Bạn đang xem bài viết ✅ Luật Thủ đô 2012 Luật số: 25/2012/QH13 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

QUỐC HỘI
———–

Luật số: 25/2012/QH13

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2012

LUẬT
THỦ ĐÔ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Thủ đô,

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Điều 2. Vị trí, vai trò của Thủ đô

1. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

2. Thủ đô là trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

3. Trụ sở cơ quan trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình thành phố Hà Nội.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nội thành là khu vực gồm các quận của thành phố Hà Nội.

2. Ngoại thành là khu vực gồm các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.

3. Vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế – xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do Chính phủ quyết định.

Điều 4. Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô

1. Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên động viên mọi tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.

3. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, Vùng Thủ đô nhằm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.

Điều 5. Trách nhiệm của Thủ đô

1. Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.

2. Bảo đm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội, quan đại diện ngoại giao, tchức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.

3. Chđộng phối hợp và hỗ tr các tnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.

4. Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.

Điều 6. Biểu tượng của Thủ đô

Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Điều 7. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Tham khảo thêm:   13 nhiệm vụ phụ hay nhất trong The Legend Of Zelda: Tears Of The Kingdom

1. Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô được trao tặng cho người nước ngoài có đóng góp trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc trong việc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô.

2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô.

Chương 2.

CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ THỦ ĐÔ

Điều 8. Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô

1. Việc xây dựng và phát trin Thủ đô phải được thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy hoạch chung xây dựng Thđô phải bo đảm xây dựng Th đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bn vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thđô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.

2. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.

3. Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch khác của Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

4. Quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kthuật cấp quốc gia liên quan trực tiếp đến Thđô phải được ly ý kiến ca y ban nhân dân thành phố Hà Nội và bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

5. Việc lập và thực hiện quy hoạch phải bảo đảm nguyên tắc công khai, đồng bộ, ổn định, lâu dài.

Điều 9. Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch

1. Trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cơ s giáo dục đại học, cơ sgiáo dục nghề nghiệp không có trụ sở chính nội thành thì không được đặt địa điểm đào tạo trong nội thành.

Thủ tướng Chính phủ quyết định bin pháp và lộ trình di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp ra khi nội thành; di dời một số bnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sgiáo dục nghề nghiệp ra khỏi nội thành hoặc xây dựng cơ skhác của các bệnh viện, cơ sở này bên ngoài nội thành.

2. Khi lập quy hoạch chi tiết trục đường giao thông mới trên địa bàn Thủ đô phải bảo đảm phạm vi lập quy hoạch mở rộng mỗi bên kể từ phía ngoài chgiới đường đcủa tuyến đường dự kiến theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về việc lập quy hoạch trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị. Căn cứ vào yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô và kết quả lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, y ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc quy hoạch.

3. Khi triển khai dự án phát triển đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thm quyền của thành phố Hà Nội đồng thời tchức thu hồi đất hai bên đuờng đsử dụng theo quy hoạch. Việc thu hồi đất trong trường hp này được áp dụng như trường hợp thu hồi đất trong cùng dự án.

Trong trường hp quy hoạch có xây dựng nhà tái định cư tại chhoặc thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thì ưu tiên cho người có đất bị thu hồi được tái định cư hoặc tham gia dự án sản xuất, kinh doanh đó.

Tham khảo thêm:   Lịch chiếu phim One Day Off

4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trục đường giao thông mới quy định tại khoản 2 Điều này.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định ranh giới, mốc giới, diện tích đất hai bên đường cần phải thu hồi để xây dựng đường giao thông quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 10. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị

1. Không gian, kiến trúc, cnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được qun lý theo đồ án quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian cảnh quan khu vực hai bên Sông Hồng.

2. Việc cải tạo, chỉnh trang các đường giao thông, quan trọng trong nội thành phải được thực hiện đồng bộ vi việc cải tạo, chỉnh trang công trình hai bên đường, bảo đảm giữ gìn không gian, kiến trúc đặc trưng của đô thị.

3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ tphối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính ph xem xét, quyết định.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt thiết kế đô thị riêng trong khu vục đã ổn định chức năng sử dụng đất để phục vụ cho việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị và cấp giấy phép xây dựng.

Điều 11. Bảo tồn và phát triển văn hóa

1. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cnước.

2. Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:

a) Khu vực Ba Đình;

b) Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành CLoa; Văn Miếu – Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;

c) Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;

d) Phố cổ, làng clàng nghề truyền thống tiêu biểu;

đ) Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;

e) Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Th đô.

3. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành:

a) Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô;

b) Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này.

Điều 12. Phát triển giáo dục và đào tạo

1. Thực hiện phổ cập và phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phthông đạt chun quốc gia; khuyến khích các tchức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô theo quy hoạch.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Toán bảng A (Năm học 2011 - 2012) - Ngày thi thứ nhất Sở GD&ĐT Bạc Liêu

2. Quy hoạch mạng lưới cơ s giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.

3. Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục. Việc theo học tại các cơ sgiáo dục chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện.

4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:

a) Quy định cụ thcác tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Quy định bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 13. Phát triển khoa học và công nghệ

1. Tập trung phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ; bảo đảm phát huy tiềm năng, trí tuệ của các nhà khoa học và công nghệ; huy động sự tham gia, phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học và các tchức khoa học và công nghệ khác; phát triển các dịch vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chuyn giao, chuyển nhượng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch trên địa bàn Thủ đô.

2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được ban hành chính sách trọng dụng nhân tài; chính sách ưu đãi để áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô trên cơ sở cân đối nguồn lực của địa phương để thực hiện.

Điều 14. Quản lý và bảo vệ môi trường

1. Quản lý và bo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sở Thủ đô; bảo đm tlệ không gian xanh theo quy hoạch.

2. Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng, sai chức năng, mục đích.

Việc ci tạo sông, suối, hồ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt phải phù hợp với quy định về kiến trúc, cnh quan, môi trường của Thủ đô.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một số quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia theo đề nghị của y ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Download văn bản để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luật Thủ đô 2012 Luật số: 25/2012/QH13 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *