Bạn đang xem bài viết ✅ Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012 Luật số: 27/2012/QH13 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 23/11/2012, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi 2012, qua đó khắc phục một số điểm hạn chế tại Luật cũ bằng việc buộc phải công khai các thông tin như sau:

  • Đối với mua sắm công và xây dựng cơ bản: phải công khai Danh mục dự án chỉ định thầu và lý do chỉ định; Danh mục và lý do của các dự án đấu thầu hạn chế, danh sách nhà thầu tham gia, kết quả lựa chọn nhà thầu.
  • Đối với bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ: phải được công khai nơi cơ quan, tổ chức đơn vị nơi người đó làm việc; đối với đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân thì phải công khai ngay tại hội nghị cử tri.

Nội dung Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–

Luật số: 27/2012/QH13

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2012

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một sổ điều theo Luật số 01/2007/QH12

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng:

1. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trong trường hợp pháp luật không có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này. Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thêm hình thức công khai quy định tại điểm a, điểm g khoản 1 Điều này.”

2. Điểm b khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Danh mục các dự án chỉ định thầu, lý do chỉ định thầu, thông tin về nhà thầu được chỉ định; danh mục các dự án đấu thầu hạn chế, nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, lý do đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu;”

3. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:

a) Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế – xã hội; các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chính và đối tượng thụ hưởng trong quá trình lập dự án;

Tham khảo thêm:   Đáp án cuộc thi tìm hiểu về đồng chí Lê Quang Đạo Cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo (08/8/1921 – 08/8/2021)

h) Quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án;

c) Báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự án và báo cáo kết thúc dự án.

2. Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng phải được lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi quy hoạch về nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và sau khi được phê duyệt phải được công khai về các nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

3. Dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương phải được Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

4. Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt phải được công khai về nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này để nhân dân giám sát.”

4. Bổ sung khoản 7 Điều 15 như sau:

“7. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có thu phí, lệ phí phải công khai căn cứ tính mức thu, số thu thực tế, đối tượng miễn, giảm và căn cứ miễn, giảm các khoản thu ngân sách.”

5. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 18. Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước

1. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm công khai các nội dung sau đây:

a) Vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

b) Vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;

c) Các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính;

d) Vốn vay ưu đãi;

đ) Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán;

e) Việc lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp;

g) Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý;

h) Họ, tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng.

2. Hằng năm, doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính, bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và Thanh tra Chính phủ.

Hằng năm, doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Bộ Tài chính, bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ chủ quản.

Hằng năm, doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập phải báo cáo bằng văn bản các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này với Sở tài chính, sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Mãi mãi là một lời nói dối

6. Khoản 1 và khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải công khai, minh bạch; không được cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cổ phần hóa có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, phương án, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp.

2. Cơ quan cử người đại diện phần vốn của Nhà nước ở doanh nghiệp có trách nhiệm công khai giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa và việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp (nếu có).”

7. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

1. Trong lĩnh vực về đất đai, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:

a) Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch đó phải công khai cho nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết;

b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều chỉnh;

c) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng được giao đất làm nhà ở;

d) Các khoản thu tài chính cho ngân sách nhà nước từ việc quản lý, sử dụng đất và các khoản miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất.

2. Trong lĩnh vực về khoáng sản và tài nguyên nước, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:

a) Quy hoạch khoáng sản;

b) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép về hoạt động khoáng sản, thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản;

c) Việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản và khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các khoản thu ngân sách từ việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản;

d) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

3. Trong quản lý nhà nước về môi trường, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:

a) Điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải;

b) Trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

c) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải.”

8. Khoản 2 và khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Tham khảo thêm:   Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y

“2. Cơ quan quản lý giáo dục phải công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục; khoản hỗ trợ, các khoản đầu tư cho giáo dục và khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục công lập phải công khai cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; việc thu, quản lý, sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển, giao công nghệ, khoản hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục và khoản thu, chi tài chính khác theo quy định của pháp luật.”

9. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau:

“Điều 26a. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông

Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:

1. Việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch về văn hóa, thông tin, truyền thông;

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp phép, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông.”

10. Bổ sung Điều 26b vào sau Điều 26a như sau:

“Điều 26b. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:

1. Chính sách khuyến khích về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông thôn;

2. Quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng; điều kiện, trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng;

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản.”

11. Bổ sung Điều 26c vào sau Điều 26b như sau:

“Điều 26c. Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

Trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, phải công khai, minh bạch các nội dung sau đây:

1. Điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, ưu đãi đối với người có công;

2. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, ưu đãi đối với người có công.”

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012 Luật số: 27/2012/QH13 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *