Bạn đang xem bài viết ✅ Kinh tế và pháp luật 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế Giải KTPL 12 Cánh diều trang 6 → 15 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế – Giáo dục kinh tế cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều Bài 1

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Tăng trưởng kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế là sự lớn lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế.
C. Với một lượng thu nhập quốc dân xác định, quy mô dân số của một quốc gia không ảnh hưởng tới độ lớn của thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Lời giải:

– Ý kiến a. Không đồng tình, vì:

  • Tăng trưởng kinh tế đơn thuần chỉ là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.
  • Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.

– Ý kiến b. Đồng tình, vì: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc.

– Ý kiến c. Không đồng tình. Quy mô dân số có ảnh hưởng lớn đến thu nhập bình quân đầu người. Vì: thu nhập quốc dân bình quân đầu người được tính bằng công thức: tổng thu nhập quốc dân (GNI) chia cho tổng số dân. => Quy mô dân số càng lớn thì thu nhập quốc dân bình quân đầu người càng nhỏ và ngược lại.

Luyện tập 2

Em hãy cho biết trong những chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào được dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế. Vì sao?

A. Mức tăng thu nhập của từng cá nhân trong một thời kì nhất định.
B. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kì nhất định.
C. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của một nền kinh tế hằng năm.
D. Mức tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người hằng năm.
E. Mức tăng tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội trong một thời kì nhất định.

Lời giải:

– Những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:

+ Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kì nhất định (GDP). Vì: GDP được sử dụng trong tính toán các cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh rõ ràng đặc điểm, tính chất tăng trưởng của một quốc gia. Đặc biệt, chỉ tiêu GDP giúp phản ánh rõ ràng hơn thực trạng sản xuất của nền kinh tế, từ đó các Chính phủ sẽ có định hướng tập trung phát triển khu vực kinh tế, vùng kinh tế phù hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có cơ sở để ra quyết định đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tham khảo thêm:   Nghị định số 101/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

+ Mức tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người hằng năm (GNI/người). Vì: GNI/ người sẽ cho biết mức thu nhập trung bình của người dân ở một quốc gia, qua đó, cũng phần nào phản ánh mức độ giàu có của đất nước.

Luyện tập 3

Theo em, nhận định nào dưới đây phản ánh đúng cách hiểu về phát triển kinh tế? Vì sao?

A. Một quốc gia muốn phát triển kinh tế chỉ cần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế không phải là tăng trưởng kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là sự tiến bộ xã hội cho con người.
C. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.

Lời giải:

Nhận định C “Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế” phản ánh đúng cách hiểu về phát triển kinh tế. Vì: phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, bao hàm sự tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn (đây là sự biến đổi về chất); đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội (đây là sự biến đổi về lượng).

Luyện tập 4

Em hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế ở mỗi khía cạnh dưới đây và hãy lấy ví dụ thực tiễn để chứng minh cho mỗi vai trò đó.

A. Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo điều kiện để mỗi cá nhân có việc làm và thu nhập ổn định.
B. Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng thu nhập quốc dân và tăng phúc lợi xã hội.
C. Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần giảm tệ nạn xã hội.
D. Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo điều kiện để nâng cao tuổi thọ của người dân.

Lời giải:

Nhận định

Ví dụ thực tiễn

A. Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo điều kiện để mỗi cá nhân có việc làm và thu nhập ổn định.

– Từ năm 2010 – 2020, ở Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người đã tăng 3,1 lần, từ mức 16,6 triệu đồng (năm 2010) lên mức 51,5 triệu đồng (năm 2019).

B. Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng thu nhập quốc dân và tăng phúc lợi xã hội.

– Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã mở rộng cơ hội tham gia, thụ hưởng của người dân, đặc biệt bảo hiểm y tế cả nước có 85,39 triệu người tham gia, chiếm 90% dân số năm 2019, cơ bản bao phủ toàn dân

C. Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần giảm tệ nạn xã hội.

– Ở Việt Nam, tỉ lệ nghèo giảm từ hơn 14% (năm 2010) xuống còn 3,8% (năm 2020).

D. Tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo điều kiện để nâng cao tuổi thọ của người dân.

– Tuổi thọ của người dân Việt Nam tăng từ 72,9 tuổi (năm 2010) lên 73,7 tuổi (năm 2020)

Tham khảo thêm:   Thông tư 68/2018/TT-BTC Hướng dẫn chi tăng lương cho cán bộ, công chức năm 2018

Luyện tập 5

Theo em, học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện những việc gì để góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế?

Lời giải:

Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, học sinh trung học phổ thông có thể:

  • Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
  • Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học – kĩ thuật dành cho học sinh, sinh viên.
  • Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp.
  • Tham gia các hoạt động cộng đồng, như: bảo vệ môi trường, thiện nguyện,…

Luyện tập 6

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Bàn về thế hệ trẻ của đất nước, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hải hoà cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mĩ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp, làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 168)

Từ thông tin trên, em hãy cho biết trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với phát triển kinh tế của đất nước. Hãy lấy ví dụ về một tấm gương thanh niên tích cực tham gia phát triển kinh tế và rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải:

– Trách nhiệm của thế hệ trẻ: thế hệ trẻ đóng là lực lượng xung kích, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Tấm gương về thanh niên tích cực tham gia phát triển kinh tế: anh Phạm Ngọc Ánh (xóm An Lão, thôn Bắc Thái, xã Thái thủy, tỉnh Thái Bình) đã phát triển mô hình “Trồng cây ăn quả kết hợp với hồ câu dịch vụ giải trí và nhà hàng”, góp phần tích cực trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

– Bài học: luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội…

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều Bài 1

Vận dụng 1

Em hãy sưu tầm chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực ASEAN trong những năm gần đây và chia sẻ với các bạn nhận xét của em về tình hình tăng trưởng kinh tế các nước đó so với Việt Nam.

Lời giải:

– Tư liệu 1. GDP (theo giá hiện hành của các nước trong khu vực Đông Nam Á, năm 2020

+ Biểu đồ:

Vận dụng 1

+ Nhận xét: do sự khác nhau về nguồn lực và trình độ phát triển nên giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn về quy mô nền kinh tế.

Tham khảo thêm:   Công nghệ 8 Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật Giải Công nghệ lớp 8 Cánh diều 5, 6, 7

– Tư liệu 2. Tình hình phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2020

+ Quy mô GDP của khu vực Đông Nam Á tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.

+ Đông Nam Á Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.

Vận dụng 1

+ Cơ cấu kinh tế của hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Vận dụng 1

+ Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Vận dụng 2

Em hãy viết một bài luận ngắn để làm rõ vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với sự phát triển của quê hương em.

Lời giải:

Tăng trưởng và phát triển kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam (nói chung) và Thủ đô Hà Nội (nói riêng). Trong bài luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Đầu tiên, tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân. Khi nền kinh tế phát triển, có nhiều doanh nghiệp mới mọc lên và các ngành công nghiệp khác nhau phát triển. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, giúp họ cải thiện cuộc sống và đẩy mạnh sự phát triển cá nhân và gia đình.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế cung cấp nguồn lực tài chính cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông, hệ thống y tế, giáo dục và các dịch vụ công cần thiết khác là quan trọng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của Hà Nội.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Khi nền kinh tế mạnh mẽ, người dân có thể trải nghiệm cuộc sống tốt hơn thông qua việc tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế chất lượng, cũng như có môi trường sống và làm việc an toàn và tiện nghi hơn.

Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế cũng là yếu tố quyết định trong việc tăng cường vị thế quốc tế của quê hương. Một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ không chỉ thu hút đầu tư từ các quốc gia khác mà còn làm tăng uy tín và ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế.

Tóm lại, tăng trưởng và phát triển kinh tế là yếu tố cốt lõi đối với sự phát triển của Hà Nội. Đây không chỉ là một quá trình tăng trưởng về số liệu kinh tế mà còn là việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và khẳng định vị thế của Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế Giải KTPL 12 Cánh diều trang 6 → 15 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *