Giải Lịch sử 8 Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 86, 87, 88, 89, 90.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 19 Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 19
1. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam
Câu 1: Quan sát hình 19.2 và khai thác tư liệu trên, em biết được điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Trả lời:
Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khổ cực:
- Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa.
- Công nhân: phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt.
Câu 2: Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
– Tác động về chính trị:
- Quyền lực nằm trong tay người Pháp.
- Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
– Tác động về kinh tế:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.
- Tài nguyên vơi cạn.
- Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
- Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.
– Tác động về xã hội:
- Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.
- Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
– Tác động về văn hóa:
- Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam
- Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)
2. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?
Trả lời:
– Một số hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu:
+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập ra Duy tân hội, với mục đích đấu tranh để lập ra một nước Việt Nam độc lập.
+ Năm 1905 – 1908, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa các thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, chờ đợi thời cơ chống Pháp. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã.
+ Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.
– Một số hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh:
+Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ. Phong trào Duy Tân hoạt động công khai với nhiều hình thức như: lập trường học mới, lập hội buôn hàng nội hoá và xưởng sản xuất, tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu…..
+ Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở một số tỉnh Trung Kỳ. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. Phan Châu Trinh và nhiều đồng chi của ông bị bắt.
+ Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp. Suốt những năm sống ở Pa-ri, ông tiếp tục có nhiều hoạt động yêu nước, tiến hành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách chính trị ở Việt Nam và diễn thuyết tuyên truyền tư tưởng dân chủ.
3. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành
Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917. Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?
Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 19
Luyện tập 1
Lập và hoàn thành bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây) về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.
Lĩnh vực |
Tác động |
Chính trị |
|
Kinh tế |
|
Văn hoá, giáo dục |
Trả lời:
Lĩnh vực |
Tác động |
Chính trị |
– Quyền lực nằm trong tay người Pháp. – Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. |
Kinh tế |
– Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến. – Tài nguyên vơi cạn. – Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. – Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp. |
Văn hoá, giáo dục |
– Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam – Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn. |
Luyện tập 2
Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?
Trả lời:
* Điểm giống nhau:
- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.
- Mục tiêu: giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp; gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.
* Điểm khác nhau:
Phan Bội Châu |
Phan Châu Trinh |
|
Kẻ thù trước mắt |
Thực dân Pháp xâm lược. |
Chế độ phong kiến hủ bại. |
Nhiệm vụ trước mắt |
Chống Pháp giành độc lập dân tộc. Coi độc lập là điều kiện tiên quyết để đi tới phú cường. |
Dựa vào Pháp để chống phong kiến. Cải cách dân chủ là việc đầu tiên cần làm để giành độc lập. |
Hình thức, phương pháp đấu tranh |
Cầu viện bên ngoài, bí mật chuẩn bị lực lượng để tiến hành bạo động vũ trang. |
Đấu tranh ôn hòa, tiến hành cải cách dân chủ, “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, phản đối bạo động. |
Vận dụng
Sưu tầm tư liệu (câu chuyện, hình ảnh hoặc con tem, bài thơ, bài hát, câu nói,…) và viết bài thể hiện suy nghĩ của em (khoảng 7 – 10 câu) về một trong ba nhân vật lịch sử trong bài. Em rút ra được bài học gì từ nhân vật đó?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 Soạn Sử 8 sách Kết nối tri thức trang 86, 87, 88, 89, 90 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.