Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 – 1226) Soạn Sử 7 trang 57 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử lớp 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 – 1226) giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo trang 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64.

Qua đó, giúp các em trình bày được sự thành lập nhà Lý, những nét chính về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục thời Lý. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 15 Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 15

1. Sự thành lập nhà Lý

Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 15.2, em hãy:

  • Cho biết nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?
  • Giải thích vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La? Đánh giá ý nghĩa của sự kiện này

Trả lời:

– Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh: Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất. Các nhà sư và đại thần trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập

– Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì:

  • Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước.
  • Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
  • “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô, kinh sư mãi muôn đời”.

2. Tình hình chính trị

Nhà Lý đã làm gì để củng cố chế độ quân chủ?

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề thi cuối kì 1 Tin 7 (Có ma trận, đáp án)

Trả lời:

Để củng cố chế độ quân chủ, nhà Lý đã:

– Đổi tên nước là Đại Việt (1054)

– Tổ chức bộ máy nhà nước gồm:

  • Trung ương: Vua đứng đầu, các chức vụ quan trọng cử người thân cận nắm giữ. Giúp việc vua có quan đại thần.
  • Địa phương: Cả nước có 24 lộ, phủ (châu), huyện, hương, xã.

– Ban hành bộ luật Hình thư (1042)

– Quân đội gồm: cấm quân và quân địa phương, thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

– Ban chức tước, gả con gái cho tù trưởng miền núi.

– Giữ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm -pa nhưng kiên quyết chống lại quân xâm lược.

3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

– Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) có những nét độc đáo gì?

– Lý Thường Kiệt có vai trò như thế nào trong kháng chiến chống Tống?

Trả lời:

* Những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

  • Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
  • Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
  • Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
  • Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
  • Chủ động kết thúc chiến sự, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

* Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):

  • Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
  • Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
  • Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội
  • Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống

4. Tình hình kinh tế, xã hội

– Nhà Lý đã có những biện pháp gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

– Trình bày những nét chính về tình hình phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý? Kể tên một số địa danh nổi tiếng về nghề thủ công và buôn bán thời kì này?

– Mô tả vài nét về đời sống xã hội thời Lý.

Trả lời:

* Những biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp thời Lý:

  • Định ra luật bảo vệ sản xuất và sức kéo cho nông nghiệp.
  • Nông dân nhận ruộng đất công cày cấy và nộp thuế cho nhà nước
  • Chính sách “ngụ binh ư nông” để đảm bảo sức lao động trong nông nghiệp.
  • Tổ chức làm thủy lợi và đắp đê. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
Tham khảo thêm:   Đáp án Cuộc thi Bác Hồ với Tuyên Quang Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về "Bác Hồ với Tuyên Quang"

* Thủ công nghiệp và buôn bán thời Lý:

– Thủ công nghiệp: bao gồm hai bộ phận

  • Thủ công nghiệp nhà nước: đúc tiền, chế tạo vũ khí…
  • Thủ công nghiệp nhân dân: Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm…
  • Nhiều làng nghề ra đời như làng gốm bát tràng, dệt Nhược Công…

– Thương nghiệp:

Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng

  • Tiền đồng được sử dụng phổ biến hơn trước
  • Thăng Long có chợ cửa Đông, chợ Tây Nhai, chợ cửa Nam
  • Nhiều chợ biên giới Việt – Tống được thành lập
  • Cảng biển Vân Đồn nhiều thuyền bè nước ngoài buôn bán tấp nập

– Một số địa danh nổi tiếng về nghề thủ công và buôn bán

  • Làng gốm Bát Tràng
  • Làng dệt Nhược Công
  • Làng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa Nghi Tàm
  • Làng trồng cây thuốc nam và chế biến thảo dược Đại Yên
  • Cảng Vân Đồn
  • Chợ cửa Đông
  • Chợ cửa Nam

* Xã hội thời Lý ngày càng phân hóa

  • Vua, quan lại quý tộc là tầng lớp thống trị, có nhiều đặc quyền
  • Địa chủ ngày càng tăng và có thế lực
  • Nông dân chiến đa số, là lực lượng sản xuất chính
  • Thợ thủ công và thương nhân khá đông
  • Nô tì có địa vị thấp kém nhất

5. Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa – giáo dục

– Trình bày những thành tựu văn hóa-giáo dục tiêu biểu thời Lý.

– Việc xây dựng Văn Miếu- QUốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa-giáo dục tiêu biểu thời Lý.

– Văn hóa

  • Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
  • Một số tác phẩm vẫn còn giá trị giáo dục đến hiện nay như Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam quốc sơn hà, Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền sư)…
  • Vua quan nhà Lý đều tôn sùng đạo Phật, Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội
  • Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long
  • Nghệ thuật điêu khắc đa dạng, độc đáo, tinh tế thể hiện trên các tượng phật, các bệ đá hình hoa sen

– Giáo dục:

  • Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long
  • Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên
  • Năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quan lại, quý tộc

Việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã:

  • Chứng tỏ bước phát triển của nền giáo dục nước ta thời bấy giờ.
  • Thể hiện sự quan tâm của nhà Lý đối với nền giáo dục của nước nhà
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? 3 đoạn văn mẫu lớp 6

Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 7 Bài 15 trang 64

Luyện tập

Từ thông tin bài học, hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, giáo dục thời Lý.

Trả lời:

Sơ đồ

Vận dụng

Câu 1: Hãy sưu tập tư liệu và chọn giới thiệu một di sản lịch sử – văn hóa thời Lý mà em thích nhất. Giải thích vì sao?

Trả lời:

Giới thiệu Văn Miếu – Quốc Tử Giám

– Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 để thờ các bậc tiên tổ của Nho học. Đến năm 1076, Quốc Tử Giám được xây dựng bên cạnh Văn miếu và trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta.

– Ban đầu, Quốc Tử Giám chỉ thu nhận con cái của vua quan trong Triều đình. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện và dành cho cả con các nhà thường dân có khả năng học tập tốt. Từ đây, Quốc Tử Giám mới thực sự trở thành trường học cho nhân dân

– Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích rộng đến 54331m2 được chia làm 5 khu chính. Được xây dựng ở phía Nam của kinh thành Thăng Long. Nhìn về tổng thể, kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào bao gồm cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học

– Hiện nay, nơi đây là nơi dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ tiến sĩ từ năm 1442 trở đi. Có thể thấy Quốc Tử Giám chính là minh chứng sống cho chặng đường phát triển giáo dục của nước ta.

– Vào năm 2012, nơi đây đã chính thức trở thành Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

– Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất khi nhắc về Hà Nội ngàn năm văn hiến. Không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn, một di tích lịch sử hàng đầu, mà còn là đại diện cho nền giáo dục nước ta từ bao đời nay

>> Tham khảo: Giới thiệu một di sản lịch sử – văn hóa thời Lý mà em thích nhất

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý để lại những bài học gì cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

* Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Tống

  • Đề ra chiến thuật đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử
  • Biết chớp thời cơ
  • Sử dụng đòn đánh tâm lý, gây hoang mang, dao động cho kẻ thù
  • Sự lãnh đạo tài tình đúng đắn
  • Sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân tộc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 – 1226) Soạn Sử 7 trang 57 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *