Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) Soạn SGK Sử 12 trang 198 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Sử 12 Bài 23 giúp các em học sinh lớp 12 tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết về Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975). Đồng thời trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 198.

Lịch sử 12 Bài 23 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 189-198. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Lịch sử. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Tóm tắt lý thuyết Sử 12 Bài 23

I. MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI, RA SỨC CHI VIỆN CHO MIỀN NAM

– Sau Hiệp định Paris 1973, thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

– Cuối tháng 6/1973, miền Bắc hoàn thành tháo gỡ bom mìn, thủy lôi, bảo đảm đi lại bình thường.

– Trong hai năm 1973 -1974:

+ Miền Bắc cơ bản khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển.

+ Đến cuối năm 1974, sản xuất công nông nghiệp trên một số mặt đã đạt và vượt mức năm 1964 và 1971, đời sống nhân dân ổn định.

+ Đưa vào chiến trường 20 vạn bộ đội. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc đưa vào Nam 57 000 bộ đội cùng khối lượng vật chất – kỹ thuật khổng lồ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược.

Tham khảo thêm:   Thông tư quy định về nội dung và mức chi xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

II. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM” TẠO THẾ VÀ LỰC TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN

– 29/3/1973, Mỹ rút quân về nước, nhưng vẫn lập Bộ chỉ huy quân sự,vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

– Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Paris, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

– Sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, chống âm mưu,hành động mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đạt một số kết quả nhất định.

– Nhưng do không đánh giá hết âm mưu của địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc…, nên tại một số địa bàn quan trọng, ta bị mất đất, mất dân.

– Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân bằng con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

– Thực hiện nghị quyết 21, quân dân miền Nam kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng.

– Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông – Xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch đánh Đường 14 – Phước Long, diệt 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

– Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại nhưng thất bại, còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, dùng áp lực từ xa.

– Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Paris, nêu cao tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN Quy định nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng

– Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, xã hội, giáo dục y tế….được đẩy mạnh.

Giải bài tập Lịch sử 12 bài 23 trang 198

Câu 1

Hãy lập bảng hệ thống những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta ở hai miền Nam – Bắc trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).

Lời giải:

Thời gian

Thắng lợi tiêu biểu

21 – 7 – 1954

Ký Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

1959 – 1960

Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi, phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, làm phá sản “chiến lược Aixenhao”.

20 – 2 – 1960

Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đã làm nhiệm vụ đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ – Ngụy.

9 – 1960

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

1961 – 1965

Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

1965 – 1968

Đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

Năm 1968

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

1969 – 1973

Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Năm 1972

Tổng tiến công chiến lược

Năm 1973

Thắng Mĩ trận “Điện Biên Phủ trên không”.

21 – 7 – 1973

Ký kết Hiệp định Pari

Câu 2

Những thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và trong việc thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)

Lời giải:

* Giai đoạn 1954 – 1960:

– Hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, khôi phục và phát triển kinh tế.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Không thể là một ai khác

* Giai đoạn 1961 – 1965:

– Trên mặt trận kinh tế: đạt được những thành tựu nhất định về nông nghiệp, công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965), bước đầu xây dựng nền móng của chủ nghĩa xã hội.

– Cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, cán bộ, chiến sĩ cho tiền tuyến miền Nam.

* Giai đoạn 1965 – 1968:

– Trên mặt trận kinh tế:

+ Nông nghiệp: tăng diện tích đất canh tác, sản lượng lúa tăng, nhiều hợp tác xã đạt “ba mục tiêu”.

+ Công nghiệp: đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống; công nghiệp địa phương và quốc phòng đều phát triển.

– Trên mặt trận quân sự: chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ giành thắng lợi.

– Chi viện cho miền Nam:

+ Miền Bắc luôn là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam về sức người và sức của.

+ Xây dựng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam trên bộ và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.

– Cung cấp hàng vạn cán bộ, trang bị về mặt vật chất như thuốc men, đạn dược… cho miền Nam.

* Giai đoạn 1969 – 1973:

– Kinh tế miền Bắc cơ bản được khôi phục, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.

– Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ hai năm 1972, buộc Mĩ phải Hiệp định Paris ngày 27 – 1 – 1973 .

– Chi viện cho tiền tuyến miền Nam: hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm… để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) Soạn SGK Sử 12 trang 198 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *