Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 35 →41 thuộc chương 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á.

Giải Lịch sử 11 Bài 6 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Trả lời câu hỏi Kiến thức mới Sử 11 Bài 6

1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

a) Đông Nam Á hải đảo

Câu hỏi: Nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân In-đô-nê-xi-a và nhân dân Phi-líp-pin.

Bài làm

♦ Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á hải đảo diễn ra sớm, quyết liệt, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Inđônêxia và Philíppin.

– Ở Inđônêxia:

+ Nửa sau thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ rộng khắp: Achê (tháng 10/1873), Xumatra (1873 – 1909), Ba Tắc (1878 – 1907), Calimantan (1884 – 1886),…

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit 1: Language Soạn Anh 12 Kết nối tri thức trang 9, 10, 11

+ Lãnh đạo phong trào yêu nước ở Inđônêxia là giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu.

– Ở Philíppin: từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, chính sách thuế, chính sách cưỡng bức lao động của thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra ở các tỉnh Batanga, Bulacan, Cavitê, Laguna, Minđanao, Sulu,…

b) Đông Nam Á lục địa

Câu hỏi 1: Trình bày nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma.

Gợi ý đáp án

– Nét chính trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mianma:

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mianma bùng lên mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XX.

+ Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống.

+ Các vị cao tăng và trí thức đóng vai trò nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh.

+ Từ năm 1920, đã xuất hiện hơn 300 hội của người Mianma chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh.

Câu hỏi 2: Nêu những nội dung cơ bản của phong trào kháng Pháp của nhân dân Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam.

Gợi ý đáp án

– Ở Campuchia:

+ Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt ở nhiều địa bàn rộng lớn.

+ Tiêu biểu là các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 – 1892) ở U-đông và Phnôm Pênh; A-cha-xoa ở vùng Đông Nam, Pu-côm-bô ở vùng Đông Bắc Campuchia.

– Ở Lào: cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân Lào đã nhận được sự ủng hộ của người H’Mông và một số cộng đồng dân tộc ít người ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 1: Preview Soạn Anh 7 trang 8 sách Cánh diều

– Ở Việt Nam: phong trào kháng Pháp của nhân dân Việt Nam nổ ra ngay từ khi thực dân Pháp vừa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Những năm 1859 – 1867, phong trào kháng Pháp lan rộng khắp các tỉnh Nam Kỳ với tinh thần “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời gian này là: khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công; khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân tại vùng Đồng Tháp Mười; khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực ở vùng Rạch Giá, Kiên Giang,…

+ Từ năm 1873 đến năm 1883, nhân dân Bắc Kỳ anh dũng đứng lên chống Pháp, lập nên nhiều chiến công vang dội, tiêu biểu là 2 lần chiến thắng Cầu Giấy.

2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Câu hỏi: Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á.

Gợi ý đáp án

Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới – thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.

– Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng, như: bạo động cách mạng (Philíppin); khởi nghĩa (Inđônêxia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Mianma); cải cách ôn hoà (Inđônêxia); đòi dân nguyện (Mianma).

Tham khảo thêm:   Tập gõ 10 ngón

– Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến 1945

+ Trong những năm 1920 – 1939, nhân dân các dân tộc Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh chống chính sách cai trị, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây với hai hình thức: cải cách ôn hoà và bạo động vũ trang.

+ Từ năm 1930, nhiều đảng cộng sản được thành lập (Việt Nam, Malaixia, Xiêm, Philíppin) để lãnh đạo phong trào đấu tranh.

+ Trong những năm 1940 – 1945, khi phát xít Nhật mở rộng chiến tranh, lần lượt chiếm đóng các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh chĩa mũi nhọn sang chống xâm lược và cai trị của quân phiệt Nhật.

+ Tháng 8/1945, chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Inđônêxia, Lào, Việt Nam đã vùng lên đánh đuổi quân phiệt Nhật giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước.

– Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975

+ Các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) tiếp tục đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

+ Trong khi đó, các nước còn lại đàm phán hòa bình với chính quyền thực dân ở các thuộc địa của Anh, Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha để giành độc lập.

Giải Luyện tập Lịch sử 11 Bài 6 CTST

Câu hỏi: Lập bảng tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á.

Giải Vận dụng 11 Bài 1 CTST

Câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về con đường phát triển của Việt Nam từ sau khi giành được độc lập.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *