Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 22: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 22: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên giúp các em học sinh lớp 4 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trang 89, 90, 91.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 22 Chủ đề 5: Tây Nguyên. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 22 trang 91

Vì sao nói Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên?

Trả lời:

Vì Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,… Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Tham khảo thêm:   Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Vật lý THPT (2010 - 2011) Sở GD&ĐT Sóc Trăng

Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 22 trang 91

Qua những kiến thức đã học, em hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Trả lời:

Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây. Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên. Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người. Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng vang lên chào đón thành viên mới.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 2: Lesson 10 Unit 2 trang 41 Explore Our World (Cánh diều)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 22: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *