Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X Soạn Sử 6 trang 86 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 trang 86, 87, 88, 89, 90 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X của Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến đầu thế kỉ X.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 19 chương 5 trong sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống, để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phần Mở đầu

❓ Dưới đây là đài thờ Trà Kiệu, một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa (thế kỉ IX). Hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật cũng như đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa xưa?

Đài thờ Trà Kiệu

Trả lời:

* Mô tả sơ lược về Đài thờ Trà Kiệu:

– Đài thờ Trà Kiệu được làm bằng chất liệu đá sa thạch, có kích thước: cao 128cm, dài 190cm, rộng 190 cm, có niên đại thế kỷ VII-VIII.

– Kết cấu đài thờ gồm 3 phần:

  • Phần thứ nhất là bệ hình vuông có chạm khắc chi tiết trên 4 mặt, ở giữa có ô lõm để đặt phần bệ đỡ chiếc Lin-ga phía trên.
  • Phần thứ 2 là hai thớt tròn đặt chồng lên nhau. Thớt dưới đường kính 138 cm, cao 38cm, có chạm nổi cánh sen ở mặt trên. Thớt trên cùng cỡ, có vòi nhô ra 41 cm, mặt dưới chạm cánh sen.
  • Phần thứ ba là chiếc lin-ga đặt xuyên qua hai thớt tròn của phần thứ hai.

– Tinh hoa nghệ thuật của đài thờ Trà Kiệu tập trung phần bệ vuông phía dưới, với bốn cạnh có chạm khắc rất tinh xảo:

+ Một cạnh của bệ chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa.

+ Ba cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần…

=> Theo các nhà nghiên cứu, 4 cảnh chạm khắc quanh đài thờ mô phỏng theo những trích đoạn trong sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ.

* Nhận xét:

– Đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chăm-pa có tên gọi là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam hiện nay)

– Đài thờ Trà Kiệu cho thấy:

  • Nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa đã đạt đến trình độ điêu luyện, rất tinh xảo; thể hiện một phong cách nghệ thuật Chăm-pa rất đặc sắc.
  • Là một trong những thành tựu tiêu biểu phản ánh sự giao lưu, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (thể hiện qua: ngẫu tượng Linga – Yoni; sử thi Ra-ma-y-a-na…).
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn suy nghĩ về nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay Những bài văn hay lớp 11

Phần nội dung bài học

1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa

❓Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở đâu và từ khi nào?

Trả lời:

Vương quốc Cham-pa được hình thành vào năm 192 ở khu vực thuộc các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định của Việt Nam hiện nay.

❓Hãy giới thiệu khái quát các giai đoạn phát triển của Vương quốc từ thế kỉ I đến thế kỉ X.

Trả lời:

– Quá trình ra đời:

  • Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam.
  • Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp.

– Quá trình phát triển từ thế kỉ II đến thế kỉ X:

  • Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa.
  • Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

❓Nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa.

Trả lời:

Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa:

  • Nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm 2 vụ, sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, biết làm ruộng bậc thang, sáng tạo xe guồng nước.
  • Sản xuất các mặt hàng thủ công (đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất)
  • Khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng, khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê,…)
  • Ngoài ra họ còn trồng cây ăn quả (cau, dừa, mít)
  • Người Chăm-pa cũng buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ.

❓Hãy vẽ sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nhận xét.

Trả lời:

Sơ đồ các thành phần trong xã hội Chăm-pa:

Chăm-pa

Nhận xét:

Tầng lớp trên cùng là quý tộc, chiếm số lượng ít hơn nhiều so với dân tự do, dân tự do là tầng lớp đông đảo nhất, làm nhiều nghề khác nhau. Nô lệ là tầng lớp chiếm số lượng nhỏ, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc.

3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu

❓Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của người Chăm trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên.

Trả lời:

Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Chăm-pa:

  • Trên cơ sở chữ Phạn (Ấn Độ), cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng (gọi là chữ Chăm cổ).
  • Tín ngưỡng, tôn giáo:
    • Thờ tín ngưỡng đa thần.
    • Du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo…).
  • Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn; Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam)…
  • Lễ hội: nhiều lễ hội được tổ chức trong năm; các lễ hội thường mang ý nghĩa cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội hòa bình và hưng thịnh…

❓Dựa vào hình 6, em có nhận xét gi về những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa?

Tham khảo thêm:   Cách tặng thẻ cho bạn bè trong Coin Master

Trả lời:

Các công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm-pa xưa đều:

  • Là những công trình tôn giáo – tín ngưỡng gắn liền với Phật giáo hoặc Ấn Độ giáo. Ví dụ: Thánh địa Mỹ Sơn; cụm tháp Chăm ở Bình Định; Phật viện Đồng Dương…
  • Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách kiến trúc tôn giáo của Ấn Độ.
  • Các công trình kiến trúc thường được trang trí bới các bức phù điêu hoặc tượng được điêu khắc tỉ mỉ; sống động.
  • Chứng tỏ sự kiên trì lao động nghệ thuật và bàn tay tài hoa của cư dân Chăm-pa.
  • Mang nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật.

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

❓Lập bảng tóm tắt những nét chính về hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội và thành tựu văn hoá của Chăm-pa.

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung chính

Kinh tế

– Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu.

– Các nghề gốm, đóng thuyền, khai thác lâm sản, đánh bắt cá… rất phát triển.

– Vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ả-rập.

Tổ chức

xã hội

– Đứng đầu nhà nước là Vua có quyền lực tối cao (vua thường được đồng nhất với một vị thần). Dưới vua là 2 quan đại thần: một văn và một võ. Dưới đại thần là các quan lại đứng đầu các cấp: châu, huyện, làng.

– Xã hội Chăm-pa bao gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ là nô lệ.

Thành tựu

văn hóa

– Sáng tạo ra chữ viết riêng (gọi là chữ Chăm cổ).

– Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Thờ tín ngưỡng đa thần.

+ Du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo…).

– Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn; Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam)…

– Lễ hội: nhiều lễ hội được tổ chức trong năm; các lễ hội thường mang ý nghĩa cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội hòa bình và hưng thịnh…

Câu 2

❓Liên hệ với kiến thức đã học ở những bài trước, em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Cư dân Chăm-pa

Giống nhau

– Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò.

– Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

Khác nhau

– Nghề luyện kim được chuyên môn hóa. Kĩ thuật đúc đồng, rèn sắt phát triển.

– Các nghề thủ công: dệt, làm gốm… đạt đến trình độ cao.

– Phát triển nghề khai thác lâm – thổ sản.

– Hoạt động giao thương trên biển phát triển. Chăm-pa trở thành trung tâm buôn bán quốc tế, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước A-rập.

Câu 3

❓Hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu về một di tích văn hoá Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích?

* Giới thiệu: khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 70km về hướng Tây – Tây Nam .

Tham khảo thêm:   Nghị định 65/2022/NĐ-CP Quy định mới về điều kiện mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chăm-pa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru ( ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo ).

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động.

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chămpa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chăm-pa xây dựng để thờ thần Shiva.

– Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo phong cách của người Ấn Độ. Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chămpa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thế kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.

Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

– Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

* Biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích:

– Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc:

  • Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích.
  • Trùng tu, khôi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lịch sử, nghệ thuật.
  • Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với từng di tích.

– Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X Soạn Sử 6 trang 86 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *