Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 – 1077) Soạn Sử 7 trang 58 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 trang 58, 59, 60, 61 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 – 1077) của Chương 5: Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407).

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 12 chương 5 trong sách giáo khoa Lịch sử 7 Kết nối tri thức với cuộc sống theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Giải câu hỏi giữa bài Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 12

1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)

Em hãy chỉ ra nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075).

Trả lời:

Những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất:

  • Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
  • Tiêu hủy kho lương dự trữ của giặc rồi lui về phòng tuyến chống giặc.
Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục thể chất 6 sách Cánh diều KHGD Giáo dục thể chất lớp 6 (Phụ lục III Công văn 5512)

2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)

Câu hỏi 2a: Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt? Việc xây dựng phong tuyến như vậy đã thể hiện điều gì?

Trả lời:

– Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì:

  • Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.
  • Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.
  • Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, không có thế mạnh thủy quân.

– Việc xây dựng phong tuyến như vậy thể hiện:

  • Tầm nhìn sáng suốt, chủ động của Lý Thường Kiệt trước giặc ngoại xâm
  • Độc đáo về mặt chiến lược chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta
  • Chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của tư tưởng quân sự Lý Thường Kiệt.

Câu hỏi 2b:

1. Khai thác tư liệu 3, nêu nhận xét của em về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt.

2. Trình bày ý nghĩa của chiến thắng sông Như Nguyệt

Trả lời:

1. Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt:

  • Đuổi được quân Tống về nước. Bảo vệ được nền độc lập dân tộc.
  • Đảm bảo được mối quan hệ bang giao hòa hiếu của hai nước sau chiến tranh. Không làm tổn hại đến danh dự của nhà Tống. Đảm bảo hòa bình lâu dài.
  • Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa qua đó ta thấy được Lý Thường Kiệt là một bậc thầy ngoại giao, có cách ngoại giao rất khôn khéo và mềm dẻo.
  • Thể hiện sức mạnh của đất nước vừa tránh gây mất danh dự của nước lớn và quan trọng nhất là giữ quan hệ và hòa bình giữa hai nước
Tham khảo thêm:   Thiệp mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi Mẫu Thiệp mừng ngày 1/6

2. Ý nghĩa của chiến thắng sông Như Nguyệt:

  • Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt thắng lợi đã giáng một đòn vào ý chí xâm lược của quân Tống.
  • Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
  • Nghệ thuật quân sự đặc sắc, đánh vào tinh thần quân giặc (bài Nam Quốc Sơn Hà)

Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 12

Luyện tập 1

Hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077)

Trả lời:

– Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý:

  • Thực hiện “tiên phát chế nhân” – chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân thủy, bộ, chia làm 2 đạo tiến sang đất Tống để tiêu diệt các cứ điểm: Ung Châu – Khâm Châu – Liêm Châu.
  • Sau khi tiến công sang đất Tống, Lý Thường Kiệt cho ban bố “Phạt Tống lộ bố văn” để nhân dân Tống hiểu rõ mục đích và tính chất của cuộc tiến công.
  • Sau khi đạt được mục đích chiến lược, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để tránh địch phản công.
  • Chủ động thực hiện việc xây dựng lực lượng và dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.
  • Sử dụng bài thơ “Nam quốc sơn hà” để khích lệ ý chí chiến đấu của quân sĩ Đại Việt và làm suy sụp tinh thần quân Tống.
  • Lợi dụng thời cơ quân Tống suy yếu để tổng phản công.
  • Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp: giảng hòa.
Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 6: Một số hợp chất của Nitrogen với Oxygen Giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức trang 38, 39, 40, 41

Luyện tập 2

Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

* Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):

  • Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
  • Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
  • Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội
  • Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống

Vận dụng

Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Trả lời:

Bài học từ cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

  • Kiên trì, quyết tâm chống giặc.
  • Linh hoạt, mềm dẻo trong đối sách để tránh kéo dài cuộc chiến, hao tổn sức mạnh quốc gia.
  • Ngoài chiến tranh quân sự cần áp dụng chiến thuật “tâm lý chiến” trong chiến tranh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân lược Tống (1075 – 1077) Soạn Sử 7 trang 58 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *