát cây rau: rau cải, rau muống,…

(Với những cây HS chưa biết tên, GV cung cấp tên cây cho HS. GV hỗ trợ HS trong quá trình quan sát)

– Gv cho HS xuống sân trường, quan sát cây ở sân trường, vườn trường.

– Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp

– GV nhận xét và giúp HS chốt kiến thức.

– HS chia vào các nhóm

– HS xuống sân trường, quan sát cây ở sân trường

– HS ghi tên cây và đánh dấu x những đặc điểm quan sát được vào phiếu quan sát cây mà GV đã phát.

– Sau khi quan sát, các nhóm cùng thống nhất kết quả quan sát của cả nhóm

– Cử đại diện lên báo cáo trước lớp phiếu thu hoạch của nhóm mình.

Phiếu học tập 1

– Câu hỏi

– Thang đo

HĐ LUYỆN TẬP

8P

HĐ 2: Kể tên các loại cây mà em biết

* Mục tiêu: Giúp HS biết thêm được nhiều loại cây xung quanh với một số đặc điểm nhận dạng chính như hình dáng, màu sắc, kích thước, mùi hương… của chúng, từ đó thấy được sự đa dạng của thể giới thực vật xung quanh.

* PP thảo luận nhóm

* HTTC: nhóm

– GV giao nhiệm vụ: HS quan sát hình các cây trong SGK, kết hợp quan sát hình về một số cây HS sưu tầm hoặc một số cây thật HS mang đi để giới thiệu với các bạn

-GV chia HS theo nhóm 4. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu trước nhóm các loại cây mà mình sưu tìm được: tên cây, đặc điểm khác biệt,…

-GV nhắc HS nhấn mạnh vào những đặc điểm thú vị của cây

– GV nhận xét, chốt kiến thức

– HS chia sẻ trong nhóm

– Đại diện các nhóm sắm vai người trồng cây thông thái để giới thiệu cho khách hàng biết về các loại cây của mình.

– Các nhóm khác đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về các loại cây

Tranh ảnh trong SGK, cây thật

– Câu hỏi

HĐ VẬN DỤNG

10p

HĐ 3: Chúng mình cùng gieo hạt

Mục tiêu: HS biết cách gieo hạt và chăm sóc để hạt phát triển thành cây con.

* PP thực hành

* HTTC: nhóm

– GV phát các chậu hoặc khay nhựa và hạt đậu đã chuẩn bị trước cho các nhóm.

– Sau khi GV hướng dẫn cách gieo hạt và chăm sóc

– GV hỗ trợ những nhóm còn lúng túng.

Sản phẩm sẽ được để ở lớp để hàng ngày HS chăm sóc và quan sát quá trình nảy mầm, phát triển của cây.

– Các nhóm sẽ thực hành gieo hạt đậu.

Chậu, khay, hạt giống

HĐ CỦNG CỐ- DẶN DÒ

2p

– Yêu cầu HS tìm hiểu thêm những cây xung quanh em và tìm hiểu lợi ích của cây.

– Chuẩn bị tiết 2: mang 1 cây đi quan sát.

Phiếu học tập 1

Em hãy quan sát cây cối ở sân trường và vườn trường để hoàn thành bảng sau:

Stt Tên cây Hình dạng Thân Hoa Quả
to nhỏ Mềm Cứng
1.
2.
3.
4.

Phiếu đánh giá HĐ 1

Em hãy đánh dấu (x) vào khoảng mức độ em đạt được

– Nhận biết và nêu đặc điểm bên ngoài nổi bật của một số cây mà em biết:

Đặc điểm cây

Rất tốt: > 7 cây

Tốt: 5- 7 cây

Chưa tốt: < 4 cây

Bài dạy minh họa môn Giáo dục thể chất Mô đun 3

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Cấp tiểu học – lớp 1
CHỦ ĐỀ 2: BÀI TẬP THỂ DỤC
Bài 5: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ.
(1 tiết)

Người soạn và thực hiện: ……………………………….

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

  • Trung thực: HS tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và hoàn thiện nhiệm vụ vận động.
  • Chăm chỉ: HS chủ động hoàn thành lượng vận động của bài tập, tích cực tham gia trò chơi vận động.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS biết xem tranh ảnh trong sách giáo khoa phục vụ ND bài học và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được động tác vươn thở.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác với bạn trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS thực hiện được các nhiệm vụ học tập, bài tập và trò chơi vận động theo yêu cầu của giáo viên

2.2. Năng lực đặc thù:

  • Năng lực chăm sóc sức khỏe: HS biết vệ sinh sân tập, phòng tập và vệ sinh tập luyện.
  • Năng lực vận động cơ bản: Biết hô nhịp, cách thực hiện các động tác vươn thở đúng đúng nhịp và đúng phương hướng.
  • Năng lực hoạt động TDTT: học sinh tham gia trò chơi

II. Địa điểm – phương tiện

– Địa điểm: Sân trường

– Phương tiện:

  • Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
  • Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

– Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi

– Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp đôi.

IV. Phương pháp và công cụ đánh giá.

  • Phương pháp quan sát.
  • Phương pháp vấn đáp gợi mở.
  • Phương pháp vấn đáp củng cố.
  • Sử dụng công cụ: Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá
  • Sử dụng công cụ: Câu hỏi dạy học.
  • Sử dụng công cụ: bảng kiểm kết hợp tự đánh giá, bài tập kiểm tra.
  • Sử dụng công cụ: Câu hỏi.

* Qua chương trình tập huấn giáo viên – bồi dưỡng đại trà module 3 và dựa trên kế hoạch bài học mà tôi đã xây dựng ở Mô đun 2, tôi sẽ phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong kế hoạch bài học dưới đây như sau:

Tham khảo thêm:   Nghị định 49/2018/NĐ-CP Tiêu chuẩn của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp

IV. Tiến trình dạy học

Nội dung LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Hoạt động GV Hoạt động HS Phương pháp, KTDH Phương pháp và công cụ đánh giá

I. Hoạt động mở đầu:

1. Nhận lớp

2. Khởi động

– Trò chơi “đứng ngồi theo lệnh”

II. Hình thành kiến thức:

* Động tác vươn thở

Động tác vươn thở

Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như nhịp 1,2,3,4 nhưng bước chân phải sang ngang

III. Hoạt động luyện tập

– Tập đồng loạt

– Tập theo tổ nhóm

– Tập theo cặp đôi

IV.Hoạt động vận dụng:

Trò chơi “Kết bạn”.

Kết bạn

V. Hoạt đông kết thúc:

1. Hồi tĩnh.

2. Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

3. Hướng dẫn HS tự ôn ở nhà

4. Xuống lớp

5 – 7’

5-6’

10-12’

2 lần

1 x 8N

2 lần

1 x 8N

2 lần

3- 5’

4-5

– Phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.

– GV nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh.

– Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

– GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.

– Cho học sinh chơi, đánh giá trò chơi.

– GV treo tranh minh họa.

– Cho HS quan sát tranh.

– Cho biết động tác vươn thở có mấy nhịp?

– Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu

– GV yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ.

– Gọi 1 HS thực hiện lại động tác.

– GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.

– GV hô – HS tập theo

– GV quan sát, sửa sai cho HS.

– Cho HS luyện tập theo tổ.

– GV cho học sinh tập luyện cặp đôi

– GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

– Cho HS chơi thử và chơi chính thức.

– Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật

– Cho HS thực hiện động tác thả lỏng

– Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

– Tự tập luyện và hoàn thiện động tác vươn thở. Xem trước động tác tay trong SGK

– Đội hình nhận lớp

Đội hình nhận lớp

– Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

Giáo dục thể chất

– Đội hình HS quan sát tranh

Giáo dục thể chất

– 1HS thực hiện, lớp quan sát nhận xét

– H S quan sát, lắng nghe

– Quan sát GV làm mẫu

– Đội hình tập luyện đồng loạt.

ĐH tập luyện theo tổ

ĐH tập luyện theo cặp đôi

Giáo dục thể chất

– Đội hình trò chơi.

Giáo dục thể chất

– HS lắng nghe, hình thành cách chơi.

– HS chơi trò chơi

ĐH kết thúc

Giáo dục thể chất

– HS thực hiện thả lỏng

– HS lắng nghe ghi nhớ và thực hiện.

– PP lời nói; KT giao nhiệm vụ.

– PP trò chơi, hợp tác, nhóm.

– KT giao nhiệm vụ.

– PP trực quan, phòng tranh, dùng lời, thực hành.

– KT giao nhiệm vụ, động não, trình bày, làm mẫu.

– PP thực hành, hợp tác, nhóm, giải quyết vấn đề.

– KT giao nhiệm vụ, động não, trình bày, làm mẫu.

– PP trò chơi, làm mẫu, dùng lời,thi đấu hợp tác, thực hành, khám phá.

– KT giao nhiệm vụ, động não, trình bày, làm mẫu.

– PP lời nói, thực hành.

– KT: Giao nhiệm vụ, động não, trình bày.

– Sử dụng phương pháp: Phương pháp quan sát.

Sử dụng công cụ: Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá

– Sử dụng phương pháp quan sát. Phương pháp vấn đáp gợi mở.

– Sử dụng công cụ: Câu hỏi dạy học.

– Sử dụng phương pháp quan sát qua quá trình tập luyện; quan sát mức độ hoàn thành động tác. Phương pháp vấn đáp củng cố.

– Sử dụng công cụ: bảng kiểm kết hợp tự đánh giá, bài tập kiểm tra.

– Sử dụng phương pháp quan sát qua quá trình thực hiện. Phương pháp vấn đáp

– Sử dụng công cụ: Câu hỏi.

– Sử dụng phương pháp vấn đáp

– Sử dụng công cụ: Câu hỏi.

Kế hoạch bài dạy minh họa môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 3

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
(Tiết 1)
PHƯƠNG THỨC CÓ TÍNH KHÁM PHÁ
Sinh hoạt theo chủ đề: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA EM VÀ CỦA BẠN

I. MỤC TIÊU.

1. Năng lực đặc thù:

a. Mục tiêu hướng vào bản thân

  • Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân.
  • Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.
  • Thể hiện được sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bằng một số lời nói, hành động cụ thể.
  • Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.

b. Mục tiêu hướng đến xã hội

  • Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.
  • Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

2. Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo
  • Tự chủ và tự học

3. Phẩm chất:

  • Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.
  • Trách nhiệm học tập
  • Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.
  • Nhân ái

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Bút chì; Bộ thẻ cảm xúc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

A .Mục tiêu của chủ đề

B. Ma trận đánh giá

Hoạt động (TG) Mục tiêu Hình thức/Phương pháp Phương pháp ĐG Công cụ đánh giá Cách thực hiện (tự ĐG, ĐG đồng đẳng…)
(Ghi rõ thứ tự và tên hoạt động) (Ghi đầy đủ mục tiêu của HĐ: Năng lực sinh học, năng lực chung, phẩm chất) (Tên Hình thức/PP) (Ghi rõ tên PPĐG) (Ghi rõ tên CCĐG)

1. Trò chơi “Chuyền hoa”

Mục tiêu:

– Khởi động tạo hứng thú cho HS

Phương pháp:

– Trò chơi

Quan sát

Câu hỏi

ĐG đồng đẳng

2. Mô tả hình dáng của em

Mục tiêu:

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của em.

Phương pháp:

– Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

Quan sát, hỏi đáp

Phiếu (Vở bài tập/GKG)

ĐG đẳng đồng

3. Mô tả hình dáng bạn và so sánh hình dáng của em với hình dáng của bạn.

Mục tiêu:

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của bạn em.

– Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

– Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

Phương pháp:

– Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

– Quan sát, hỏi đáp, viết

Bảng ghi chép

Sản phẩm

ĐG đẳng đồng

4. Những việc làm của bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn

Mục tiêu:

– Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

– Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

Phương pháp:

– Phỏng vấn

Hỏi đáp

Câu hỏi

ĐG đồng đẳng

5. Đánh giá “ Sự tự tin và trung thực”

Mục tiêu:

– Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

Phương pháp:

– Trắc nghiệm

Viết

Bảng kiểm

Tự đánh giá

C. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch

1. Hoạt động nhận diện- khám phá:

2. Hoạt động chiêm nghiệm – kết nối

3. Hoạt động thực hành/luyện tập

4. Hoạt động Vận dụng, mở rộng

GHI CHÚ:

– Mỗi HĐ cần thiết kế và trình bày các công cụ ĐG của hoạt động đó,

– Đánh số thứ tự các công cụ

– Thiết kế bộ công cụ đảm bảo các điều kiện sau: Thiết kế công cụ cho tối thiểu 2 hoạt động, nhưng phải đảm bảo có từ có 3 – 5 công cụ đánh giá.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Lớp 1; STCT: 01; TUẦN 01

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

(Tiết 1)

PHƯƠNG THỨC CÓ TÍNH KHÁM PHÁ

Sinh hoạt theo chủ đề: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA EM VÀ CỦA BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

a. Mục tiêu hướng vào bản thân

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân: NLĐT1

– Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

– Thể hiện được sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bằng một số lời nói, hành động cụ thể.

– Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.

b. Mục tiêu hướng đến xã hội

– Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

– Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

2. Năng lực chung:

– Giao tiếp và hợp tác

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo

– Tự chủ và tự học

3. Phẩm chất:

– Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

– Trách nhiệm học tập

– Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

– Nhân ái

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Bút chì; Bộ thẻ cảm xúc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Thời gian Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thiết bị và ĐDDH

3’

1.Khởi động: Trò chơi “Chuyền hoa”

Mục tiêu:

– Khởi động tạo hứng thú cho HS

Phương pháp:

– Trò chơi

* Cách tiến hành

*Bước 1:

– GV tổ chức trò chơi Chuyền hoa để học sinh làm quen với nhau.

*Bước 2: Cả lớp sẽ đứng thành vòng tròn. GV sẽ bắt nhịp một bài hát quen thuộc, cả lớp cùng hát theo và chuyền bông hoa đi. Khi bài hát kết thúc, bông hoa được chuyền đến bạn nào thì bạn đó sẽ giới thiệu về tên của mình cho cả lớp nghe.

*Bước 3: GV nhận xét

– HS tham gia trò chơi và thực hiện nhiệm vụ.

Hoa nhựa

9’

2.Khám phá: Mô tả hình dáng của em

Mục tiêu:

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của em.

Phương pháp:

– Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

*Cách tiến hành:

*Bước 1:

– GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm đôi quan sát mình trong gương và gợi ý bằng những câu hỏi như: Em thấy hình dáng mình thế nào? Mái tóc, khuôn mặt, màu da, mũi, miệng, nụ cười,… trông ra sao?

*Bước 2:

– Sau khi HS soi gương, GV hướng dẫn HS trong từng nhóm mô tả hình dáng của mình cho người kia và ngược lại.

– GV yêu cầu HS vẽ lại khuôn mặt kèm mái tóc của em vào Vở bài tập.

*Bước 3:

– GV kết hợp gọi một vài HS lên bảng giới thiệu sản phẩm và mô tả hình dáng bên ngoài của mình.

– HS quan sát mình trong gương.

– HS trong từng nhóm mô tả hình dáng của mình cho người kia và ngược lại.

– HS vẽ theo yêu cầu.

– HS giới thiệu sản phẩm và mô tả hình dáng bên ngoài của mình.

Gương soi

Vở bài tập

15’

3. Luyện tập: Mô tả hình dáng bạn và so sánh hình dáng của em với hình dáng của bạn.

Mục tiêu:

– Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của bạn em.

– Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

– Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

Phương pháp:

– Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

Hoạt động 1: Quan sát và mô tả hình dáng bên ngoài của một bạn trong lớp

* Cách tiến hành:

*Bước 1:

– GV hướng dẫn cả lớp tham gia trò chơi Kết bạn. GV sẽ nói: Kết bạn, kết bạn. HS sẽ trả lời Kết mấy? Kết mấy? Lúc này GV sẽ yêu cầu HS kết hai để tạo thành những nhóm đôi.

*Bước 2:

– GV hướng dẫn HS quan sát kĩ bạn của mình trong từng nhóm đôi.

– GV hướng dẫn HS thảo luận và góp ý cho nhau để chuẩn bị phần trình bày của mình.

*Bước 3:

– GV gọi một vài cặp HS để trình bày trước lớp.

*Bước 4: GV nhận xét

Hoạt động 2: Hình dáng của em và của bạn có điểm gì giống nhau và khác nhau?

* Cách tiến hành:

* Bước 1:

– GV tổ chức làm nhóm đôi đánh dấu x vào những đặc điểm khác nhau của em và bạn mình để giúp HS nhận ra sự khác nhau, giống nhau về hình dáng bên ngoài của các em. (trong Vở BT /trang 6)

* Bước 2:

– HS thực hành.

* Bước 3:

– GV nhận xét

– HS tham gia trò chơi

– HS làm việc theo nhóm đôi.

– HS chú ý lắng nghe.

– HS trình bày.

– HS làm vào Vở BT/Trang 6

Vở bài tập

5’

4. Mở rộng:Những việc làm của bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn

Mục tiêu:

– Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

– Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

Phương pháp:

– Phỏng vấn

4.3 Cách tiến hành:

* Bước 1:

– GV hướng dẫn HS thử làm MC nhí và đi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn.

*Bước 2:

– GV gợi ý cho những HS còn lại trong lớp trả lời phỏng vấn về những việc bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn.

*Bước 3:

– GV nhận xét

– HS thử làm MC.

– HS trình bày.

Micrô

5’

5. Đánh giá: Sự tự tin và trung thực

Mục tiêu:

– Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

Phương pháp:

– Trắc nghiệm

* Cách tiến hành:

*Bước 1:

– GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để học sinh làm quen với việc đánh giá.

*Bước 2:

– HS thực hành đánh giá theo bảng sau

*Bước 3:

– GV tổng kết

– HS thực hiện.

Phiếu học tập

1’

* Kết nối:

– GV cho HS xem một đoạn clip ngắn về phim Doraemon và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu xem bạn Nobita và Doraemon có sở thích gì?

– HS lắng nghe nhiệm vụ

Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật Mô đun 3

I. Mục tiêu

* KT: HS nhận biết và sử dụng được hình dáng, màu sắc và phối hợp để tạo nên một sản phẩm tạo hình liên quan đến các sự vật, cảnh vật thiên nhiên xung quanh.

* KN: HS thực hiện các thao tác vẽ hình, tô màu, sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy tạo thành 1 bức tranh có chủ đề thiên nhiên xung quanh.

* Thái độ: HS yêu quý, nâng niu, giữ gìn cây cỏ, hoa lá, biết bảo vệ môi trường xung quanh bằng thái độ và hành động cụ thể.

* PC và NL cần hình thành và phát triển qua bài học:

– Hình thành PC “chăm chỉ” thông qua việc thực hiện bài tập; thông qua việc tái hiện những việc thường xuyên phải làm để giữ gìn sạch sẽ, bảo vệ và tô điểm cho môi trường cuộc sống xung quanh.

– Hình thành và phát triển NL “tự chủ và tự học” thông qua việc tự suy nghĩ và tái hiện về đặc
điểm các sự vật, hiện tượng xung quanh; NL “Giải quyết vấn đề và sáng tạo” trong các hoạt động vẽ tạo hình của cá nhân.

– Hình thành các NL đặc thù môn mĩ thuật: sử dụng các dụng cụ học vẽ: bút chì, bút màu… và trải nghiệm các cách thức tạo hình: vẽ nét, tô màu… tạo ra môt bức tranh. Từ đó, học sinh đọc được đúng tên của một số màu quen thuộc, biết cách thể hiện suy nghĩ của bản thân về các sự vật hiện tượng thông qua vẽ tạo hình trên mặt phẳng 2 chiều.

– Qua bài học, hình thành các năng lực: giao tiếp và hợp tác, của năng lực: tự chủ và sáng tạo. Năng lực nhận thức thẩm mĩ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ

II. Giải pháp tạo hình và phương tiện, đồ dùngthiết bị dạy – học

– Tạo hình sản phẩm 2D

– GV hướng dẫn HS sử dụng giấy trắng, màu vẽ, bút chì… và các vật liệu khác liên quan để thực hiện nhiệm vụ tạo hình.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành vàphát triển phẩm chất, năng lực học sinh quabài học

– Đánh giá đầu vào để biết được năng lực của học sinh:

  • Nhận biết và phân biệt các màu sắc khác nhau;
  • Khả năng quan sát và ghi nhớ các hình ảnh cuộc sống xung quanh;
  • Kỹ năng sử dụng bút màu, kỹ năng tô màu.

– Đánh giá quan sát quá trình thực hành bài tập của học sinh để đưa ra nhận định về:

  • Mức độ đạt được của năng lực: giao tiếp và hợp tác. Mức độ đạt được của năng lực: tự chủ và sáng tạo.
  • Mức độ đạt được của năng lực: Nhận thức thẩm mĩ. Mức độ đạt được của năng lực: Sáng tạo thẩm mĩ

– Đánh giá qua tiêu chí để xác định học sinh đạt được những mức nào của các năng lực đã đặt ra trong mục tiêu bài học.

– Tổ chức cho học sinh tự đánh giá để hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Thời lượng Các hoạt động học/phương phápđánh giá phẩm chất và năng lực Hoạt động của GV (Nói/Làm) Hoạt động của HS Đánh giá và công cụ đánh giá

Tổ chức thi đố vui “Nhận biết màu sắc xung quanh”
– GV gọi tên các màu khác nhau và yêu cầu học sinh rút đúng bút chì (sáp màu) có màu đỏ giơ lên cao: Màu đỏ/màu vàng/màu xanh

cây/màu xanh lam/màu

tím/màu nâu.

(chú ý: bắt đầu bằng những màu dễ nhận biết, về sau sẽ gọi tên những màu dễ nhầm lẫn)

– GV dán một vài bức tranh có các màu khác nhau lên bảng (Powerpoint), lần lượt cho học sinh gọi tên 5 màu đó.

(Chú ý: Mỗi bức tranh có
mỗi màu riêng biệt: tranh lá cây có màu xanh/ tranh

bông hoa có màu đỏ/ tranh áo dài Huế có màu tím…)

Hoạt động cá nhân:

Chọn và giơ lên cao bút chì (sáp màu) đúng như
giáo viên gọi tên.

Đọc tên màu của
bức tranh khi giáo viên chỉ vào các màu trên tranh.

– GV ghi lại

những học sinh không nhận biết được màu sắc khi chọn bút và giơ

lên hoặc khi giáo viên chỉ các màu trên tranh mà không gọi tên ra được.

– GV tập trung hỗ trợ những học sinh chưa có năng lực nhận ra được màu sắc.

Khám phá/ Đánh giá quan sát

Hoạt động theo nhóm nhỏ và thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao.

Quan sát, ghi nhớ và xác định được những học sinh có/ không có năng lực giao tiếp và hợp tác/ tự chủ và sáng tạo

Thực hành,
luyện tập: Đánh giá quan sát

Thực hành vẽ một bức tranh có chủ đề “Thiên nhiên” bằng bút chì màu (sáp màu) trên

Thời lượng Các hoạt động học/phương phápđánh giá phẩm chất và năng lực Hoạt động của GV (Nói/Làm) Hoạt động của HS Đánh giá và công cụ đánh giá

khổ giấy A4

Quan sát và ghi chép vào “Sổ theo dõi học sinh” một số hành vi cá biệt của học sinh liên quan đến năng lực: nhận thức thẩm mĩ; năng lực sáng tạo thẩm mĩ)

Ghi nhớ và đánh
dấu, lưu ý những
học sinh biểu hiện các năng lực nhận thức thẩm mĩ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ tốt/ chưa tốt để có những gợi ý, hướng dẫn thêm tại chỗ

Vận dụng/sáng tạo:

Tổng kết, đánh giá kết quả học tập/ Phối hợp
Tự đánh giá và đánh giá theo tiêu chí.

– Hướng dẫn học sinh trưng bày kết quả học tập.

– Đề nghị cả lớp quan sát bài làm của các bạn đã trưng bày và tự nói về bức tranh của mình cho cả lớp.

Học sinh dán bài vẽ của mình lên
bảng (lên tường)

– Học sinh quan sát bài của cả lớp và trình bày bức tranh của mình trước lớp

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 7: Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 13 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc Mô đun 3 Tiểu học

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật dạy học và cách thức thực hiện bài học)

Tên chủ đề: Tiếng ca muôn loài
Môn: Âm nhạc

Yêu cầu cần đạt:

1. Phẩm chất:

  • Chăm chỉ: Có ý thức học tập.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, kính trọng ông bà, cha mẹ.

2. Năng lực chung:

  • Tự chủ tự học: Có ý thức học tập, nhận biết và học cách chơi nhạc cụ.
  • Giao tiếp hợp tác: Trình bày theo nhóm.

3. Năng lực đặc thù:

  • Thực hiện đúng cách chơi nhạc cụ, thể hiện được tiết tấu.
  • Nêu được tên và cảm nhận nhạc cụ
  • Biết vận động đơn giản theo nhịp điệu.
  • – Bước đầu biết hát đúng cao độ, trường độ.
  • Biết hát rõ lời, hát có sắc thái, tư thế phù hợp. Biết hát kết hợp với gõ đệm.
  • Đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc

Nội dung bài học: Hát

Tên bài học: Long lanh ngôi sao nhỏ. Nhạc Pháp

Ngữ liệu/ nội dung bài học: Long lanh ngôi sao nhỏ. Nhạc Pháp

– Nguồn: SGK Âm nhạc 1.

Hoạt động Mục tiêu
hoạt động
PP, KTDH Phương pháp
đánh giá
Cách thức
thực hiện

Khởi động

HĐ: Nghe giai điệu bài hát

Giới thiệu và gợi ý

Mở video và vận động

Khởi động giọng

NLĐT: Biết vận động đơn giản theo nhịp điệu.

PC: Biết yêu thương, chia sẻ, kính trọng ông bà, cha mẹ.

NLC: Chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập

PP: Dalcroze, Hoạt động nhóm

KT: hỏi và trả lời.

PP: quan sát

CC: đặt câu hỏi

Tìm hiểu bài hát, tác giả, xuất xứ

Nghe giai điệu và vận động

Khởi động giọng

Khám phá:HĐ: Học hát

NLĐT: Bước đầu biết hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, hát có sắc thái, tư thế phù hợp.

NLC: Mạnh dạn nêu ý kiến trong học tập, hợp tác cùng bạn.

PP: Orff, Làm mẫu, hoạt động nhóm.

KT: Chia nhóm

PP: quan sát

CC: Thang đo

Hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu

Học hát từng câu

Đàn cả bài

Hát cả bài theo giai điệu

Luyện tập: HĐ: Hát và gõ đệm

NLĐT: Bước đầu biết hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, hát có sắc thái, tư thế phù hợp, kết hợp gõ theo nhịp.

PP: Làm mẫu

KT: Chia nhóm

PP: Quan sát

CC: thang đo, đặt câu hỏi

Hướng dẫn hát và vỗ thanh phách theo nhịp

Vận dụng:

HĐ: Hát và gõ đệm bộ gõ cơ thể

NLĐT: Biết hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, hát có sắc thái, tư thế phù hợp, kết hợp gõ theo nhịp.

NLC: Hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo âm nhạc.

PP: Trình diễn

KT: Chia nhóm

PP: quan sát

CC: thang đo

Trình bày theo nhóm.

Kiểm tra đánh giá: Nội dung Hát

Mức độND hát Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Hát rõ lời
Hát có sắc thái
Tư thế phù hợp khi hát
Hát kết hợp với gõ đệm
Nêu được tên bài hát.

Nội dung bài học: Đọc nhạc

Tên bài học: BẬC THANG ĐÔ-RÊ-MI

Ngữ liệu/ nội dung bài học: đọc nhạc

Nguồn (SGK): Kết nối tri thức

Hoạt động Mục tiêu
hoạt động
PP, KTDH Phương pháp
đánh giá
Cách thức thực hiện

Khởi động

HĐ: Chơi trò chơi: Cây cao – bóng thấp.

NLC: Năng lực tự chủ và tự học

Năng lực giải quyết vấn đề và sang tạo.

PP Dalcroze: KT chia nhóm.

PP quan sát

CC: thang đo
PP vấn đáp
CC: đặt câu hỏi

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cây cao – bóng thấp.

Khám phá

HĐ: Đọc tên nốt.

NLĐT: Đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc

PP Kodaly

PP làm mẫu

KT đặt câu hỏi

PP quan sát

CC: thang đo

PP vấn đáp
CC: câu hỏi

– HS quan sát GV đàn từng nốt nhạc cho HS nghe và đọc lại.

Luyện tập

HĐ: Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (kodaly)

NLĐT: Đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc

PP Kodaly

PP làm mẫu

KT chia nhóm

PP quan sát

CC: thang đo

PP vấn đáp

CC: câu hỏi

GV hướng dẫn học sinh nhận biết các nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay.

Vận dụng

HĐ: Trò chơi đọc nốt nhạc to, nhỏ

NLĐT: Biết đọc nốt nhạc to, nhỏ theo trò chơi.

PP trò chơi

KT chia nhóm

PP quan sát

CC: thang đo

PP đánh giá qua sản phẩm học tập

CC: sản phẩm học tập

HS tham gia trò chơi theo nhóm.

Kiểm tra đánh giá: Nội dung Đọc nhạc

Mức độTiêu chí Chưa đạt Đạt
1. Đọc đúng tên 3 nốt Mi, Rê, Đô
2. Biết đọc 3 nốt Mi, Rê, Đô kết hợp handsigns đúng cao độ hoặc trường độ
3. Đọc đúng cao độ, trường độ 3 nốt Mi, Rê, Đô kết hợp với kí hiệu bàn tay.
4. Sáng tạo được các mẫu 2 âm, 3 âm với 3 nốt nhạc Mi, Rê, Đô.

Nội dung bài học: Thường thức âm nhạc

Tên bài học: Giới thiệu một số nhạc cụ gõ nước ngoài

Ngữ liệu/ nội dung bài học: Thường thức âm nhạc

Nguồn (SGK): Chân trời sáng tạo, lớp 1

Hoạt động

(1)

Mục tiêu hoạt động

(2)

PP, KTDH

(3)

Phương pháp
đánh giá

Cách thức
thực hiện

(4)

Khởi động

HĐ: Ôn tập bài hát Múa đàn.

HĐ: Giới thiệu nội dung dạy học.

NLĐT: Giúp HS ôn lại bài hát Múa đàn và kết hợp giới thiệu nhạc cụ traigle.

PP: Dalcroze: KT: chia nhóm.

PP quan sát

CC: thang đo
PP vấn đáp
CC: câu hỏi

– Giáo viên cho HS hát lại bài Múa đàn. Giáo viên kết hợp gõ đệm bằng traigle. Học sinh hát kết hợp bộ gõ cơ thể.

– Từ hoạt động trên, giáo viên giới thiệu nhạc cụ traigle.

Khám phá

HĐ: Giới thiệu nhạc cụ maracas và traigle

NLC: Tự chủ tự học, có ý thức học tập, nhận biết và học cách chơi nhạc cụ.

NLĐT: Cảm thụ âm nhạc: Nêu được tên và cảm nhận nhạc cụ

Maracas và traigle.

PP:Kodaly, làm mẫu

KT: đặt câu hỏi

PP quan sát

CC: thang đo

PP vấn đáp
CC: câu hỏi

– Giáo viên giới thiệu tên, hình dáng, âm sắc, cách sử dụng nhạc cụ maracas.

– Cho HS làm quen sử dụng.

Luyện tập

HĐ: Cảm nhận âm sắc của nhạc cụ.

NLC: Giao tiếp hợp tác, trình bày theo nhóm.

NLĐT: HS phân biệt được âm sắc, nhịp điệu của từng loại nhạc cụ. Biết vận động phù hợp với nhịp điệu của từng nhạc cụ.

PP: Kodaly, làm mẫu

KT: chia nhóm

PP quan sát

CC: thang đo

PP vấn đáp

CC: câu hỏi

Trò chơi: Giáo viên

phổ biến luật chơi. Học sinh vận động phù hợp theo âm thanh nhạc cụ.

Vận dụng:

Tổ chức hát kết hợp gõ đệm

NLC: Giao tiếp hợp tác, trình bày theo nhóm.

NLĐT: HS biết vận dụng nhạc cụ để gõ đệm bài múa đàn.

PP: trò chơi

KT: chia nhóm, công não.

PP quan sát

CC: thang đo

PP đánh giá qua sản phẩm học tập

CC: sản phẩm học tập

– GV hướng dẫn cho hs 2 mẫu tiết tấu.

– Yêu cầu nhóm 1 gõ mẫu tiết tấu 1 bằng traigle, nhóm 2 gõ mẫu tiết tấu 2 bằng maracas.

– Hai nhóm cùng hát và kết hợp gõ đệm với hai loại nhạc cụ theo giai điệu bài hát.

Kiểm tra đánh giá: Nội dung Thường thức âm nhạc

  1. Nhạc cụ có hình giống tam giác có tên là gì?
  2. Tam giác chuông Thanh phách
  3. Cách sử dụng nhạc cụ Tam giác chuông như thế nào là đúng?
  4. Cầm vào thân tam giác Cầm chặt vào dây treo
  5. Vật dụng nào có thể làm nhạc cụ Maracas?
  6. Chai thủy tinh Chai nhựa
  7. Trong nhạc cụ Maracas thường có gì?
  8. Nước Các loại hạt: sỏi, đậu…
  9. Nhạc cụ nào phát ra âm thanh vang hơn?
  10. Tam giác chuông Maracas

BẢNG KIỂM TRA TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ

Nội dung Tiêu chí Mức độ
Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Hát Biết hát rõ lời, hát có sắc thái, tư thế phù hợp. Hát chưa rõ lời Hát rõ lời, chưa thể hiện được sắc thái Hát rõ lời, hát có sắc thái, tư thế phù hợp
Biết hát kết hợp với gõ đệm. Chưa biết hát kết hợp gõ đệm Hát kết hợp gõ đệm chưa nhịp nhàng Hát kết hợp gõ đệm nhịp nhàng
Đọc nhạc Đọc đúng tên nốt, kết hợp kí hiệu bàn tay Đọc chưa đúng tên nốt Đọc đúng tên nốt chưa kết hợp kí hiệu bàn tay Đọc đúng tên nốt, kết hợp với kí hiệu bàn tay
Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc Đọc chưa đúng cao độ, trường độ Đọc đúng cao độ nhưng chưa đúng trường độ hoặc ngược lại. Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc
Thường thức âm nhạc Nhận biết, gọi tên được nhạc cụ Chưa gọi tên được nhạc cụ Gọi được tên nhạc cụ Nhận biết và gọi tên được nhạc cụ
Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách Chơi nhạc cụ chưa đúng tư thế và đúng cách Chợi nhạc cụ đúng tư thê, chưa đúng cách hoặc ngược lại. Chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách

Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý Mô đun 3 Tiểu học

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
TÊN CHỦ ĐỀ: PHỐ CỔ HỘI AN(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Năng lực

1.1. Năng lực lịch sử – địa lý:

– NL nhận thức KH LS – ĐL:

  • Kể được một số tên gọi khác của phố cổ Hội An
  • Nêu được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An

– NL tìm hiểu LS – ĐL:Mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An (nhà cổ, Hội quán của người Hoa, Chùa Cầu,…) có sử dụng tư liệu (tranh ảnh)

– NL vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học:Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ, lược đồ.

1.2Năng lực chung:

  • Tự chủ, tự học: Biết sưu tầm, tìm hiểu một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp giữa các bạn trong hoạt động trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về phố cổ Hội An.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề cần tìm hiểu trong chủ đề.

3. Phẩm chất: Thể hiện được lòng tự hào, tình yêu đối với phố cổ Hội An.

II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

  • Phương pháp DH: Trực quan, hợp tác, đàm thoại, trò chơi.
  • Kỹ thuật: Khăn trải bàn.

1. Phương tiện dạy – học:

a. Giáo viên:

  • Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam, lược đồ phố cổ Hội An;
  • Một số hình ảnh, video về một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An (Chùa Cầu, hội quán người Hoa, nhà cổ Phùng Hưng …);
  • Một video về thực trạng các công trình kiến trúc cổ ở Hội An,
  • Video ca khúc “Chiều Hội An”.

b. Học sinh:

  • Nhóm 1: Tranh ảnh các nhà cổ ở Hội An (Phùng Hưng….)
  • Nhóm 3: Tranh ảnh, Chùa Cầu
  • Nhóm 5: Tranh ảnh các Hội quán (Người Hoa…)

2. Tiến trình tổ chức dạy học:

a. Hoạt động khởi động (8’)

* Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh, kết nối vào bài học.

* Cách thức tổ chức:

  • Trò chơi “Ô cửa bí mật”, HS trả lời 2 câu hỏi về chủ đề trước sau đó bức ảnh hiện ra để dẫn dắt vào bài mới (hình ảnh Chùa Cầu)
  • GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh Chùa Cầu.

– H: Ảnh chụp địa danh nào? Ở đâu?

– Em biết gì thêm về phố cổ Hội An?

* Sản phẩm học tập: Câu trả lời.

* Công cụ đánh giá: Câu hỏi mở: (PP đánh giá: hỏi – đáp)

b. Hoạt động khám phá

Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí phố cổ Hội An (15 phút)

* Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An, kể tên được các huyện thị giáp ranh với phố cổ Hội An.trên bản đồ hoặc lược đồ.

* Cách thức tổ chức:

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:

  • Quan sát bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam.
  • Em hãy xác định vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam.
  • Hội An giáp với những huyện thị nào?

– GV mời đại diện lên bảng chỉ vị trí địa lí Hội An trên bản đồ tỉnh Quảng Nam.

* Sản phẩm học tập: Câu trả lời được vị trí địa lí của phố cổ Hội An, kể tên được các huyện thị giáp ranh với phố cổ Hội An.trên bản đồ hoặc lược đồ.

* Công cụ đánh giá: bảng kiểm (PP quan sát), câu hỏi (PP hỏi đáp).

+ Bảng kiểm đánh giá kỹ năng chỉ lược đồ của HS.

+ Đáp án câu hỏi: Phố cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng về phía Nam 28km. Phía đông giáp với biển Đông; phía Bắc và phía Tây giáp với thị xã Điện Bàn; phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên.

Tiêu chí

HS 1

HS 2

HS 3

HS 4

HS xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về những công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An (15’)

* Mục tiêu: Kể và mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An (nhà cổ, Hội quán của người Hoa, Chùa Cầu …)

* Cách thức tổ chức:

  • GV cho HS giới thiệu một số hình ảnh về phố cổ Hội An sưu tầm và kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An.
  • GV nhận xét, chốt ý chính: Công trình kiến trúc tiêu biểu: Chùa cầu, nhà cổ (Quân Thắng, Tấn Ký, Phùng Hưng,), hội quán (Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Ngũ Bang.. )
  • Cho HS xem đoạn video về các công trình kiến trúc tiêu biểu.
  • Yêu cầu HS theo sự phân công chuẩn bị ở tiết trước mô tả một công trình kiến trúc đã chọn, trình bày kết quả của nhóm mình.
  • Mời đại diện trình bày, lớp nhận xét. GV nhận xét, bổ sung thêm.

* Sản phẩm học tập: Biết và mô tả được một công trình tiêu biểu của phố cổ Hội An.

* Công cụ đánh giá: câu hỏi (PP hỏi đáp). bảng kiểm (PP quan sát),

– Đáp án câu hỏi:

  • Nhóm 1: Mô tả được nhà cổ Phùng Hưng.(Quân Thắng, Tấn Ký)
  • Nhóm 2: Mô tả được Chùa Cầu Nhật Bản.
  • Nhóm 3: Mô tả được Hội quán người Hoa.(Triều Châu, Quảng Đông, Ngũ Bang)

* Bảng kiểm

Tiêu chí

Đúng

Sai

HS kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu ở thành phố Hội An.

Hoạt động 3:Nêu một số biện pháp để bảo tồn và pháp huy giá trị của phố cổ Hội An (20’)

*Mục tiêu: Nêu được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An. Qua đó thể hiện được tình yêu đối với phố cổ Hội An.

* Cách tổ chức:

– GV cho HS xem video một số thực trạng các công trình kiến trúc ở phố cổ Hội An.

– Em có nhận xét gì về thực trạng các công trình kiến trúc ở Hội An?

+ GV chốt ý: Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn nên nơi đây thường phải chịu nhiều tác hại của lũ lụt. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ là việc làm rất cần thiết.

Hỏi: Theo em, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó em sẽ làm gì?

+ Hoạt động nhóm (khăn trải bàn )

+ Các nhóm thảo luận làm bài tập

+ Đại diện các nhóm trình bày

GV chốt ý: Bảo vệ các công trình, tuyên truyền và giới thiệu đến các du khách, giữ vệ sinh môi trường…..

* Sản phẩm hoạt động: Có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của công trình kiến trúc phố cổ Hội An.

* Công cụ đánh giá: câu hỏi (PP kiểm tra viết).

* Câu hỏi:

– Em có nhận xét gì về thực trạng các công trình kiến trúc ở Hội An?

-Theo em, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó em sẽ làm gì?

Củng cố (10’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức.

*Cách tổ chức:

– GV tổ chức hình thức trắc nghiệm.

Em hãy chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bảng con.

1. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông nào?

  1. Sông Thu Bồn
  2. Sông Hoài
  3. Sông Vu Gia
  4. Sông Hàn

2. Đâu không phải là công trình kiến trúc cổ ở Hội An?

  1. Chùa Cầu
  2. Thánh địa Mỹ Sơn
  3. Nhà cổ Đức An
  4. Hội quán Quảng Đông

3. Việc cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị công trình kiến trúc cổ Hội An?

  1. Trùng tu những công trình kiến trúc đã xuống cấp.
  2. Không quan tâm đến công trình kiến trúc cổ, xây dựng mới theo ý thích.
  3. Không bảo vệ, tuyên truyền các công trình kiến trúc cổ ở Hội An.
  4. Xây dựng thêm những công trình kiến trúc hiện đại

* Sản phẩm hoạt động: Trả lời được các câu hỏi

* Công cụ đánh giá: câu hỏi (PP hỏi đáp).

1. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông nào?

  1. Sông Thu Bồn
  2. Sông Hoài
  3. Sông Vu Gia
  4. Sông Hàn

2. Đâu không phải là công trình kiến trúc cổ ở Hội An?

  1. Chùa Cầu
  2. Thánh địa Mỹ Sơn
  3. Nhà cổ Đức An
  4. Hội quán Quảng Đông

3. Việc cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị công trình kiến trúc cổ Hội An?

  1. Trùng tu những công trình kiến trúc đã xuống cấp.
  2. Không quan tâm đến công trình kiến trúc cổ, xây dựng mới theo ý thích.
  3. Không bảo vệ, tuyên truyền các công trình kiến trúc cổ ở Hội An.
  4. Xây thêm những công trình kiến trúc hiện đại đẹp lộng lẫy.

*Bảng kiểm:

Câu hỏi

HS 1

HS 2

HS3

HS4

HS5

1. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông nào?

2. Đâu không phải là công trình kiến trúc cổ ở Hội An?

3. Việc cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị công trình kiến trúc cổ Hội An?

Vận dụng: (8’)

* Mục tiêu: Mở rộng kiến thức

* Cách tổ chức:

Hội An còn có những tên gọi nào khác? (Hoài Phố, Hải Phố, Faifo, Hội Phố, …)

Hội An thuộc tỉnh nào? (tỉnh Quang Nam) Hội An được công nhân thành phố năm nào? (tháng 01/2018)

* Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.

Hiện nay, phố cổ Hội An trở thành điểm du lịch nổi tiếng có nhiều khách du lịch. Do đó lượng khách du lịch đến tham quan rất đông không những khách du lịch trong nước mà còn có rất nhiều khách nước ngoài. Chính vì vậy, dẫn đến hiện tượng quá tải về rác thải, ảnh hưởng đến môi trường cũng như việc bảo tồn các công trình kiến trúc.

H: Em hãy kể một số việc làm để bảo vệ môi trường khi có dịp đến thăm Hội An?

+ GV cho HS xem video cá khúc “Chiều Hội An”.

* Sản phẩm hoạt động: Nêu được việc làm và biết bảo vệ môi trường

* Công cụ đánh giá: Câu hỏi (PP hỏi đáp).

  • Hội An thuộc tỉnh nào? Thành phố Hội An được công nhận năm nào?
  • Em hãy kể một số việc làm để bảo vệ môi trường khi có dịp đến thăm Hội An?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 Tiểu học – Tất cả các môn Giáo án minh họa Mô đun 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *