Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 8 Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII Soạn Sử 8 sách Cánh diều trang 24, 25, 26 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử 8 Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều trang 24, 25, 26.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 5 Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Cánh diều Bài 5

I. Khái quát quá trình khai phá của Đại Việt

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 5.1 đến 5.3, trình bày khái quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Tham khảo thêm:   Tờ khai đăng ký sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Ban hành theo Nghị định 100/2018/NĐ-CP

Hình từ 5.1 đến 5.3

Trả lời:

♦ Từ thế kỉ XVI, cùng với công cuộc khai hoang, lấn biển để mở rộng diện tích canh tác trên phần lãnh thổ phía bắc của chính quyền Lê – Trịnh là quá trình khai phá Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía nam.

– Ở khu vực Nam Trung Bộ:

  • Năm 1611, phủ Phú Yên được thành lập (gồm hai huyện: Tuy Hòa và Đồng Xuân).
  • Năm 1653, chính quyền chúa Nguyễn lập dinh Thái Khang (gồm 2 phủ: Thái Khang và Diên Ninh).
  • Năm 1693, chúa Nguyễn đặt trấn Thuận Thành (sau đổi thành phủ Bình Thuận).

– Ở khu vực Nam Bộ:

  • Năm 1623, chúa Nguyễn cho lập các trạm thu thuế ở Bến Nghé (Sài Gòn ngày nay).
  • Năm 1698, phủ Gia Định được thành lập (gồm 2 huyện Phước Long và Tân Bình).
  • Cuối thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn đã sáp nhập các vùng đất thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp,… vào lãnh thổ Đại Việt.

♦ Tại những vùng đất mới, các chúa Nguyễn huy động nhân dân khai hoang và cho phép người dân sở hữu ruộng đất mà họ khai khẩn được.

II. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 5.4, trình bày quá trình các chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nêu ý nghĩa của những việc làm đó.

Tham khảo thêm:   35 đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 1 môn Toán Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 1 năm 2022 - 2023

Hình 5.4

Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 8 Cánh diều Bài 5

Luyện tập

Vẽ trục thời gian khái quát quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Trả lời:

Sơ đồ

Vận dụng

Sưu tầm tư liệu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

– Cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

– Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

  • Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.
  • Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm (gươm, súng, vàng bạc, đồ đồng,…), các hải sản quý (đồi mồi, ba ba, hải sâm,…), từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII Soạn Sử 8 sách Cánh diều trang 24, 25, 26 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 24/2022/TT-BTC Đối tượng lập dự phòng tổn thất đầu tư chứng khoán

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *