Giải Lịch sử lớp 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14, 15.
Qua đó, các em nêu được một số khái niệm thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch, biết cách tính thời gian trong lịch sử. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 3 Chương 1: Vì sao phải học Lịch sử. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Trả lời câu hỏi lý thuyết
Phần mở đầu
Hãy quan sát tờ lịch bên dưới và cho biết vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?
Trả lời
Trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau vì ngày ghi trên là ngày dương, còn dưới là tính theo lịch âm.
Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?
Trả lời
Cần xác định thời gian trong lịch sử vì:
- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiếu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.
- Để đo đếm được thời gian, ta cần biết cách tỉnh. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau.
Các cách tính thời gian trong lịch sử
1. Muốn biết năm 2000 TCN cách đây bao nhiêu năm em sẽ tính như thế nào?
2. Hãy cho biết các cách tính thời gian trong lịch sử
Trả lời
1. Năm 2000 TCN cách đây 4021 năm. (Cách tính: ta lấy 2000 + 2021 (năm hiện tại) = 4021)
2. Các cách tính thời gian trong lịch sử:
- Từ xa xưa con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc phương Đông khác thì tính theo âm lịch, còn người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu,… thì theo dương lịch.
- Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
- Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kl chuyền động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su – tương truyền là người sáng lập ra đạo Ki-tô, là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (TCN). Đồng thời còn có cách phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm) và thiên niên kỉ (1000 năm), tỉnh từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó.
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng
Câu 1
Các sự kiện dưới đây xảy ra cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?
- Khoảng thiên niên kỉ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40
Trả lời
- Khoảng thiên niên kỉ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch: 3000 + 2021 = 5021 năm
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40: 2021 – 40 = 1981 năm
Câu 2
Hãy kể những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta.
Trả lời
Những ngày nghỉ lễ dương lịch: 1/1 (Tết dương), ngày Quốc khánh 2/9, 30/4 Ngày giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước – 1/5 (Quốc tế lao động)
Những ngày nghỉ lễ âm lịch: Tết âm, Giỗ tổ Hùng Vương 1/3
Câu 3
Hãy lựa chọn và sắp xếp những sự kiện quan trọng của cá nhân em trong khoảng năm năm gần đây theo đúng trình tự (có thể thể hiện trên trục thời gian).
Trả lời
Học sinh tham khảo các ngày liên quan đến các sự kiện sau: sinh nhật, ngày nhập học, được tặng món quà ý nghĩa, gặp lại bạn bè, người thân, ngày xem một bộ phim mà em thích nhất, ngày được điểm cao, ngày tâm trạng tệ nhất,…
Lý thuyết Thời gian trong lịch sử
1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.
- Các dân tộc trên thế giới đã sáng tạo ra nhiều cách đo, dụng cụ đo thời gian khác nhau như: đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời,…
2. Các cách tính thời gian trong lịch sử
- Âm lịch là hệ lịch được theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.
- Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất cung quanh Mặt Trời. Về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
- Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (TCN).
- Ngoài ra, còn có cách phân chia thời gian: thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm).
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử
Câu 1. Con người sáng tạo ra các loại lịch dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Sự lên, xuống của thuỷ triều.
B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,…
C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. Các câu ca dao, dân ca được truyền từ đời này sang đời khác.
Đáp án: C
Câu 2. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của
A. Mặt Trời quanh Trái Đất.
B. Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. Mặt Trăng quanh Trái Đất.
D. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
Đáp án: C
Câu 3. Dương lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của
A. Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. Trái Đất quanh trục của nó.
D. Mặt Trời quanh Trái Đất.
Đáp án: A
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử Soạn Sử 6 trang 14 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.