Bạn đang xem bài viết ✅ Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 – Các định luật bảo toàn 5 chủ đề và bài kiểm tra ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘNG LƯỢNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC:

* PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Tính động lượng của một vật, một hệ vật.

– Động lượng p của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là một đại lượng được xác định bởi biểu thức:

– Đơn vị động lượng: kgm/s hay kgms-1.

– Động lượng hệ vật:

Dạng 2: Bài tập về định luật bảo toàn động lượng

Bước 1: Chọn hệ vật cô lập khảo sát

Bước 2: Viết biểu thức động lượng của hệ trước và sau hiện tượng.

Bước 3: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ: (1)

Bước 4: Chuyển phương trình (1) thành dạng vô hướng (bỏ vecto) bằng 2 cách:
+ Phương pháp chiếu
+ Phương pháp hình học.

* Những lưu ý khi giải các bài toán liên quan đến định luật bảo toàn động lượng:

a. Trường hợp các vector động lượng thành phần (hay các vector vận tốc thành phần) cùng phương, thì biểu thức của định luật bảo toàn động lượng được viết lại: m1v1+ m2v2 = m1v1‘ + m2v2

Tham khảo thêm:   Quyết định số 849/QĐ-TTG Về việc ông Nguyễn Danh Thái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghỉ hưu

Trong trường hợp này ta cần quy ước chiều dương của chuyển động.

– Nếu vật chuyển động theo chiều dương đã chọn thì v > 0;

– Nếu vật chuyển động ngược với chiều dương đã chọn thì v < 0.

b. Trường hợp các vector động lượng thành phần (hay các vector vận tốc thành phần) không cùng phương, thì ta cần sử dụng hệ thức vector: và biểu diễn trên hình vẽ. Dựa vào các tính chất hình học để tìm yêu cầu của bài toán.

c. Điều kiện áp dụng định luật bảo toàn động lượng:

– Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không.

– Ngoại lực rất nhỏ so với nội lực

– Thời gian tương tác ngắn.

– Nếu nhưng hình chiếu của trên một phương nào đó bằng không thì động lượng bảo toàn trên phương đó.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s và v2 = 1 m/s. Tìm tổng động lượng (phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp:

a) v1 và v2 cùng hướng.

b) v1 và v2 cùng phương, ngược chiều.

c) v1 và v2 vuông góc nhau

Bài 2: Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500m/s thì nổthành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500√2 m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu?

Bài 3: Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng ms = 1000kg, bắn một viên đạn khối lượng mđ = 2,5kg. Vận tốc viên đoạn ra khỏi nòng súng là 600m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch tích hợp Quốc phòng an ninh lớp 8 Địa chỉ lồng ghép giáo dục Quốc phòng và An ninh vào chương trình lớp 8

Download tài liệu để xem chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 – Các định luật bảo toàn 5 chủ đề và bài kiểm tra của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *