Bạn đang xem bài viết ✅ Luật hoạt động chữ thập đỏ số 11/2008/QH12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

QUỐCHỘI
_________

Số: 11/2008/QH12

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008

LUẬT
HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật hoạt động chữ thập đỏ,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Luật này quy định về hoạt động chữ thập đỏ; biểu tượng trong hoạt động chữ thập đỏ; vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ, hợp tác quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (sau đây gọi chung là Hội Chữ thập đỏ); trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong hoạt động chữ thập đỏ.

2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Quyết định 1403/2013/QĐ-BGTVT Điều chỉnh kết quả thực hiện năm 2012 của Nhà thầu xây lấp tham gia các dự án xây dựng giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Điều 2. Hoạt động chữ thập đỏ

Hoạt động chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động chữ thập đỏ

1. Tự nguyện, không vụ lợi

2. Công khai, minh bạch; đúng mục đích, đối tượng; kịp thời và hiệu quả.

3. Không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc.

4. Sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ.

5. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Download văn bản để xem thêm chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luật hoạt động chữ thập đỏ số 11/2008/QH12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *