Bạn đang xem bài viết ✅ Kinh tế và pháp luật 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường Sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khám phá, luyện tập và vận dụng trang 19→25.

Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 3 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.

Khám phá Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 3

1. Khái niệm lạm phát

Em hãy quan sát biểu đồ sau, đọc các thông tin và trả lời câu hỏi

Câu hỏi:

– Em có nhận xét gì về sự biến động của chỉ số CPI trong biểu đồ trên

– Giá cả hàng hoá, dịch vụ, sức mua và giá trị đồng tiền thay đổi như thế nào trong các thông tin trên?

– Em hiểu thế nào là lạm phát?

Gợi ý đáp án

– Sự biến động CPI trong biểu đồ trên không đồng đều, từ năm 2016 – 2021 đều ở mức cao, năm 2021 giảm mạnh.

– Giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng

Sức mua và giá trị đồng tiền giảm

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 85 sách Kết nối tri thức tập 1

– Lạm phát là sự tăng lên liên tục tới mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền.

2. Các loại hình lạm phát

Câu hỏi: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, em hãy kể ra các loại hình lạm phát được đề cập trong các thông tin trên.

Gợi ý đáp án

Thông tin 1: Lạm phát vừa phải

Thông tin 2: Lạm phát phi mã

Thông tin 3: Siêu lạm phát

3. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Gợi ý đáp án

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:

Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách tăng nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên, làm giảm sức mua đồng tiền

Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cả của một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,…) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm tăng và kéo giá của hầu hết hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền

Do cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.

4. Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi

Câu hỏi:

– Khi lạm phát xảy ra đã tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như thế nào?

– Đời sống người lao động bị ảnh hưởng như thế nào khi lạm phát tăng?

Gợi ý đáp án

– Khi lạm phát tăng cao, sản phẩm khó tiêu thụ, làm cho một bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc phải tạm ngừng sản xuất, hoặc sản xuất kinh doanh cầm chừng, biểu hiện bằng cắt giảm hợp đồng, thu hẹp thị trường, phạm vi hoạt động. Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình vì lãi suất tín dụng tăng cao.

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề ôn tập cuối kì 2 Hóa 10 (Có đáp án)

– Đối với người lao động, thu nhập thực tế của người lao động giảm, đời sống khó khăn; phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên.

5. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

Câu hỏi:

– Em hãy cho biết Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

– Hãy nêu một số chính sách kiểm soát và kiềm chế lạm phát khác của Nhà nước mà em biết.

Gợi ý đáp án

– Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát:

  • Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng: bảo đảm mức cung cấp tiền tệ hợp lí, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất
  • Thực hiện chính sách tài khoản khóa thắt chặt: giảm thuế, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm lượng tiền lưu thông và giúp doanh nghiệp chi phí sản xuất.
  • Tăng cường chính sách an sinh xã hội: hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ tiền thuê nhà, mua bảo hiểm cho công nhân, giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống

– Một số chính sách kiểm soát và kiềm chế lạm phát khác:

  • Thực hiện chính sách sản xuất – kinh doanh: giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường
  • Đảm bảo đầy đủ các loại hàng hóa thiết yếu; chống găm hàng, thổi giá
  • Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, ổn định tâm lý người tiêu dùng, ổn định lạm phát kỳ vọng

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 3

Câu hỏi 1

Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.

b. Khi lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua đồng tiền giảm.

c. Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ qua việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

d. Tình trạng lạm phát trong nền kinh tế làm cho người giàu càng giàu hơn, còn người nghèo ngày càng nghèo hơn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (Sơ đồ tư duy) Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

e. Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.

Câu hỏi 2

Em hãy phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát trong trường hợp sau:

Tại quốc gia T, nhu cầu du lịch vào dịp cuối năm rất lớn nên nhu cầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dần. Đồng thời, do ảnh hưởng thị trường thế giới, giá xăng trong nước cũng được điều chỉnh tăng qua nhiều lần làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Điều này làm cho giá cả hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng cao, tạo sức ép lớn lên tỉ lệ lạm phát ở quốc gia này.

Câu hỏi 3

Em đánh giá như thế nào về chính sách hỗ trợ sản xuất – kinh doanh để kiểm soát, kiềm chế lạm phát của Nhà nước và có nhận xét gì về việc làm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện D trong trường hợp sau:

Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ thúc đẩy sản xuất – kinh doanh thông qua chính quyền địa phương. Huyện D nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã nhanh chóng tổ chức tổ công tác khảo sát theo đúng quy trình và trao tận tay các doanh nghiệp gặp khó khăn số tiền 1,5 tỉ đồng giúp họ theo kịp vụ cá đầu năm.

Câu hỏi 4

Lạm phát tăng gây hậu quả gì cho doanh nghiệp và người lao động trong trường hợp sau:

Doanh nghiệp A chuyên cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp M trong nhiều năm qua. Gần đây, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh hưởng giá nhập khẩu tăng làm cho giá cả các hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng theo tạo sức ép lên tình hình lạm phát trong nước. Lo ngại cho sự đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp M thúc giục doanh nghiệp A nhanh chóng kí hợp đồng cung ứng nguyên liệu cho sáu tháng cuối năm. Nhưng doanh nghiệp A yêu cầu tăng giá lên 40% thì hợp đồng mới thực hiện được. Chủ doanh nghiệp M buồn bã, chia sẻ: “Chắc phải tạm ngưng sản xuất thôi”.

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 3

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát và chia sẻ cùng các bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường Sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *