Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 Soạn Sử 9 sách Kết nối tri thức trang 22, 23, 24, 25 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 9 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 22, 23, 24, 25.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 5 Chương 2: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Kết nối tri thức Bài 5

1. Hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài

Hãy trình bày hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài.

Trả lời:

– Tại Trung Quốc: tổ chức Tâm tâm xã được thành lập (1923) ở Quảng Châu, chủ trương “khôi phục quyền làm người của người Việt Nam” và có hoạt động gây tiếng vang là mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh tại Sa Diện (Quảng Châu, 1924).

– Tại Pháp: Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sáng lập Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp (1919), viết nhiều tác phẩm lên án chế độ quân chủ trong nước và thể hiện tinh thần dân tộc,…

Tham khảo thêm:   Những cách có tất cả nhân vật trong Genshin Impact

2. Phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước

Hãy trình bày những nét chính của phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước.

Trả lời:

♦ Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản

– Giai cấp tư sản và bộ phận đại địa chủ Việt Nam đã đấu tranh chống lại sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản Hoa kiều và tư sản Pháp, đồng thời yêu cầu chính quyền thuộc địa trao cho một số quyền tự do, dân chủ, được tham gia vào bộ máy chính quyền,…

– Các phong trào dấu tranh tiêu biểu gồm:

+ Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,… (1919);

+ Chống độc quyền cảng Sài Gòn của tư sản Pháp (1923),

– Một số tư sản và đại địa chủ đã thành lập Đảng Lập hiến tại Sài Gòn (1923), lập một số tờ báo để làm công cụ tuyên truyền và đòi quyền lợi cho mình như: Thực nghiệp dân báo, Diễn đàn bản xứ, Tiếng vang An Nam,…

♦ Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản

– Tầng lớp tiểu tư sản ngày càng trưởng thành và tích cực tham gia vào phong trào yêu nước. Các hoạt động của họ đã góp phần tuyên truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh và cổ vũ tinh thần yêu nước.

– Hoạt động đấu tranh tiêu biểu:

+ Thành lập các các nhà xuất bản tiến bộ, như: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam Đồng thư xã…;

+ Ra báo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, như: Chuông rạn, An Nam trẻ….

+ Một số tổ chức chính trị sơ khai đã ra đời làm nòng cốt trong phong trào yêu nước, như: Thanh niên cao vọng Đảng, Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,..

+ Tham gia các phong trào đấu tranh, như: đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), Nguyễn An Ninh (1926), tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926),…

Tham khảo thêm:   Bảng phân bố khấu hao tài sản cố định và chi phí trả trước Biểu mẫu kế toán

3. Phong trào của giai cấp công nhân

Câu 1: Khai thác tư liệu và thông tin trong mục, hãy nêu ý nghĩa của cuộc bãi công của công nhân Ba Son.

Tư liệu. “Bằng hành động của mình, cuộc bãi công Ba Son đã cắm một cột mốc rất quan trọng trong phong trào công nhân-giai đoạn công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng”.

(Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập III, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 357-358)

Trả lời:

– Ý nghĩa: Thắng lợi từ cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân từ giai đoạn đấu tranh “tự phát” sang “tự giác”.

Câu 2: Hãy trình bày những nét chính trong phong trào của giai cấp công nhân.

Trả lời:

♦ Giai đoạn 1919 – 1925

– Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam diễn ra sôi nổi với mục đích chủ yếu là bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm…

– Bên cạnh các hoạt động bỏ trốn, phá bỏ giao kèo, công nhân đã bắt đầu sử dụng hình thức đấu tranh bãi công.

♦ Giai đoạn 1925-1930

– Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) đã nổ ra và giành thắng lợi, đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân Việt Nam từ giai đoạn đấu tranh “tự phát” sang “tự giác”.

– Từ năm 1926, các cuộc đấu tranh có tổ chức của công nhân diễn ra liên tục từ Bắc tới Nam và bước đầu thể hiện sự liên kết với nhiều ngành, nhiều địa phương. Đặc biệt, bên cạnh mục tiêu kinh tế, công nhân còn đấu tranh nhằm mục tiêu chính trị rõ ràng hơn. Giai cấp công nhân dần trở thành lực lượng chính trị độc lập.

– Một số cuộc đấu tranh lớn như: bãi công ở mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh), nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy sửa chữa ô tô A-vi-a (Hà Nội), đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước),…

Tham khảo thêm:   Soạn bài Giới thiệu một cuốn sách Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 119 sách Cánh diều tập 2

4. Sự ra đời của các tổ chức yêu nước cách mạng

Câu 1: Hãy nêu những nét chính về sự ra đời của các tổ chức yêu nước cách mạng.

Trả lời:

– Tháng 6/1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) trên cơ sở lựa chọn các thanh niên ưu tú đang hoạt động ở Trung Quốc (tổ chức Tâm tâm xã) và từ trong nước sang.

– Tân Việt Cách mạng Đảng có tiền thân là Hội Phục Việt (ra đời trong phong trào dân tộc dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX). Tháng 7/1928, Hội Phục Việt đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng.

– Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập vào tháng 12-1927 trên cơ sở hạt nhân là một số thành viên của Nam Đổng thư xã như: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính….

Câu 2: Theo em, vì sao hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không thành công?

Trả lời:

– Nguyên nhân khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh và tăng cường đàn áp, khủng bố các hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Giai cấp tư sản Việt Nam số lượng ít, thực lực kinh tế nhỏ yếu, thái độ chính trị non kém.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra trong tình thế bị động, lúng túng, không có sự chuẩn bị

+ Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, tôn chỉ mục đích chưa rõ ràng, chưa lôi kéo và tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đi theo.

Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 9 Kết nối tri thức Bài 5

Luyện tập 1

Vẽ sơ đồ thể hiện những sự kiện tiêu biểu trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930 ở Việt Nam.

Luyện tập 2

Theo em, phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy kể tên một số thanh niên, trí thức đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc dân chủ (1918-1930). Xây dựng poster giới thiệu về một nhân vật mà em ấn tượng nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 Soạn Sử 9 sách Kết nối tri thức trang 22, 23, 24, 25 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *