Bạn đang xem bài viết ✅ Kinh tế 10 Bài 3: Thị trường Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều trang 16 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 16→20.

Giải Bài 3 Thị trường trang 16→20 giúp các bạn học sinh nhận biết được khái niệm, vai trò và các loại thị trường. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Thị trường sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi phần Mở đầu

Trong lịch sử xã hội loài người, khi sản phẩm được sản xuất ra dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng sẽ dẫn đến hiện tượng trao đổi sản phẩm đó. Ban đầu, việc trao đổi sản phẩm mang tính ngẫu nhiên, đơn giản nhưng sản xuất và tiêu dùng hàng hóa phát triển ở trình độ cao hơn sẽ dẫn đến sự ra đời của thị trường.

Em hãy cùng các bạn đóng vai các chủ thể tham gia vào hoạt động trao đổi sản phẩm theo các gợi ý sau:

a) Xác định nơi diễn ra hoạt động trao đổi.

b) Ở đó, các chủ thể trao đổi, mua bán sản phẩm gì

c) Giá cả được thoả thuận như thế nào?

Gợi ý đáp án

a) Nơi diễn ra hoạt động trao đổi: thị trường

b) Ở đó, các chủ thể trao đổi, mua bán sản phẩm như: quần áo, thức ăn, thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, giày dép….

c) Giá cả được thỏa thuận dựa trên giá trị của hàng hóa .

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập

Luyện tập 1

Em hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

Tham khảo thêm:   Biên bản vi phạm hành chính về hóa đơn Ban hành theo Thông tư số 10/2014/TT-BTC về hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.

B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.

C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.

D. Tiền là một yếu tố cơ bản của thị trường.

E. Mua – bán không phải là quan hệ của thị trường.

Gợi ý đáp án

– Nhận định A đúng, vì: thị trường là nơi các chủ thể kinh tế gặp nhau để thực hiện hoạt động mua và bán

– Nhận định B đúng, vì các yếu tố cơ bản của thị trường là hàng hóa, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.

– Nhận định C đúng, vì thị trường là nơi các chủ thể kinh tế gặp nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.

– Nhận định D đúng, vì các yếu tố cơ bản của thị trường là hàng hóa, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.

– Nhận định E sai, vì các quan hệ cơ bản của thị trưởng là quan hệ hàng hóa – tiền tệ, quan hệ mua – bán, quan hệ cung – cầu.

Luyện tập 2

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Kênh xuất khẩu phần lớn dưới hình thức nguyên liệu thô (cà phê nhân) chiếm đến 95% sản lượng cà phê sản xuất ra. Các doanh nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ cà phê nhân để chế biến ra cà phê rang xay, cà phê hoà tan,… Những sản phẩm này được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đi một số nước trên thế giới. Trong bối cảnh chuyển đổi số nền kinh tế, bên cạnh các kênh giao dịch trực tiếp, truyền thống của thị trường cà phê thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê sử dụng sàn giao dịch điện tử để kết nói với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

a) Em hãy chỉ ra sự khác biệt về chủ thể tham gia mua bán đổi với cà phê nhân và cà phê hoà tan. Hai loại sản phẩm cà phê đó được trao đổi trên những loại thị trường nào?

Tham khảo thêm:   Soạn bài Trao duyên Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 14 sách Kết nối tri thức tập 2

b) Nếu xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào? Cách thức giao dịch giữa các chủ thể của thị trường cà phê hiện nay có điểm gì mới?

Gợi ý đáp án

Yêu cầu a) Sự khác biệt về chủ thể tham gia mua bán đối với cà phê nhân và cà phê hoà tan là:

+ Đối với cà phê nhân, chủ thể tham gia mua là các doanh nghiệp.

+ Đối với cà phê hoà tan, chủ thể tham gia mua là người diêu dùng ở một số quốc gia trên thế giới hoặc tiêu thụ nội địa, chủ thể tham gia bán là các doanh nghiệp.

– Hai loại sản phẩm cà phê đó được trao đổi trên những loại thị trường là: thị trường thế giới hoặc thị trường nội địa.

Yêu cầu b)

– Nếu xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường trong nước và thị trường thế giới.

– Cách thức giao dịch giữa các chủ thể của thị trường cà phê hiện nay có điểm mới là: sử dụng sản giao dịch điện tử để kết nối với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Luyện tập 3

Bạn A cho rằng, thị trường có chức năng cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng sao cho có lợi nhất.

Em có đồng ý với nhận định của bạn A không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Em đồng ý với nhận định của bạn A.

– Vì trên cơ sở các thông tin của thị trường, người sản xuất điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng thu lợi nhuận, người tiêu dùng điều chỉnh việc mua hàng hoả sao cho thu được nhiều lợi ích nhất.

Luyện tập 4

Em hãy tham gia vào cuộc tranh luận sau đây và chia sẻ ý kiến của mình. Hai bạn M và C tranh luận với nhau về chức năng của thị trường, bạn M khẳng định, thị trường xác định mức giá tương ứng với số lượng hàng hoá mà người bán muốn bán, người mua muốn mua. Bạn C không đồng ý vì cho rằng mua bao nhiêu, bán giá như thế nào là do thoả thuận của người mua và người bán chứ thị trường không can thiệp.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng máy làm kem trong game Hay day

Gợi ý đáp án

– Em đồng ý với ý kiến của C.

– Vì giá cả hàng hóa được hình thành trên cơ sở tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán và người mua, còn thị trường có chức năng thừa nhận sự phù hợp của hàng hóa với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Trả lời câu hỏi phần Vận dụng

Vận dụng 1

Em hãy cùng bạn lập kế hoạch để khảo sát một số thị trường tại nơi em sinh sống theo gợi ý sau:

– Đối tượng khảo sát;

– Tên thị trường khảo sát;

– Thời gian khảo sát;

– Nội dung khảo sát;

– Các công việc được thực hiện khi khảo sát;

– Kết luận sau khảo sát;

– Báo cáo kết quả khảo sát (cách thức báo cáo, địa điểm báo cáo,…).

Gợi ý đáp án 

– Đối tượng khảo sát: các hộ gia đình

– Tên thị trường khảo sát: thị trường gạo

– Thời gian khảo sát: 22/1/2022 – 22/2/2022

– Nội dung khảo sát:

+ Tên gạo

+ Lượng dùng

+ Khẩu vị và cảm quan

+ Nơi mua

+….

– Các công việc được thực hiện khi khảo sát:

+ Đưa ra mục tiêu khi khảo sát

+ Xác định rõ phạm vi thị trường

+ Thiết kế phiếu khảo sát

+ Tiến hành khảo sát

+ Xử lý kết quả

+ Đánh giá

– Kết luận sau khảo sát:

+ Loại gạo hay dùng là gì?

+ Thị hiếu, nhu cầu của người dân là gì?

+ Giá cả thế nào?

+ Mẫu mã thế nào?

+ …..

– Báo cáo kết quả khảo sát (cách thức báo cáo, địa điểm báo cáo,…):

+ Cách thức báo cáo: thuyết trình

+ Địa điểm báo cáo: lớp.

Vận dụng 2

Em hãy cùng người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị,…) tham gia một thị trường tại nơi em sinh sống và ghi chép lại những gì em đã được trải nghiệm tại thị trường này.

Gợi ý đáp án 

– Thị trường đó là thị trường gì ?

– Các chủ thể tham gia trong thị trường đó là ai?

– Cách thức giao dịch thế nào?

– Giá cả hàng hóa như thế nào?

– Chất lượng hàng hóa thế nào?

– Cơ cấu sản phẩm thế nào?

– Mẫu mã thế nào ?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế 10 Bài 3: Thị trường Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều trang 16 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *