Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 8 Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX Soạn Sử 8 sách Kết nối tri thức trang 19, 20, 21, 22 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử 8 Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19, 20, 21, 22.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 4 Chương 2: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 4

1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây

Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX…..

Tham khảo thêm:   Top game mobile hay nhất 2018 do Google Play bình chọn

Trả lời:

– Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

– Ở In-đô-nê-xi-a:

  • Thế kỉ XVI, Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía đông. Sau đó, thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.
  • Giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm nước này.

– Ở Mã Lai và Miến Điện: Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai và Miến Điện

– Ở Đông Dương:

  • Từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương
  • Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm các nước Đông Dương.

– Ở Xiêm (Thái Lan):

  • Thế kỉ XVI, thương nhân châu Âu đã xâm nhập vào Xiêm.
  • Giữa thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành xâm chiếm một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Xiêm.
  • Nhờ canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo, nên đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị và kinh tế vào Anh và Pháp.

2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

Câu 1: Khai thác tư liệu (tr. 21) giúp em biết điều gì về chính sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á….

Trả lời:

Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.

Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính, đàn áp phong trào yêu nước.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 4 vòng 3 năm 2017 - 2018 (Có đáp án) Đề thi giải Toán qua mạng lớp 4

Câu 2: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây….

Trả lời:

Về chính trị:
  • Chính quyền các nước đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
  • Bộ máy trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.

Về kinh tế:

  • Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • Mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
  • Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền.

Về văn hóa:

  • Du nhập văn hóa phương Tây => Xung đột văn hóa, tôn giáo.
  • Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân.

Về xã hội:

  • Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa câu kết với thực dân bóc lột nông dân.
  • Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề.
  • Hình thành tầng lớp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tiểu tư sản trí thức, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

3. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Mô tả một số nét chính về cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô của thực dân phương Tây ….

Trả lời:

Ở In-đô-nê-xi-a:

  • Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tit (1683 – 1719), khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830),…
  • Kết quả: các cuộc đấu tranh đều thất bại.
Tham khảo thêm:   Chia sẻ và đọc: Chẳng phải chuyện đùa - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 17

Tại Phi-líp-pin:

  • Ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521) với thủ lĩnh là La-pu-la-pu.
  • Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh đã có bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844).

– Ở Miến Điện: ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824 – 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy. Đến năm 1825, Ban-du-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.

Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 4

Luyện tập

Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?…

Trả lời:

– Nhận xét:

  • Trong quá trình cai trị các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị thâm độc và toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, từ: chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội,…
  • Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời khiến mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á.

Vận dụng

Có ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Em đồng ý với ý kiến đó không? Hãy sưu tầm một số tư liệu từ sách, báo và internet để chứng minh cho ý kiến của em.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX Soạn Sử 8 sách Kết nối tri thức trang 19, 20, 21, 22 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *