Bạn đang xem bài viết ✅ Luật Điều ước quốc tế 2016 Luật số: 108/2016/QH13 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Luật điều ước quốc tế 2016 quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế. Luật điều ước quốc tế 2016 bao gồm 10 chương; 84 điều.

Nội dung chính trong Luật điều ước quốc tế 2016

Chương I: Những quy định chung

  • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2. Giải thích từ ngữ
  • Điều 3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
  • Điều 4. Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế
  • Điều 5. Ngôn ngữ, hình thức của điều ước quốc tế
  • Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
  • Điều 7. Giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

Chương II: Ký kết điều ước quốc tế

Mục 1: Đàm phán điều ước quốc tế

  • Điều 8. Thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế
  • Điều 9. Chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế
  • Điều 10. Thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế
  • Điều 11. Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế
  • Điều 12. Tổ chức đàm phán điều ước quốc tế

Mục 2: Đề xuất ký điều ước quốc tế

  • Điều 13. Thẩm quyền đề xuất ký điều ước quốc tế
  • Điều 14. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế
  • Điều 15. Thẩm quyền, nội dung quyết định ký điều ước quốc tế
  • Điều 16. Nội dung tờ trình đề xuất ký điều ước quốc tế
  • Điều 17. Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế
  • Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra điều ước quốc tế
  • Điều 19. Hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế
  • Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định điều ước quốc tế
  • Điều 21. Hồ sơ đề nghị thẩm định điều ước quốc tế

Mục 3: Ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế, ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế

  • Điều 22. Ủy quyền, ủy nhiệm

Mục 4: Tổ chức ký điều ước quốc tế

  • Điều 23. Rà soát, đối chiếu văn bản điều ước quốc tế
  • Điều 24. Ký điều ước quốc tế
  • Điều 25. Ký điều ước quốc tế trong chuyến thăm của đoàn cấp cao
  • Điều 26. Trách nhiệm gửi văn bản điều ước quốc tế sau khi ký
  • Điều 27. Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế

Mục 5: Phê chuẩn điều ước quốc tế

  • Điều 28. Các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn
  • Điều 29. Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế
  • Điều 30. Đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế
  • Điều 31. Hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế
  • Điều 32. Phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế
  • Điều 33. Thẩm quyền thẩm tra điều ước quốc tế
  • Điều 34. Hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế
  • Điều 35. Thủ tục thẩm tra điều ước quốc tế
  • Điều 36. Trình tự Quốc hội xem xét, phê chuẩn điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội
Tham khảo thêm:   Toán 8 Luyện tập chung trang 87 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 87, 88

Mục 6: Phê duyệt điều ước quốc tế

  • Điều 37. Các loại điều ước quốc tế phải được phê duyệt
  • Điều 38. Thẩm quyền phê duyệt, nội dung văn bản phê duyệt điều ước quốc tế
  • Điều 39. Đề xuất phê duyệt điều ước quốc tế
  • Điều 40. Hồ sơ trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế

Mục 7: Gia nhập điều ước quốc tế

  • Điều 41. Thẩm quyền đề xuất gia nhập điều ước quốc tế
  • Điều 42. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập điều ước quốc tế
  • Điều 43. Thẩm quyền, nội dung quyết định gia nhập điều ước quốc tế
  • Điều 44. Trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tế
  • Điều 45. Hồ sơ trình về việc gia nhập điều ước quốc tế
  • Điều 46. Trách nhiệm gửi văn bản điều ước quốc tế sau khi nhận được quyết định gia nhập

Chương III: Bảo lưu điều ước quốc tế

  • Điều 47. Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Điều 48. Chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
  • Điều 49. Thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
  • Điều 50. Trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
  • Điều 51. Rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu

Chương IV: Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế

  • Điều 52. Hiệu lực của điều ước quốc tế
  • Điều 53. Áp dụng tạm thời điều ước quốc tế
  • Điều 54. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
  • Điều 55. Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
  • Điều 56. Thông báo liên quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế

Chương V: Lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế

  • Điều 57. Lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên
  • Điều 58. Lưu trữ điều ước quốc tế
  • Điều 59. Sao lục điều ước quốc tế
  • Điều 60. Đăng tải điều ước quốc tế
  • Điều 61. Cấp bản sao điều ước quốc tế
  • Điều 62. Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế

Chương VI: Thủ tục đối ngoại

  • Điều 63. Cấp giấy ủy quyền, giấy ủy nhiệm
  • Điều 64. Thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế
  • Điều 65. Thủ tục đối ngoại về bảo lưu
  • Điều 66. Thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế
  • Điều 67. Thủ tục đối ngoại về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
  • Điều 68. Thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước …
  • Điều 69. Đăng ký điều ước quốc tế
Tham khảo thêm:   Quyết định 1242/QĐ-BYT Xây dựng quy định áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Chương VII: Trình tự, thủ tục rút gọn

  • Điều 70. Áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn
  • Điều 71. Đồng thời đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế
  • Điều 72. Đàm phán, ký điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn
  • Điều 73. Sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn
  • Điều 74. Gia hạn điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn
  • Điều 75. Từ chối áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn

Chương VIII: Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế

  • Điều 76. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế
  • Điều 77. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện điều ước quốc tế
  • Điều 78. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện điều ước quốc tế
  • Điều 79. Trách nhiệm của cơ quan đề xuất trong việc thực hiện điều ước quốc tế
  • Điều 80. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Chương IX: Quản lý nhà nước về điều ước quốc tế

  • Điều 81. Nội dung quản lý nhà nước về điều ước quốc tế
  • Điều 82. Cơ quan quản lý nhà nước về điều ước quốc tế
  • Điều 83. Kinh phí bảo đảm công tác điều ước quốc tế

Chương X: Điều khoản thi hành

  • Điều 84. Hiệu lực thi hành

Những điểm nổi bật có trong luật điều ước quốc tế 2016

I. Ký kết điều ước quốc tế

Về việc UBTVQH cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế, Luật điều ước quốc tế 2016 quy định:

Trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH hoặc điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, cơ quan có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật điều ước quốc tế năm 2016 trình UBTVQH cho ý kiến.

Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội tại khoản 1 Điều 29 Luật số 108/2016/QH13.

II. Bảo lưu điều ước quốc tế

Về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, Luật điều ước quốc tế 2016 có quy định:

  • Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định.
  • Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
  • Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
Tham khảo thêm:   Công văn 4341/BGDĐT-KHTC Chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên nghèo

III. Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế

Luật ký kết điều ước quốc tế năm 2016 quy định: Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.

Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;

IV. Lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế

Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế theo Luật về điều ước quốc tế 2016:

  • Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.
  • Toàn văn điều ước quốc tế, thông tin về hiệu lực của điều ước quốc tế được đăng tải theo khoản 1 Điều 60 Luật ĐƯQT 2016 được công khai trên Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.

V. Thủ tục ngoại giao

Thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được Luật điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 quy định như sau:

  • Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế hai bên mà Việt Nam đã ký kết.
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thông báo về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.

VI. Trình tự, thủ tục rút gọn

  • Không áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực của Quốc hội.
  • Trình tự, thủ tục đàm phán, ký, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ về vay nợ nước ngoài thực hiện theo pháp luật quản lý nợ công.

Luật điều ước quốc tế 2016 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Download Luật điều ước quốc tế 2016 để xem toàn văn Luật số 108/2016/QH13

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luật Điều ước quốc tế 2016 Luật số: 108/2016/QH13 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *