Bạn đang xem bài viết ✅ Kinh tế và pháp luật 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế Giải KTPL 12 Kết nối tri thức trang 18 → 26 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trang 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 2 Chủ đề 2: Hội nhập kinh tế quốc tế – Phần 1: Giáo dục kinh tế cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 2

Luyện tập 1

Em hãy cho biết phát biểu nào sau đây thể hiện đúng quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế. Vì sao?

a. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác trên thế giới.

b. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi.

c. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức.

d. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia thường chú trọng đến liên kết với các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng.

Lời giải:

– Những phát biểu đúng về hội nhập kinh tế quốc tế là: a, b, c

– Vì:

+ Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

+ Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức.

Luyện tập 2

Em hãy cho biết ý kiến nào dưới đây thể hiện đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế:

Tham khảo thêm:   Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp công nghệ 4.0 cho học sinh Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học hay

a. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu các nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên.

b. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài.

c. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững.

d. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với các quốc gia đang phát triển cần theo kịp các nước tiên tiến.

Lời giải:

– Ý kiến đúng về sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế là: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững.

– Vì: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư.

Luyện tập 3

Em hãy kể tên những hiệp định Việt Nam đã tham gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ứng với mỗi cấp độ hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu và nêu ý nghĩa của việc tham gia này đối với sự phát triển của đất nước.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế

Tên quốc gia, tên hiệp định hoặc tổ chức quốc tế có quan hệ kinh tế với Việt Nam

Ý nghĩa đối với đất nước

Cấp độ song phương

Hiệp định song phương Việt Nam – Nhật Bản.

Thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản

Cấp độ khu vực

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Giúp Việt Nam có cơ hội tăng cường quan hệ về kinh tế và chính trị với các nước trong khu vực

Cấp độ toàn cầu

Tổ chức Thương mại thế giới.

Cho thấy Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu; giúp mở rộng quan hệ thương mại của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

Luyện tập 4

Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một số kết quả thực hiện chủ trương dưới đây ở địa phương em:

– Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chủ trương gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khuyến khích tạo điều kiện các địa phương chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế……

Lời giải:

(*) Tham khảo:

– Trong những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Thủ đô Hà Nội đạt được những dấu ấn quan trọng, góp phần vào công cuộc hội nhập chung của đất nước.

– Quán triệt nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về hội nhập quốc tế, Hà Nội cũng đã ban hành các văn bản về hội nhập quốc tế như:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Review 4: Language Soạn Anh 7 trang 134 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Kế hoạch số 33-KH/UBND, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 19-1-2023;

+ Kế hoạch hội nhập quốc tế Thành phố Hà Nội năm 2023, trong đó xác định các mục tiêu:

▪ 1- Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể đã được giao năm 2023 tại các kế hoạch về hội nhập quốc tế của Ủy ban nhân dân thành phố;

▪ 2- Tiếp tục khai thác lợi thế, khắc phục các hạn chế, khó khăn nhằm tận dụng cơ hội và giảm thiểu thách thức, tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập quốc tế, phấn đấu đưa nền kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững ngang tầm với Thủ đô và thành phố lớn của các nước phát triển trong khu vực, đẩy mạnh và nâng cao vị thế của Thủ đô;

▪ 3- Đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và triển khai các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA).

+ Hà Nội đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Thủ đô trong quá trình hội nhập quốc tế và thể hiện sâu sắc trong Báo cáo chính trị, cụ thể hóa trong chủ đề Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố. Theo đó, 5 năm tới, Hà Nội đặt mục tiêu hội nhập, cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030, mục tiêu là ngang tầm các quốc gia châu Á và đến năm 2045 hướng tới hội nhập cạnh tranh toàn cầu.

Luyện tập 5

Từ quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 06-NQ/TW của Đảng “Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu”, em hãy cho biết mỗi công dân nên làm gì để đóng góp vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Lời giải:

Để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi công dân cần:

  • Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
  • Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng vào thành tựu khoa học – kĩ thuật…
  • Tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới.
  • Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi mang tính kì thị, phân biệt, chia rẽ giữa các quốc gia, dân tộc.
  • Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp.
  • ….

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 2

Em hãy viết bài chia sẻ suy nghĩ của mình về cơ hội đối với lao động trẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay và những việc học sinh cần làm để tận dụng cơ hội đó.

Tham khảo thêm:   Mẫu bài dạy minh họa môn Tiếng Việt Tiểu học Mô đun 2 Giáo án minh họa môn Tiếng Việt - Mô đun 2

Lời giải:

– Cơ hội:

+ Gia tăng việc làm và nâng cao chất lượng việc làm. Hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới dẫn đến thu hút được nhiều vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, mở rộng các kênh dịch chuyển lao động. Hội nhập mở ra các cơ hội phát triển nghề nghiệp, kèm theo là việc thực hiện các quyền cơ bản của người lao động, cơ chế đối thoại xã hội và bảo đảm an sinh xã hội sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng việc làm của Việt Nam.

+ Chuyển dịch tích cực cơ cấu việc làm. Các dòng vốn đầu tư và công nghệ sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu từ những ngành kinh tế năng suất thấp sang những ngành có năng suất lao động cao hơn và tham gia vào chuỗi giá trị nhiều hơn. Người lao động Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những việc làm với trình độ công nghệ cao (công nghệ thông tin và internet, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics, tự động hóa….), mức lương cao và điều kiện làm việc tốt.

+ Tạo điều kiện để đổi mới hệ thống giáo dục – đào tạo. Đề đảm bảo cho lao động Việt Nam hội nhập tốt vào thị trường lao động, hệ thống giáo dục- đào tạo đứng trước áp lực và có điều kiện đổi mới căn bản và toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu lao động kỹ năng của thị trường lao động trong nước và quốc tế cả về số lượng, cơ cấu ngành nghề- cấp trình độ và chất lượng sinh viên ra trường.

=> Như vậy, khi hội nhập quốc tế sâu rộng, với hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư tốt hơn, người lao động Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, điều kiện lao động, thu nhập, đời sống được nâng cao hơn, được bảo vệ và bình đẳng với người lao động các quốc gia khác.

Những việc học sinh cần làm để tận dụng cơ hội đó:

  • Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
  • Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng vavs thành tựu khoa học – kĩ thuật…
  • Tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới.
  • Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi mang tính kì thị, phân biệt, chia rẽ giữa các quốc gia, dân tộc.
  • Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế Giải KTPL 12 Kết nối tri thức trang 18 → 26 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *