Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học Soạn Sử 10 trang 19 sách Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Lịch sử 10 Bài 3 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung hình thành kiến thức mới và câu hỏi Luyện tập vận dụng cuối bài Sử học với các lĩnh vực khoa học.

Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa chủ đề 2: Vai trò của sử học. Soạn Sử 10 Bài 3 Kết nối tri thức là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức mới Sử 10 bài 3

1. Sử học – môn khoa học có tính liên ngành

Câu 1. Để có được thông tin trong các Tư liệu 1, 2, 3 (tr.20 – 21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào? Các phương pháp đó có tác dụng thế nào khi nghiên cứu sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan?

Gợi ý đáp án

Để có được thông tin trong các Tư liệu 1, 2, 3 (tr.20 – 21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức, phương pháp của ngành khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

Các phương pháp đó có tác dụng: giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 2. Tại sao nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?

Gợi ý đáp án

Nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành vì:

Giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nhà sử học mới có thể hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.

2. Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn

a. Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn

Câu 1. Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử nào? Hãy chỉ ra một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập đến trong các hồi của tác phẩm?

Tham khảo thêm:   Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 136 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Gợi ý đáp án

Tư liệu 4 (tr.22) đề cập đến bối cảnh lịch sử ở Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII trong cục diện chiến tranh vua Lê-chúa Trịnh, Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc, tiến vào kinh đô Thăng Long, đánh tan quân xâm lược (Thanh) do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.

Một số sự kiện hoặc bối cảnh được đề cập trong các hồi của tác phẩm:

– Đặng Thị Huệ được sủng ái, có quyền hành đứng đầu hậu cung.

– Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm đưa quân ra Bắc.

– Quân Tây Sơn kéo vào thành, vua Lê Chiêu Thống nhiều lần cử sứ thần sang nhà Thanh cầu cứu. Tướng Nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị kéo quân đến ải Nam để uy hiếp.

– Quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hà và giành thắng lợi; quân Thanh rút chạy khỏi Thăng Long. Lê Chiêu Thống bỏ trốn.

b. Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn với Sử học

Câu 2. Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.

Gợi ý đáp án

Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

Sử học sử dụng kiến thức các ngành khoa học xã hội nhân văn để mô tả , phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát,…Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

Ví dụ: Khai thác một số tác phẩm văn học viết về cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954 như Ba người khác- Tô Hoài, Gia Đình – Phan Thúy Hà, Bến không chồng- Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma- Nguyễn Khắc Trường…. giúp chúng ta có cái nhìn chân thực về cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954 tại nông thôn Việt Nam sau giải phóng.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Sử 10 bài 3 trang 25

Câu 1

Nêu và phân tích một số ví dụ để làm rõ về việc sử dụng tri thức, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử?

Gợi ý đáp án

Nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu lịch sử có thể kể đến nghiên cứu về Đường Lâm, Cổ Loa, Bách Cốc.

Cụ thể trong dự án Bách Cốc, Bách Cốc là một làng cổ thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hợp tác nghiên cứu Bách Cốc đã kéo dài hơn 10 năm liền, với sự tham gia của rất nhiều học giả đa lĩnh vực của cả Nhật Bản và Việt Nam. Chỉ tính trong vòng 10 năm đầu, từ 1993 đến 2002, riêng phía Nhật Bản đã có 176 người từ 17 trường đại học với nhiều lĩnh vực như sử học, xã hội học, nhân loại học, địa lý, khảo cổ học, kinh tế học, môi trường học… tham gia. Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tài liệu, dấu vết của các giai đoạn lịch sử từ thời Hùng Vương đến các Triều đại phong kiến Việt Nam. Thông qua chương trình nghiên cứu làng cổ Bách Cốc, các nhà khoa học đưa ra một cách nhìn chính xác về cấu trúc mô hình làng, đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại có vai trò quan trọng nhất trong đời sống xã hội của người Việt trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội học, khảo cổ học, dân tộc học.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Tiếng Anh trường THPT Chuyên Bắc Ninh - Lần 1 (Có đáp án) Đề thi thử môn Anh năm 2018

Câu 2

Thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa Sử học với một lĩnh vực/ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.

Gợi ý đáp án

Ví dụ đó là mối liên hệ giữa Sử học và Toán học.

Trong quá trình nghiên cứu sử học, ta bắt gặp các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ta cần áp dụng Toán học vào phương pháp tính định lượng để xử lí dữ liệu, phân tích dữ liệu, từ đó đi đến kết luận chính xác nhất.

Trả lời câu hỏi Vận dụng Sử 10 bài 3 trang 25

Câu 1

Hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/gia đình em,…trong những năm gần đây. Lưu ý trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp liên ngành.

Gợi ý đáp án

Cách 1

Trường học của em là trường THPT Ngô Quyền- Ba Vì. Trường được thành lập ngày năm 1982. Năm đầu thành lập, nhà trường có 24 lớp, với 1.200 học sinh. Đến nay, trường THPT Ngô Quyền có 45 lớp, với khoảng 2000 học sinh. Trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy cô giáo nhà trường đã vượt qua những năm tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp và những năm đầu đổi mới, đoàn kết, nhất trí một lòng gắn bó với mái trường, tất cả vì học sinh thân yêu. Những ngôi nhà cấp bốn đơn sơ trước đây, nay đã được thay thế bằng những dãy nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp, tiện nghi… Hiện nay, đội ngũ giáo viên của nhà trường đã được trẻ hóa, chất lượng và điều kiện dạy và học được nâng lên, trong đó có nhiều thầy cô có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ… Trong những năm qua, nhà trường có hàng ngàn học sinh đỗ đại học, rất nhiều cựu học sinh có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Hàng năm tỷ lệ học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, thành phố luôn đạt giải cao. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp luôn đạt từ 98%-100%. Các thế hệ học sinh của trường hiện đang học tập, nghiên cứu và làm việc khắp các nước trên thế giới.

Cách 2 

Xây dựng một bài giới thiệu về trường học của em trong những năm gần đây, vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp của ngành văn hóa học, xã hội học:

Trường THCS Kim Mỹ được thành lập vào tháng 9 năm 1993 (tách từ trường PTCS xã Kim Mỹ). Ban đầu trường được xây dựng trên địa bàn xóm Mỹ Chính thuộc xã Kim Mỹ, Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình, do thầy Phạm Chứng làm hiệu trưởng. Với tầm nhìn chiến lược và sự quan tâm đúng hướng của lãnh đạo địa phương. Tháng 1 năm 2010 Trường THCS Kim Mỹ được chuyển về địa điểm mới tại xóm Tân Văn- Xã Kim Mỹ.

Tham khảo thêm:   Thông tư 38/2019/TT-BGTVT Quy định mới về đào tạo, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Với tổng diện tích 11580m², hiện nay nhà trường có một khuôn viên khép kín, có dãy nhà cao tầng kiên cố với 18 phòng học, 5 phòng bộ môn, 10 phòng chức năng được bố trí hợp lí, thuận tiện, được trang bị đầy đủ phương tiện thiết yếu phục vụ cho hoạt động giáo dục. Sân chơi, sân thể thao được quy hoạch đẹp, rộng rãi, bồn hoa, cây cảnh xanh tươi đủ màu sắc như đang khoác thêm áo mới cho trường. Đây là minh chứng cho sự năng động sáng tạo của Hội đồng sư phạm, cũng như sự quan tâm của Đảng, Chính quyền, các Ban, Ngành, Đoàn thể địa phương, sự đồng thuận cùng góp công, góp sức của cha mẹ học sinh, tất cả vì sự tiến bộ, vì học sinh thân yêu.

Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngôi trường ban đầu có 5 lớp học với 203 học sinh, đến nay nhà trường đã có 16 lớp học với 602 học sinh, trong đó có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp( Năm học 2015-2016 có 6 giải Tỉnh, 99 giải Huyện. Năm học 2017-2018 có 1 giải Quốc gia, 3 giải Tỉnh, 99 giải Huyện).Các thế hệ học sinh của nhà trường hiện nay đã trưởng thành, đang học tập và công tác trên mọi miền của Tổ quốc, giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan của Đảng và Nhà nước. Tiêu biểu như: Tiến sỹ Nguyễn Thị Thảo, giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đại tá Bùi Phùng, Hiệu trưởng trường Dạy nghề số 4 Bộ Quốc Phòng; Bác sỹ Đinh Quốc Trấn, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình; Luật sư Nguyễn Duy Vy, phó ban pháp chế Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Trần Văn Nam Giám đốc công tyTHNH Điện cơ Xuân Nam Hà Nội…

Trường THCS Kim Mỹ bước vào tuổi 25 tràn đầy sức sống. Tự hào về truyền thống nhà trường, phát huy những thành tích đã đạt được, thầy và trò trường THCS Kim Mỹ nguyện đoàn kết, phấn đấu thi đua giữ vững những thành tích trên để nơi đây là tổ ấm yêu thương, tin cậy lớp lớp thế hệ học sinh, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương, là địa chỉ tin cậy về chất lượng của ngành giáo dục huyện nhà.

Câu 2

Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử? Hãy nêu tác dụng của nó.

Gợi ý đáp án

Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giờ học lịch sử.

Tác dụng của công nghệ thực tế ảo này:

  • Giúp những con người hiện đại có thể chiêm ngắm hình ảnh cổ xưa của di tích, và có thể bước vào không gian di sản kiến trúc cách nay hàng thế kỉ.
  • Phục vụ việc lưu trữ dữ liệu, bảo tồn văn hóa, tái lập phế tích, quảng bá di sản văn hóa thời
  • Ứng dụng trong công tác trưng bày bảo tàng, giáo dục di sản, quảng bá văn hóa truyền thống, điện ảnh, du lịch…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học Soạn Sử 10 trang 19 sách Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *