Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Soạn Sử 12 Chân trời sáng tạo trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Lịch sử 12 trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuộc Chương 2: ASEAN: Những chặng đường lịch sử.

Soạn Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 4 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 4

1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN

Câu hỏi 1 trang 24: Trình bày quá trình hình thành của ASEAN

Tham khảo thêm:   Biên bản tạm đình chỉ kinh doanh

Trả lời:

– Sau khi giành được độc lập, các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế, yêu cầu hợp tác khu vực trở nên cấp thiết. Xu thế khu vực hoá trên thế giới những năm 50, 60 của thế kỉ XX cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

– Mặt khác, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc bên ngoài đã có sự can dự vào khu vực Đông Nam Á. Sự xuất hiện những nhân tố mới này đã trở thành cơ sở để thành lập nên một tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia ở Đông Nam Á.

– Từ cuối những năm 50 – đầu những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á, như:

  • Tháng 01-1959, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin ra đời.
  • Năm 1961: Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Phi-lip-pin thoả thuận thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (ASA).
  • Năm 1963: Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a thoả thuận thành lập tổ chức MAPHILINDO.
  • Năm 1966: Ngoại trưởng Thái Lan gửi ngoại trưởng các nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po dự thảo về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

– Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với năm nước sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Câu hỏi 2 trang 24: Khai thác Tư liệu 1, trình bày mục đích thành lập của ASEAN

Tư liệu 1

Trả lời:

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH một thành viên Biểu mẫu cho doanh nghiệp

Mục đích thành lập của ASEAN:

  • Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội, hướng đến thúc đẩy các nước thành viên phát triển;
  • Nỗ lực phát triển khu vực Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, tự do, thịnh vượng và thống nhất tất cả các nước thành viên.

2. Hành trình phát triển của ASEAN

Câu hỏi 1 trang 26: Trình bày quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10

Trả lời:

– Trong giai đoạn 1967 – 1999, ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10.

  • 1967: ASEAN được thành lập (5 nước thành viên)
  • 1984: Bru-nây gia nhập ASEAN (thành viên thứ 6)
  • 1995: Việt Nam gia nhập ASEAN (thành viên thứ 7)
  • 1997: Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN (thành viên thứ 8, thứ 9)
  • 1999: Cam-pu-chia gia nhập ASEAN (thành viên thứ 10)

– Việc 10 nước trong khu vực trở thành thành viên ASEAN đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á.

Câu hỏi 2 trang 26: Nêu những nét chính về các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay

Trả lời:

– Giai đoạn 1967-1976:

  • ASEAN tập trung phát triển cơ cấu tổ chức, hoàn thiện nguyên tắc hoạt động, chú trọng hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức;
  • Tháng 11-1971, ra Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN).

– Giai đoạn 1976-1999:

  • Năm 1976, ASEAN ra Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN I (Tuyên bố Ba-li I) góp phần phát triển mạnh hệ thống tổ chức, trong đó Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạt động cao nhất của ASEAN; kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) tạo cơ sở cho sự phát triển và hợp tác kinh tế giữa các thành viên, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại với các đối tác bên ngoài;
  • Mở rộng ASEAN 5 thành ASEAN 10.
Tham khảo thêm:   Đội hình tốt nhất cho Candace trong Genshin Impact

– Giai đoạn 1999-2015:

  • ASEAN chú trọng củng cố sự đoàn kết trong tổ chức, đóng vai trò trung tâm trong quá trình liên kết khu vực Đông Á.
  • Sau khi thông qua Hiến chương ASEAN (2007), ASEAN thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột (2009): Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC).

– Giai đoạn 2015-nay:

  • Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập, ASEAN tập trung thực hiện các mục tiêu của cộng đồng, thúc đẩy hợp tác nội khối trên cơ sở ba trụ cột APSC, AEC và ASCC.
  • ASEAN chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các chủ thể bên ngoài, tiếp tục phát huy vị thế trung tâm tại các diễn đàn hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm đảm bảo hoà bình và phát triển.

Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 4

Luyện tập

Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của ASEAN từ khi hình thành (1967) cho đến nay

Giai đoạn Sự kiện

Vận dụng

Thiết kế một infographic hoặc một video clip những hình ảnh, tư liệu về quá trình hình thành và phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay để giới thiệu với thầy, cô và các bạn trong lớp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Soạn Sử 12 Chân trời sáng tạo trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *