Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ – trung đại Soạn Sử 10 trang 24 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ trung đại sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 24→26 thuộc chương 2: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ trung đại.

Lịch sử 10 Bài 5 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ trung đại chương 2 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 Bài 5 trang 24 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trả lời câu hỏi nội dung Lịch sử 10 Bài 5

1. Khái niệm văn hóa, văn minh

Câu 1. Em hãy trình bày khái niệm văn minh.

Trả lời

Văn minh là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa và đối lập với nó là dã man, nguyên thủy.

Câu 2. Em hãy cho biết sự khác nhau giữa văn minh và văn hóa.

Trả lời

Sự khác nhau giữa văn minh và văn hóa:

Văn hóa Văn minh
Nhận diện

Là các thành tựu do con người sáng tạo ra, có giá trị vật chất lẫn tinh thần.

Là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất; có khi thiên về giá trị vật chất – kĩ thuật.
Đặc điểm

Ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người; có bề dày lịch sử.

Những giá trị do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao; chỉ trình độ phát triển.

Tầm vóc

Có tính dân tộc.

Mang tầm vóc quốc tế.
Mối quan hệ Ra đời, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời Là quá trình tích lũy những sáng tạo văn hóa. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Stop And Check 1B Stop And Check 1B trang 48 Explore Our World (Cánh diều)

2. Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ – trung đại

Dựa vào Sơ đồ trong Hình 5.4, em hãy trình bày những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ – trung đại.

Trả lời

Văn minh Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực đất nước Ai Cập ngày nay. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất vào năm 3150 TCN với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên. Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, văn minh Ai Cập đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên. Có thể nói rằng văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại mà tầm ảnh hưởng xuyên không gian và thời gian. Cho đến nay, những thành tựu ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của Ai Cập thời cổ đại.

Văn minh Ấn Độ cổ – trung đại

Từ khoảng đầu thiên kỉ III TCN, nhà nước Ấn Độ đã ra đời, nhưng cả giai đoạn từ đó cho đến khoảng giữa thiên kỉ II TCN, trước đây chưa được biết đến. Mãi đến năm 1920 và 1921, nhờ việc phát hiện ra hai thành phố Harappa cùng rất nhiều hiện vật bị chôn vùi dưới đất ở vùng lưu vực sông Ấn, người ta mới biết được thời kì lịch sử này. Những hiện vật khảo cổ học chỉ giúp người ta biết được tình hình phát triển của các ngành kinh tế và văn hóa, qua đó có thể suy ra đây là thời kì đã có nhà nước, chứ chưa biết được lịch sử cụ thể. Vì vậy người ta gọi thời kì này là thời kì văn hóa Harappa hoặc thời kì văn minh lưu vực sông Ấn.

Tham khảo thêm:   Quyết định 4381/2001/QĐ-BGTVT Quy định cấp đăng ký, biển số, kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ

Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại

Trung Quốc đã trải qua xã hội nguyên thủy. Theo truyền thuyết, thời viễn cổ ở Trung Quốc có một thủ lĩnh mà đời sau thường nhắc đến gọi là Phục Hy. Đến nửa đầu thiên kỉ III TCN, ở vùng Hoàng Hà xuất hiện một thủ lĩnh bộ lạc gọi là Hoàng Đế. Hoàng đế họ Cơ, hiệu là Hiên Viên, được coi là thủy tổ người Trung Quốc. Đến cuối thiên kỉ III TCN, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ đều là dòng dõi của Hoàng Đế. Nghiêu và Thuấn tuy chỉ là những thủ lĩnh liên minh bộ lạc nhưng đời sau cho họ là những ông vua tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Giải Luyện tập, vận dụng Sử 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo

Luyện tập

Vì sao chữ viết là thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại?

Trả lời

Chữ viết là thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại vì:

  • Các nhà sử học phân định rạch ròi thời tiền sử và thời lịch sử -> thời lịch sử bắt đầu kể từ khi có các nguồn ghi chép đáng tin cậy.
  • Sự xuất hiện của chữ viết là một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời kì văn minh.
  • Chữ viết ra đời là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất của văn minh phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại. => Việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cổ đại.
Tham khảo thêm:   Brain Cooperation: Chi tiết nội dung, diễn viên, lịch chiếu phim Động Não

Vận dụng

Hãy tìm hiểu và trình bày một số kì quan thế giới cổ – trung đại mà em yêu thích trong Hình 5.5.

Trả lời

Vườn Treo Babylon là một trong Bảy kỳ quan thế giới cố đại được nhắc đến trong văn hóa Hy Lạp cổ đại. Nó được ca ngợi là một thành tựu nổi bật về kỹ thuật xây dựng với một chuỗi vườn bậc thang, có đủ các loại cây, cây bụi và cây leo đa dạng, tạo nên một ngọn núi xanh lớn được đắp bởi gạch bùn. Vườn treo được cho là được xây dựng tại thành phố cổ đại Babylon, gần thành phố Hillah tỉnh Babil, Iraq ngày nay. Tên của nó được lấy nguồn gốc từ chữ Hy Lạp kremastós (κρεμαστός có nghĩa là “treo qua”), dùng để chỉ những cây cối được trồng trên một cấu trúc trên cao như là ban công hay sân thượng.

Theo truyền thuyết, vườn treo Babylon là món quà đặc biệt của nhà vua Nabuchadnezzar (605-562 TCN) của vương triều Chaldean xứ Babylon tặng hoàng hậu được sủng ái là công chúa xứ Medes. Vườn treo được xây dựng nên để cho bà vợ của Nebuchadnezzar làAmyitis khuây nỗi nhớ quê hương. Amyitis là con gái vua xứ Medes, đã cưới Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hai nước. Quê hương bà là một vùng đất xanh tươi với những núi non hùng vĩ, và bà coi vùng đất Lưỡng Hà (một vùng ở phía Tây nam Châu Á) bằng phẳng bị mặt trời thiêu đốt là buồn chán. Nhà vua quyết định tái tạo lại quê hương hoàng hậu bằng cách xây nên một vùng núi non nhân tạo bằng những vườn treo trên mái nhà.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 10 Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ – trung đại Soạn Sử 10 trang 24 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *