Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí Soạn Sử 7 trang 14 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo trang 14, 15, 16.

Qua đó, giúp các em sử dụng lược đồ hoặc bản đồ để giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 2 Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Câu hỏi mở đầu Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 2

Những mặt hàng tơ lụa và hương liệu của phương Đông kích thích trí tưởng tượng của người châu Âu về một phương Đông giàu có. Khoảng thế kỉ XV, họ bắt đầu tìm đường vượt đại dương sang phương Đông bất chấp hiểm nguy. Lịch sử gọi đó là những cuộc phát kiến địa lí. Ở bài học này, các em sẽ tìm hiểu về những chuyến hải trình khám phá đó đã diễn ra như thế nào và để lại hệ quả gì cho thế giới của chúng ta?

Tham khảo thêm:   Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn Soạn bài Dục Thúy sơn - Kết nối tri thức 10

Trả lời:

– Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất, nên các thương nhân cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Những mặt hàng tơ lụa, hương liệu của Phương Đông đã kích thích thương nhân châu Âu.

– Người châu Âu bắt đầu tìm những con đường biển để sang phương Đông bất chấp nguy hiểm, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những “mảnh đất có vàng”.

– Những chuyến hải trình đó đã tìm ra những vùng đất mới, những con người mới mà trước đây chưa ai biết tới. Đưa nền kinh tế thương nghiệp châu Âu phát triển mạnh mẽ.

Giải câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo bài 2

1. Hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí

Dựa vào lược đồ 2.1 và thông tin trong bài, em hãy:

Miêu tả trên lược đồ đường đi của các cuộc phát kiến địa lí. Kể tên những địa danh được các nhà thám hiểm đặt tên trên những chuyến hải trình của họ.

Sự kết nối đường biển giữa châu Á và châu Âu, giữa châu Âu và châu Mỹ liên quan cụ thể đến những cuộc phát kiến địa lí nào? Chuyến đi nào kết nối tất cả các châu lục lại với nhau?

Lược đồ 2.1

Trả lời:

* Đường đi của các cuộc phát kiến địa lí:

– Đường đi của các cuộc phát kiến địa lí

  • Hành trình của Đi-a-xơ: Năm 1487, Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi. Ông đặt tên là Mũi Bão Tố, sau này gọi là Mũi Hảo Vọng.
  • Hành trình của C. Cô-lôm-bô: Năm 1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng tây, đến được đảo Xan Xan-va-đô (Sal Salvador), sau đó đến Cu-ba, Hi-xpa-ni-ô-la (Hispaniola) rồi dừng lại vì tưởng đã đến được Ấn Độ.
  • Hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma: Năm 1498, từ Bồ Đào Nha, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Calicut), đến được Ấn Độ .
  • Hành trình của Ma-gien-lan: Năm 1519, từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (của In-đô-nê-xi-a). Họ đi vòng qua điểm cực nam của Châu Mỹ, tiến vào đại dương mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan đến Phi-lip-pin, tại đây Ma-gien-lan bị thiệt mạng trong một cuộc giao tranh với người trên đảo. Cuối cùng, đoàn trở về bờ biển Tây Ban Nha vào năm 1522, hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất.
Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm xác định số hạng thứ n của dãy số Xác định số hạng thứ n trong dãy số

– Những địa danh được các nhà thám hiểm đặt tên:

  • Mũi cực Nam châu Phi được Đi-a-xơ đặt tên là Mũi Bão Tố (sau này được đổi tên thành Mũi Hảo Vọng).
  • Ma-gien-lăng đặt tên cho Thái Bình Dương.

* Sự kết nối đường biển giữa châu Á và châu Âu, giữa châu Âu và châu Mỹ liên quan cụ thể đến cuộc phát kiến địa lí của Ma-gien-lăng và Va-xcô đơ Ga-ma.

Chuyến đi kết nối tất cả các lục địa với nhau chính là chuyến đi của Ma-gien-lan.

2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

Em hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

Trả lời:

Hệ quả tích cực

Hệ quả tiêu cực

Đem lại cho con người những hiểu biết về Trái Đất hình cầu, về những vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới,..

Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa

Thúc đẩy sự trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục

Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen

Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt

Giải Luyện tập – vận dụng Lịch sử 7 bài 2 trang 16

Luyện tập

Mô tả hành trình của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV- XVI theo các mục dưới đây.

Tên các cuộc phát kiến địa lí

Thời gian khởi hành

Con đường đã đi qua

Kết quả

?

?

?

?

Tham khảo thêm:   Viết bài văn kể lại câu chuyện về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu Văn kể chuyện lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Tên các cuộc phát kiến địa lí

Thời gian khởi hành

Con đường đã đi qua

Kết quả

Đi-a-xơ

1487

điểm cực nam của châu Phi

Đặt tên Mũi Bão tố (Mũi Hảo Vọng)

C.Cô-lôm-bô

1492-1493

đi về phía Tây Tây Ban Nha

Đến đảo Xan Xan-va-đô (Cu-ba)

Va-xcô đơ Ga-ma

1498

vòng qua điểm cực nam của châu Phi

Cập bến Calicut (Ấn Độ)

Ma-gien-lan

1519-1522

Vòng qua điểm cực nam của châu Mỹ, tiến vào Thái Bình Dương

hoàn thành chuyến vòng quanh Trái Đất

Vận dụng

Một trong những hệ quả của phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI là sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và quá trình xâm chiếm thuộc địa. Em hãy tìm hiểu thêm Việt Nam đã bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?

Trả lời:

Việt Nam bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp:

  • Năm 1858 – 1884, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
  • Năm 1884 – 1945, Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí Soạn Sử 7 trang 14 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *