Bạn đang xem bài viết ✅ Kinh tế và pháp luật 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình Giải KTPL 12 Kết nối tri thức trang 52 → 57 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trang 52, 53, 54, 55, 56, 57.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 7 Chủ đề 6: Quản lí thu, chi trong gia đình – Phần 1: Giáo dục kinh tế cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 7

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm dưới đây? Vì sao?

a. Quản lí thu, chi là việc quản lí các nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu của tất cả các thành viên trong gia đình.

b. Mục đích của quản lí thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chi tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.

c. Chỉ khi nào được chi tiêu theo sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.

d. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì mỗi gia đình đều phải có kĩ năng quản lí thu, chi.

Lời giải:

– Quan điểm a không đúng, vì không phải thành viên nào trong gia đình cũng đi làm, có thu nhập và tham gia vào các hoạt động tạo nên các nguồn thu nhập và chi tiêu trong gia đình được. Ví dụ: trẻ em, người cao tuổi, …

– Quan điểm b đúng, vì nếu không quản lí thu, chi trong gia đình thì khó có thể duy trì những thói quen chi tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.

– Quan điểm c không đúng, vì nếu chi tiêu theo sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình sẽ dẫn đến hậu quả các khoản thu nhập không thể đủ để bù đắp cho chi tiêu dẫn đến thâm hụt ngân sách gia đình, nợ nần, …

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Nắm đôi bàn tay

– Quan điểm d đúng, vì quản lí thu, chi trong gia đình hợp lí sẽ kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình; Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu không tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình; Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình; Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Luyện tập 2

Em hãy cho biết việc làm của nhân vật trong các trường hớp dưới đây có ý nghĩa như thế nào trong quản lí thu, chi gia đình:

a. Chị D luôn ghi chép tất cả các khoản chi và lập bảng theo dõi chi tiêu hằng tháng của gia đình để có sự điều chỉnh vào tháng sau nếu cần thiết.

b. Mặc dù thu nhập gia đình còn thấp nhưng vợ chồng chị B thống nhất duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20.

c. Hằng tháng, vợ chồng chị Q thường xác định hạn mức mua sắm của hai vợ chồng để không ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm chung của gia đình.

Lời giải:

– Trường hợp a. Đây là một thói quen tốt để thực hiện kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình.

– Trường hợp b. Đây là một việc làm đúng, vì ngay cả khi thu nhập còn thấp gia đình vẫn có ý thức tiết kiệm một khoản nhỏ để dự phòng thông qua việc kiên trì bảo đảm nguyên tắc 50/30/20.

– Trường hợp c. Đây là một việc làm tốt, một thói quen tốt để chi tiêu hiệu quả, thực hành tiết kiệm để thực hiện được các mục tiêu tài chính của gia đình.

Luyện tập 3

Em hãy liệt kê những thói quen chi tiêu tích cực trong gia đình và kết quả của những thói quen đó.

Lời giải:

– Những thói quen chi tiêu tích cực của gia đình em:

  • Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
  • Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
  • Chỉ mua những thứ trong khả năng chi trả của bản thân.
  • Tham khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn.
  • Ghi chép các khoản chi và lập bảng theo dõi chi tiêu hằng tháng của gia đình để có sự điều chỉnh vào tháng sau nếu cần thiết.
  • Duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20.
Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Ninh Bình năm học 2013 - 2014 môn Toán Sở GD-ĐT Ninh Bình

– Kết quả: Việc thực hiện các thói quen chi tiêu tốt đã góp phần giúp gia đình em:

  • Kiểm soát được các nguồn thu.
  • Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu không tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính.
  • Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính.
  • Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống.

Luyện tập 4

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Trường hợp. Đầu năm, vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 60% thu nhập cho các chi tiêu thiết yếu, tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để có đủ tiền mua xe máy nhưng hai tháng nay, anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp mà vợ anh vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm một số chi tiêu thiết yếu trong gia đình.

Em hãy chỉ ra những biểu hiện quản lí thu, chi gia đình hợp lí, không hợp lí trong trường hợp trên. Em hãy đưa ra lời khuyên cho gia đình để quản lí thu, chi gia đình hiệu quả hơn.

Lời giải:

– Việc đầu năm vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 60% thu nhập cho các chi tiêu thiết yếu, tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để có đủ tiền mua xe máy là hợp lí. Vì trong quản lí thu, chi trong gia đình chỉ khi nào có sự bàn bạc, thống nhất và kiên trì thực hiện mới có thể đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình.

– Khi anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp nhưng vợ anh vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm một số chi tiêu thiết yếu trong gia đình là không hợp lí. Vì, cách cắt giảm một số chi tiêu thiết yếu trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

– Lời khuyên: Vợ chồng anh A nên thống nhất với nhau điều chỉnh quy tắc thu, chi bảo đảm các khoản chi thiết yếu và cắt giảm các khoản chi không thiết yếu để thực hiện các mục tiêu tài chính trong gia đình.

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 7

Vận dụng 1

Em hãy liệt kê những mục tiêu tài chính và kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó trong gia đình em.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

– Mục tiêu: Tiết kiệm cho giáo dục

Tham khảo thêm:   Ma trận đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ma trận đề thi môn Toán lớp 4 (3 mức độ)

– Kế hoạch:

  • Gia đình em dành 15% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm cho việc học của em và em gái.
  • Em và em gái cũng tìm kiếm các học bổng và chương trình hỗ trợ tài chính để giảm bớt chi phí học phí.

Vận dụng 2

Em hãy viết bài luận ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về nhận định “Quản lí trở thành cầu nối giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau và sống hạnh phúc hơn”.

Lời giải:

Nhận định rằng “Quản lí trở thành cầu nối giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau và sống hạnh phúc hơn” là một quan điểm đáng suy ngẫm và đúng với thực tế cuộc sống. Trong mỗi gia đình, vai trò của quản lí không chỉ đơn thuần là tổ chức công việc hay quyết định những vấn đề nhỏ nhoi, mà còn mang tính chất tâm linh và lý thúc đẩy sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau.

Thứ nhất, vai trò quản lí trong gia đình giúp tạo ra sự cân bằng và ổn định. Quản lí giúp phân chia công việc một cách hợp lý, từ đó giảm bớt căng thẳng và tranh cãi không cần thiết giữa các thành viên gia đình. Mỗi người trong gia đình có thể dễ dàng biết rõ trách nhiệm của mình và đóng góp vào công cuộc chung một cách có tổ chức, từ đó tạo ra môi trường sống thuận lợi và hài hòa.

Thứ hai, quản lí giúp các thành viên gia đình hiểu và tôn trọng lẫn nhau hơn. Bằng cách thúc đẩy các buổi họp gia đình hay các hoạt động gắn kết, người quản lí có thể khuyến khích sự giao tiếp chân thành và sâu sắc giữa các thành viên. Điều này không chỉ giúp mỗi người hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của nhau mà còn xây dựng lòng tin và sự đồng cảm lẫn nhau.

Cuối cùng, vai trò quản lí trong gia đình cũng là một cơ hội để hướng tới mục tiêu sống hạnh phúc. Bằng cách xây dựng và duy trì các giá trị gia đình như sự chia sẻ, sự kiên nhẫn, người quản lí có thể giúp gia đình vượt qua khó khăn và thăng tiến lên một cách bền vững.

Tóm lại, vai trò quản lí trong gia đình không chỉ là việc tổ chức, điều hành mà còn là một nền tảng để xây dựng mối quan hệ và giá trị lâu dài. Bằng cách nhấn mạnh vai trò này, chúng ta có thể giúp gia đình hiểu nhau sâu hơn, sống hạnh phúc hơn và đạt được sự thịnh vượng trong cuộc sống.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình Giải KTPL 12 Kết nối tri thức trang 52 → 57 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *