Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần luyện tập và vận dụng trang 120→126.
Giải GDKT&PL 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 16
Bài tập 1
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mọi người.
b. Trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ bị xử phạt hành chính.
c. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
d. Xây đựng bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia chỉ là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang.
e. Phòng chống tội phạm không phải là nội dung của quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Gợi ý đáp án
Em đồng ý với nhận định c. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Em không đồng ý với các nhận định:
a. Bởi vì nghĩa vụ quân sự chỉ áp dụng với nam giới đủ 18 tuổi trở lên.
b. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự còn bị xử lý hình sự được quy định tại Điều 332 Bộ Luật Hình sự.
d. Xây dựng bảo vệ lãnh thổ và biên giới quốc gia là nhiệm vụ của mọi công dân và của toàn đất nước.
e. Bảo vệ lãnh thổ và biên giới quốc gia là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng vũ trang, nhưng phòng chống tội phạm cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ đất nước và bảo vệ sự an toàn của cộng đồng. Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.
Bài tập 2
Em hãy nêu đánh giá về hành vi của nhân vật trong các câu sau:
a. Anh A chia sẻ những thông tin sai sự thật về an ninh trật tự trên mạng xã hội.
b. Anh C tích cực tham gia phong trào ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biến đảo.
c. Bạn B không báo cho các cơ quan và người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
d. Chị D tham gia tuyên truyền, vận động mọi người tham gia phong trào” Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Gợi ý đáp án
a. Hành vi của anh A là vi phạm pháp luật vì chia sẻ những thông tin sai sự thật về an ninh trật tự trên mạng xã hội có thể gây rắc rối và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
b. Hành vi của anh C là tích cực và đáng khen ngợi vì tham gia phong trào ngư dân bám biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo là một hành động mang tính quốc gia.
c. Hành vi của bạn B là không đúng vì không báo cáo cho các cơ quan và người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Điều này có thể gây nguy hại đến sự an toàn của quốc gia.
d. Hành vi của chị D là đáng khen ngợi vì tham gia tuyên truyền, vận động mọi người tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Điều này giúp nâng cao ý thức của người dân về vai trò của mình trong bảo vệ an ninh quốc gia.
Bài tập 3
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
a. Tổ dân phố H tổ chức mô hình “Hệ thống camera giám sát đảm bảo an ninh trật tự”. Đây là một mô hình hay trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Bà K rất vui khi biết thông tin này và tham gia đóng góp thực hiện vì tình hình an ninh trật tự trên địa bàn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bà T không đóng góp vì gia đình bà đã lắp đặt camera. Không những thế, bà T còn khuyên hàng xóm không tham gia hoạt động này.
b. Nhà ông N nằm cạnh suối biên giới thuộc địa bàn xã X. Trong quá trình tu sửa nhà, ông N đã mạng chất thải, đất đá đổ xuống suối biên giới làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia. Sự việc bị phát hiện, ông N bị cơ quan có thẩm quyền phạt vi phạm hành chính 75 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.
Câu hỏi:
– Cho biết nhận xét của em về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên.
– Nêu hành động cần có khi phát hiện hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
– Hãy chia sẻ với các bạn một hoạt động thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc mà em đã tham gia.
c. Bạn chỉ đạo phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc – phòng chống tội phạm huyện Y tổng kết phong trào sau ba năm thực hiện. Trong ba năm, toàn huyện đã tổ chức được 100 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 42 000 lượt thanh, thiếu niên tham gia xây dựng, biên soạn, phát hành hàng nghìn tranh, ảnh, tờ rơi, tờ dán, tài liệu tuyên truyền về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội… Thông qua phong trào, người dân đã phát hiện, thông báo cho cơ quan Công an hàng trăm tin báo về tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội.
Câu hỏi:
– Em hãy đánh giá việc làm của huyện Y trong trường hợp trên.
– Hãy chia sẻ một tấm gương về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương em sinh sống.
Gợi ý đáp án
a. Hành vi của bà T không đóng góp vào mô hình “hệ thống camera giám sát đảm bảo an ninh trật tự” và còn khuyên hàng xóm không tham gia hoạt động này là hành vi thiếu trách nhiệm, không đồng tình với phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc.
Hành vi của ông N là không đúng. Việc làm đó gây ô nhiễm môi trường, từ đó gây nên tội phạm môi trường, phá hủy đường biên giới quốc gia.
b. Khi phát hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ tổ quốc, cần cập nhật thông tin, báo cáo cho cơ quan chức năng để họ kiểm tra và xử lý vi phạm. Nếu vi phạm là do mình gây ra, chúng ta cần tự nhận trách nhiệm và khắc phục hậu quả.
c. Việc huyện Y tổng kết phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc – phòng chống tội phạm” sau ba năm thực hiện là một thành tựu đáng khen ngợi. Nhờ phong trào, cộng đồng đã có nhận thức được về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm. Qua đó, họ đã góp phần giúp cho địa phương trở nên an toàn hơn.
Một tấm gương về phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc tại địa phương em là nhóm thanh thiếu niên tình nguyện đến giúp đỡ những hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật ở địa phương. Họ cùng nhau tập hợp quà tặng, thực hiện các hoạt động giúp đỡ và cùng nhau đưa ra ý tưởng, hướng dẫn an toàn trong cuộc sống để khu vực đó trở nên an toàn hơn.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 16
Bài tập 1
Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền (tờ gấp, báo tường, áp phích,…) có nội dung thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc
Gợi ý đáp án
Để thiết kế được một sản phẩm tuyên truyền hiệu quả về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ tổ quốc, bạn cần cân nhắc một số yếu tố sau:
1. Nội dung thông điệp phải rõ ràng, dễ hiểu và truyền đạt được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ tổ quốc.
2. Hình ảnh, màu sắc và cách bố trí phải hấp dẫn, thu hút mọi đối tượng, kể cả trẻ em, giúp thông điệp được lan tỏa rộng rãi.
3. Chọn đúng loại sản phẩm tuyên truyền phù hợp với đối tượng ví dụ như tờ gấp, báo tường hay áp phích; từ đó tăng khả năng tiếp cận và chủ động lan tỏa thông điệp.
4. Cần chú ý đến chất lượng sản phẩm để nó có thể bền vững và được sử dụng lâu dài.
5. Sử dụng các từ ngữ, cụm từ tiếng Việt chuẩn, lưu ý đến độ tuổi và trình độ văn hóa giáo dục của đối tượng để thông điệp được truyền đạt đầy đủ và hiệu quả.
Một số ý tưởng thiết kế có thể tham khảo cho sản phẩm tuyên truyền này là sử dụng hình ảnh của các anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam, kèm theo những câu slogan hoặc thông điệp ngắn gọn về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ tổ quốc. Hoặc bạn có thể chọn sử dụng hình ảnh, biểu tượng hoặc ký hiệu có tính hình ảnh rõ ràng, mang ý nghĩa sâu sắc và gắn liền với Việt Nam như cờ, đồng tiền, v.v. để thu hút sự chú ý của mọi người đối với thông điệp của sản phẩm tuyên truyền.
Bài tập 2
Em hãy lập kế hoạch và thực hiện việc tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc Sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.