Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Cánh diều trang 25, 26, 27, 28, 29 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc giúp các em học sinh lớp 5 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 5 Cánh diều trang 25, 26, 27, 28, 29.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 5 Chủ đề Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Lịch sử – Địa lí 5 Cánh diều Bài 5 – Luyện tập

Luyện tập 1

Nêu những dẫn chứng khẳng định sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

– Các di vật khảo cổ (công cụ lao động, vũ khí, mộ táng, … ) được phát hiện ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả là những bằng chứng về sự ra đời và tồn tại của nước Văn Lang.

Tham khảo thêm:   Nonstop Knight - Tựa game hot nhất Euro 2016

– Dấu tích tường thành và nhiều hiện vật khảo cổ tìm thấy ở Cổ Loa (lưỡi cày đồng, rìu đồng, lẫy nỏ, mũi tên đồng, … ) đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Âu Lạc.

Luyện tập 2

Kể tên những hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Trả lời:

Hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

  • Trồng lúa nước và các loại rau, củ;
  • Chăn nuôi, đánh bắt cá.
  • Có các nghề thủ công như: làm gốm, làm mộc, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt….

Luyện tập 3

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng; Sự tích nỏ thần phản ánh về đời sống kinh tế và cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước qua những chi tiết nào?

Trả lời:

– Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh sự nỗ lực chế ngự lũ lụt để phát triển sản xuất, xây dựng đất nước của người Việt cổ.

– Truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần thể hiện tinh thần yêu nước, cũng như quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt từ xa xưa.

Giải Lịch sử – Địa lí 5 Cánh diều Bài 5 – Vận dụng

Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

Nhiệm vụ 1. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về nước Văn Lang (sự ra đời, đời sống kinh tế, đấu tranh bảo vệ đất nước,…).

Nhiệm vụ 2. Đóng vai một thuyết minh viên trong bảo tàng lịch sử, hãy giới thiệu về nước Âu Lạc (sự ra đời, đời sống kinh tế, đấu tranh bảo vệ đất nước,…).

Tham khảo thêm:   Soạn bài Con hổ có nghĩa - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 14 sách Kết nối tri thức tập 2

Trả lời:

(*) Thực hiện nhiệm vụ 1:

– Sự ra đời của Nhà nước Văn lang:

  • Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng 2 700 năm, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
  • Sự ra đời của nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
  • Các di vật khảo cổ (công cụ lao động, vũ khí, mộ táng,…) được phát hiện ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả là những bằng chứng về sự ra đời và tồn tại của nước Văn Lang.

– Đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang:

  • Cư dân Văn Lang biết trồng lúa nước và các loại rau, củ; biết chăn nuôi, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, họ còn có các nghề thủ công như: làm gốm, làm mộc, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt….
  • Đời sống của cư dân Văn Lang còn được thể hiện qua những truyền thuyết như: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Bánh chưng, bánh giầy, Mai An Tiêm; Trầu cau.

– Đấu tranh bảo vệ đất nước dưới thời Văn Lang: Từ thời Văn Lang, người Việt đã tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Điều đó được thể hiện trong các truyền thuyết như: Thánh Gióng,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Cánh diều trang 25, 26, 27, 28, 29 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit 1: 1E Word Skills Soạn Anh 12 Chân trời sáng tạo trang 17

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *