Bạn đang xem bài viết ✅ Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 54 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 23 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ – Tuần 23 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 54, 55. Qua đó, giúp các em biết cách thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 23 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 54

Câu 1

Phân tích cấu tạo của câu ghép sau đây:

Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm.

Trả lời:

Câu ghép “Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm” do 2 vế câu tạo thành:

Vế 1: Chẳng những Hồng / chăm học

CN          VN

Chẳng những… mà… là cặp QHT nối hai vế câu.

Vế 2: Mà bạn ấy / còn rất chăm làm.

CN                   VN

Câu văn sử dụng cặp QHT chẳng những… mà….. thể hiện quan hệ tăng tiến.

Câu 2

Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ tăng tiến.

Trả lời:

Ngoài cặp QHT chẳng những…mà … nối các vế trong câu chỉ quan hệ tăng tiến, còn có thể sử dụng các cặp QHT khác như: không những…mà…, không chỉ…mà…, không những…mà…, không phải chỉ.. mà…

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code All Star Tower Defense và cách nhập

Ví dụ: Không những Nam chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm.

Nam không chỉ chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm.

Ghi nhớ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những…mà…, không chỉ…mà…, không những…mà…, không phải chỉ ..mà…

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 54, 55

Câu 1

Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong mẩu chuyện vui sau:

Người lái xe đãng trí

Một người đàn ông hốt hoảng gọi điện tới đồn công an:

– A lô ! Xin các anh đến giúp tôi ngay! Tôi đã khoá cửa xe cẩn thận nhưng bọn trộm vẫn đột nhập vào xe của tôi. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Thật không thể tưởng tượng nổi!

Lát sau, khi hai cảnh sát vừa được phái đi thì trực ban của đồn lại nhận được một cú điện thoại:

– Xin lỗi vì đã làm phiền các anh. Hoá ra tôi ngồi nhầm vào hàng ghế sau.

Theo báoMỰC TÍM

Trả lời:

Vế 1: Bọn bất lương ấy / không chỉ ăn cắp tay lái

CN                                           VN

Vế 2: Mà chúng / còn lấy luôn cả bàn đap phanh

CN                           VN

Cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép trong câu là: không chỉ ……. mà ………

Câu 2

Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Tiếng cười … đem lại niềm vui cho mọi người … nó còn là một liều thuốc trường sinh.

b) … hoa sen đẹp … nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Nghị định 72/2019/NĐ-CP Sửa đổi quy định về quy hoạch xây dựng

c) Ngày nay, trên đất nước ta, … công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh…mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.

Trả lời:

a) Tiếng cười không những đem lại niềm vui cho mọi người nó còn là liều thuốc trường sinh.

b) Chẳng những hoa sen đẹp nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.

c) Ngày nay, trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình.

Bài tập Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Câu 1: Đọc câu sau và xét xem các nhận định phía dưới đúng hay sai?

Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường.

☐ Vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) là ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường.

☐ Vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) là tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường.

☐ Vế câu chỉ kết quả là ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường.

☐ Vế câu chỉ kết quả là tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày được mấy đường.

☐ Các quan hệ từ nối chúng ở trong câu đó là nếu…thì…

Lời giải:

Xác định các vế trong câu ghép

Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường //

Điều kiện (giả thiết)

thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày cày được mấy đường .

Kết quả

Những nhận định đúng đó là:

– Vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) là ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy đường.

– Vế câu chỉ kết quả là tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi một ngày được mấy đường.

– Các quan hệ từ nối chúng ở trong câu đó là nếu…thì….

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 4, 5

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn đăng ký giá Đơn đăng ký giá

Câu 2: Đọc câu sau và xét xem các nhận định phía dưới đúng hay sai?

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

☐ Vế điều kiện (giả thiết) là nếu là chim/nếu là hoa/nếu là mây

☐ Vế điều kiện (giả thiết) là tôi sẽ là loài bồ câu trắng/ tôi sẽ là một đóa hướng dương/ tôi sẽ là một vầng mây ấm

☐ Vế kết quả là nếu là chim/nếu là hoa/nếu là mây

☐ Vế kết quả là tôi sẽ là loài bồ câu trắng/ tôi sẽ là một đóa hướng dương/ tôi sẽ là một vầng mây ấm

☐ Quan hệ từ nếu

Lời giải:

Xác định các vế trong câu

Nếu là chim , tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Điều kiện KQ

Nếu là hoa , tôi sẽ là một đóa hướng dương
ĐK KQ

Nếu là mây , tôi sẽ là một vầng mây ấm
ĐK KQ

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Câu đơn

Những nhận định đúng trong câu là

– Vế điều kiện (giả thiết) là nếu là chim/nếu là hoa/nếu là mây

– Vế kết quả là tôi sẽ là loài bồ câu trắng/ tôi sẽ là một đóa hướng dương/tôi sẽ là một vầng mây ấm

– Quan hệ từ nếu

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 4, 5

Câu 3: Điền một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả:

Nếu chúng ta chủ quan …………..

A. và coi thường người khác.

B. thì chúng ta sẽ chuốc lấy thất bại

C. rồi coi thường người khác

D. Kinh địch

Lời giải:

Các trường hợp A, C, D khi ghép lại chưa tạo thành câu hoàn chỉnh

Đáp án đúng: B. thì chúng ta sẽ tự chuốc lấy thất bại

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 54 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 23 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *