Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Lịch sử 11 bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 13 →19 thuộc chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Giải Lịch sử 11 bài 2 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Trả lời câu hỏi Kiến thức mới Sử 11 Bài 2

1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Câu hỏi: Trình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài tập cuối chương VI Giải Toán 8 Cánh diều tập 2 trang 37, 38

Gợi ý đáp án

Nửa sau thế kỉ XVII: Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh.

Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,… => những chuyển biến to lớn về kinh tế – xã hội.

Cuối thế kỉ XVIII: Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp.

Trong thập kỉ 60 – 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi => Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở I-ta-li-a, Đức,…

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

Câu hỏi: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản

Gợi ý đáp án

Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công => các nước tư bản tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa => Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

b) Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy ủy quyền giao nhận chứng từ Biểu mẫu hành chính

Câu hỏi: Cơ sở thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX là gì?

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

Câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

Giải Luyện tập Lịch sử 11 Bài 2 CTST

Câu 1

Chủ nghĩa tư bản đã trải qua những thời kì phát triển nào? Nêu nội dung chính của những thời kì đó?

Gợi ý đáp án

– Giai đoạn đầu (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX): chủ nghĩa tư bản gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường

– Từ những năm 60,70 của thế kỉ XIX, tự do cạnh tranh ở các nước tư bản phát triển cao độ, dẫn tới sự tập trung sản xuất và tích tụ tư bản.

– Chủ nghĩa tư bản được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2

Tại sao lại nói Anh là đế quốc thực dân “Mặt trời không bao giờ lặn”?

Gợi ý đáp án

– Nước Anh được gọi là đế quốc mặt trời không bao giờ lặn vì:

+ Đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất bấy giờ, trải dài từ Niu Di- lân, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu-dang, Nam Phi, Ca-na-da, cùng nhiều vùng đất khác ở Châu Á, Châu Phi và các đảo trên đại dương.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 4 vòng 13 năm 2016 - 2017 Đề thi giải Toán trên mạng lớp 4 có đáp án

+ Đế quốc Anh nắm giữ nắm giữ 1 lãnh thổ lớn hơn tất cả các đế quốc thời ấy. Với lãnh thổ rộng lớn đến nỗi luôn luôn có 1 phần lãnh thổ của nó nằm trong ban ngày.

Giải Vận dụng Lịch sử 11 Bài 2 CTST

Đóng vai một nhà phản biện xã hội, hãy nêu suy nghĩ về sự thăng trầm của chủ nghĩa tư bản từ khi xác lập cho đến nay

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *