Bạn đang xem bài viết ✅ Kỳ thi đánh giá năng lực: Các thông tin cần biết ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hiện nay ngoài những phương thức xét tuyển như đánh giá học bạ, lấy điểm thi THPT Quốc gia, nhiều trường Đại học còn tuyển sinh bằng cách thi đánh giá năng lực. Vậy thi đánh giá năng lực là gì? Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào? Cần làm gì để đăng ký thi đánh giá năng lực? Mời các bạn hãy cùng Wikihoc.com theo dõi bài viết dưới đây.

Thi đánh giá năng lực là một kỳ thi có bài thi tổng hợp thường gồm các câu hỏi để kiểm tra trình độ ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và giải quyết vấn đề. Mục đích của việc tham gia kỳ thi này là để Xét tuyển đại học, đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới. Vậy dưới đây là toàn bộ thông tin về thi đánh giá năng lực, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Thi đánh giá năng lực là gì?

Đánh giá năng lực là một bài thi tổng hợp được sử dụng để đánh giá tổng quan trình độ thí sinh. Nội dung câu hỏi đa dạng gồm kiểm tra trình độ ngôn ngữ, toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 6 vòng 17 năm 2016 - 2017 Đề thi giải Toán trên mạng lớp 6 có đáp án

Mục đích của bài kiểm tra là để phục vụ xét tuyển đại học, đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngoài ra, kỳ thi đánh giá năng lực còn giúp các sĩ tử định hướng nghề nghiệp dựa trên kiến thức và năng lực bản thân; đánh giá tổng quát kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng và đạo đức của học sinh.

2. Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?

Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào chắc chắn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh. Theo dự kiến, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2023 sẽ gồm các môn sau: ngôn ngữ, toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và cuối cùng là giải quyết vấn đề (liên quan đến các môn như hóa học, vật lý, sinh học, địa lý và lịch sử).

STT

Kỳ thi ĐGNL

Cấu trúc

Các môn trong đề thi ĐGNL

1.

Đại học Quốc gia Hà Nội

3 phần:

– Phần 1: Tư duy định lượng (toán học)

– Phần 2: Tư duy định tính (văn học – ngôn ngữ)

– Phần 3: Khoa học (Tự nhiên – Xã hội)

Gồm 7 môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

2.

Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

3 phần:

– Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh)

– Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu.

– Phần 3: Giải quyết vấn đề (Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa)

Gồm 8 môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng anh, Lịch sử, Địa lý

3.

Đại học Sư phạm TPHCM

Gồm 6 môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng anh

4.

Đại học Sư phạm Hà Nội

Gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý

5.

Đại học Bách khoa Hà Nội

2 phần:

Phần 1 bắt buộc gồm:

– Toán tự luận, trắc nghiệm

– Đọc hiểu: bài luận về kỹ thuật công nghệ

Phần 2 tự chọn gồm:

– Tự chọn 1: KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học)

– Tự chọn 2: Tiếng Anh hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS

Gồm 6 môn: Toán học, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng anh

6.

Bộ Công an

2 phần:

– Trắc nghiệm: gồm Khoa học tự nhiên (KHTN), Khoa học xã hội (KHXH), Ngôn ngữ

– Tự luận: lựa chọn 1 trong 2 lĩnh vực là Ngữ văn hoặc Toán học

Gồm 8 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Tiếng anh, Toán học

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì I môn Hóa lớp 11 cơ bản dành cho các lớp D (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013) Đề thi học kì

3. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực

Bài thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức gồm có 150 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Cấu trúc đề thi ĐGNL gồm có các phần Tư duy định lượng, Tư duy định tính và Khoa học tổng hợp của 7 môn học bao gồm Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, Lịch Sử và Địa lý.

Đề thi ĐGNL của ĐHQGTPHCM gồm 3 phần thi là Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Sử dụng ngôn ngữ; Giải quyết vấn đề. Để làm được bài thi năng lực HCM, thí sinh phải ôn tập tổng hợp kiến thức của 8 môn học bao gồm: Toán học, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Hóa học, Vật lí, Sinh học, Lịch Sử, Địa lý.

Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt thông qua 06 bài thi đánh giá năng lực, tương ứng với 6 môn học là: Toán học; Vật lý học; Hóa học; Sinh học; Ngữ văn và Tiếng Anh. Tương tự, Kỳ thi ĐGNL của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn gồm: Toán học, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.

Cấu trúc đề thi ĐGNL của Bộ Công an gồm Phần trắc nghiệm sẽ đánh giá kiến thức của thí sinh ở 3 lĩnh vực: Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội và Ngôn ngữ. Đối với phần tự luận, thí sinh được phép chọn một trong hai lĩnh vực là Toán học hoặc Ngữ văn. Như vậy, các môn học mà thí sinh phải ôn thi là: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Tiếng Anh (hoặc Tiếng Tring Quốc) và Toán học

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn ngắn về một dân tộc ở nước ta Dân cư và dân tộc ở Việt Nam - Lịch sử - Địa lí 5 KNTT

4. Thi đánh giá năng lực 2024 tại đâu?

Đối với kỳ thi đánh giá năng lực, do nó mang tính đặc trưng cho mỗi trường nên các trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực sẽ đưa thông báo cụ thể về địa điểm cũng như thời gian thi cử đến thí sinh đăng ký thông qua các phương tiện truyền thông như email, tin nhắn đến số điện thoại.

Các thông báo này sẽ dựa trên quy định quy định riêng về kỳ thi của mỗi trường nên rất khác nhau. Do đó sĩ tử cần phải thường xuyên cập nhập thông tin mới nhất trên các trang web của trường đại học bạn đăng ký.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kỳ thi đánh giá năng lực: Các thông tin cần biết của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *