Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác Soạn Sử 8 trang 50 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 44, 45, 46, 47 thuộc Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.

Soạn Lịch sử 8 Bài 11 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.

Giải câu hỏi phần Hình thành kiến thức mới Sử 8 Bài 11

1. Sự ra đời của giai cấp công nhân

Câu hỏi trang 50 Giai cấp công nhân đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

Tham khảo thêm:   Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học hệ Giáo dục thường xuyên 2012 Đáp án đề thi TN THPT môn Hóa

Trả lời:

– Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân:

+ Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế – xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê.

+ Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…

=> Giai cấp công nhân ra đời.

2. C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu hỏi trang 51: C. Mác – Ph. Ăng-ghen có những hoạt động gì cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

3. Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Câu hỏi trang 52: Nêu các hoạt động nổi bật của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Lịch sử 8 Bài 11

Luyện tập 1

Lập bảng thống kê các sự kiện quan trọng về sự ra đời và hoạt động đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân từ giữa thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện

Cuối thế kỉ XVIII,

đầu thế kỉ XIX

Giai cấp công nhân ra đời

1831

Công nhân dệt Li-ông (Pháp) nổi dậy đấu tranh.

1836 – 1847

Phong trào Hiến chương ở Anh

1844

Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản được thành lập

1848

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố – đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Tháng 6/1848

Công nhân Pa-ri (Pháp) nổi dậy đấu tranh.

1864

Tổ chức Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Anh.

1871

Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3 tại Pa-ri, đưa tới sự ra đời của Hội đồng Công xã – đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

1886

Khoảng 40 vạn công nhân thành phố Chi-ca-gô (Mĩ) bãi công, biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.

Cuối thế kỉ XIX

Nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),…

Năm 1889

Quốc tế thứ hai được thành lập

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn học trực tuyến trên Zoom Tài liệu hướng dẫn học trực tuyến trên Zoom

Luyện tập 2

Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

Trả lời:

– Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.

Vận dụng 3

Hãy sưu tầm thêm các thông tin liên quan đến lịch sử ra đời ngày Quốc tế Lao động 1/5. Ngày kỉ niệm Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta vào thời gian nào?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác Soạn Sử 8 trang 50 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *