Bạn đang xem bài viết ✅ Kịch bản chương trình hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” 2022 Cuộc thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ năm 2022 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kịch bản chương trình hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” 2022 giúp các bạn tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng mới để xây dựng kịch bản chương trình cho hội thi thật chu đáo.

Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” năm học 2021 – 2022 là hoạt động tập thể ý nghĩa, khơi dậy trong thiếu niên, nhi đồng tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu, thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ câu hỏi hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”. Vậy mời các bạn cùng theo dõi mẫu kịch bản chương trình trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kịch bản hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” 2022

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH HỘI THI
“Chúng em kể chuyện Bác Hồ”
(Năm học ….. – …..)

A. TIẾN TRÌNH HỘI THI

1. Ổn định tổ chức:

2. Đón đại biểu khách mời, các thầy cô giáo.

Nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn đội viên về dự với hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” của Liên đội trường ……………………………..

  • Đội trống đánh trống chào mừng.
  • Em xin kính mời các vị đại biểu các thầy cô giáo và các bạn học sinh ngồi xuống.

I. VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG

Trước khi bước vào phần thi xin mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đội viên đón xem một số tiết mục văn nghệ do các bạn đến từ trường ……………………………… trình bày.

1. Mở đầu chương trình văn nghệ xin mời quý vị đại biểu các thầy cô giáo và các bạn học sinh thưởng thức bài hát liên khúc với bài “Hoa thơm dâng Bác” sáng tác Hà Hải và bài “Em là mầm non của Đảng” sáng tác Mộng Lân do tốp ca trình bày

2. Những điệu múa,những điệu nhảy kết hợp với nhau tạo thành những điệu múa duyên dáng uyển chuyển. Xin được chào đón các bạn đến từ nước Ấn độ với bài múa Ô La La.

3. “Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay” nhắc đến câu hát chúng mình nghĩ ngay đó là bài Bụi phấn sáng tác Vũ hoàng do bạn Tuyết Mai trình bày,

Bài hát “Bụi phấn” đã khép lại chương trình văn nghệ chào mừng, và sau đây chúng ta cùng chào đón cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” của bốn đội.

II. TUYÊN BỐ LÝ DO, GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU

1. Tuyên bố lý do:

Kính thưa các vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

Và các bạn học sinh thân mến!

Bác Hồ người cha già kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới. Cả cuộc đời Bác đã cống hiến và hi sinh cho nền độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân tộc được tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, riêng phần tôi chỉ ước mơ có một ngôi nhà nho nhỏ nơi có non xanh nước biếc, sớm chiều làm bạn với trẻ chăn trâu, cụ già hái củi là tôi cảm thấy mãn nguyện lắm rồi”. Lớn lên chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, quê hương bị dày xéo người đã nung nấu quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

“Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre”.

Nam: Các bạn ạ! Sau ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài. Người đã tìm ra con đường cứu nước đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.Tuy bận trăm công nghìn việc nhưng Bác không quên dành tình yêu thương cho mọi người. Nhưng có lẽ đối với các cháu thiếu nhi Bác luôn dành tình yêu thương hơn cả.

“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già”.

Nữ: Vâng! Cũng chính vì lẽ đó, hôm nay được sự nhất trí của Huyện đoàn, được sự nhất trí của Ban giám hiệu, liên đội trường ………………………… long trọng tổ chức hội thi “Chúng Em Kể Chuyện Bác Hồ” để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, những câu chuyện nói lên tình cảm của Bác đối với dân tộc VN, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng.

Qua đó thể hiện lòng kính trọng và biết ơn Bác, cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

2. Giới thiệu đại biểu:

Về dự với hội thi hôm nay,em xin trân trọng giới thiệu.

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị chúng ta liệt nhiệt chào mừng!

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị chúng ta liệt nhiệt chào mừng!

– Thầy ……………………….. bí thư chi bộ hiệu trưởng nhà trường.

– Thầy ……………………….. phó hiệu trưởng nhà trường

Cùng toàn thể các thầy cô giáo trong hội đồng SP nhà trường, đề nghị chúng ta liệt nhiệt chào mừng.

Đặc biệt là sự có mặt đông đủ của ….. các bạn đội viên đến từ ….. chi đội đề nghị chúng ta liệt nhiệt chào đón.

3. Giới thiệu ban giám khảo.

Đến với hội thi ngày hôm nay một phần rất quan trọng đó là những người cầm cân nảy mực trong các hội thi đó là thành phần ban giám khảo và ban thư ký. Em xin giới thiệu ban giám khảo. Có:

Tham khảo thêm:   Công văn 4569/2012/TCT-CS Thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định, hàng hóa đã khấu trừ khi giải thể doanh nghiệp

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

III. KHAI MẠC HỘI THI

Trước khi bước vào hội thi em xin trân trọng giới thiệu thầy ……………………….. bí thư chi bộ hiệu trưởng nhà trường lên khai mạc hội thi và tặng hoa cho các đội thi, Em xin trân trọng kính mời thầy.

Xin mời tổ trưởng của 4 đội ra nhận hoa.

Em Xin cảm ơn thầy.

IV. THÔNG QUA THỂ LỆ NỘI DUNG THI

Kính thưa các vị đại biểu các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh trước khi bước vào hội thi em xin thông qua thể lệ của hội thi như sau:

Hội thi Kể chuyện Bác Hồ được diễn ra theo 3 vòng thi:

  • Vòng 1: Màn Chào hỏi
  • Vòng 2: Phần thi trắc nghiệm và câu hỏi tư duy
  • Vòng 3: Thi kể chuyện bác hồ.
  • Phần thi dành cho khán giả
  • Xen kẽ giữa các vòng thi là chương trình văn nghệ.

Trước khi bước vào vòng thi em xin mời quý vị đại biểu các thầy cô giáo và các bạn hs đón nghệ chương trình văn nghệ. Với bài múa Bác hồ người cho em tất cả do các bạn đến từ trường ……………………….. trình bày bài …………….

Xin cảm ơn các ban trong đội văn nghệ.

V. DIỄN BIẾN TIẾN TRÌNH HỘI THI:

1. Vòng thi thứ nhất: Màn chào hỏi

– Kính thưa các vị đại biểu.

– Kính thưa các thầy cô giáo.

– Cùng toàn thể các bạn đội viên.

– Chúng ta cùng hướng lên sân khấu và bước vào phần thi thứ nhất đó là phần thi màn chào hỏi

+ Thể lệ như sau: Các bạn sẽ giới thiệu về đội của mình, thời gian trong vòng 3 phút.

+ Yêu cầu giới thiệu tên đội, các thành viên một cách hay nhất với các thể loại kịch, vẽ tranh, làm thơ………

+ Điểm tối đa cho mỗi đội là 10 điểm. Đội nào vượt quá thời gian trừ 1 điểm.

các bạn cho một chàng pháo tay cổ vũ cho 4 đội bước vào hội thi của mình. Theo thứ tự bốc thăm thi đội Khối 6, là đội tham gia thi đầu tiên

1. Sau đây là phần dự thi của các bạn đến từ khối 6: Đội Võ Thị Sáu xin mời các bạn.

Xin cảm ơn Đội Võ Thị Sáu

2. Và bây giờ là màn chào hỏi của bạn đến từ 5 lớp khối 7: Đội Kim Đồng

Xin hỏi cổ động viên của khối 7 ở đâu vậy, các bạn hãy cổ vũ cho đội của mình đi ạ.

Vâng! Xin cảm ơn Đội Kim Đồng

3. Xin mời màn chào hỏi của mang đến từ khối 9: Đội Nguyễn Văn Trỗi

Xin cảm ơn Đội Nguyễn Văn Trỗi

4. Và cuối cùng là phần dự thi của các bạn khối 8: Đội Lê Văn Tám

Các bạn khối 8 hãy cổ vũ thật nhiệt tình lên nào.

Vâng! Xin cảm ơn Đội Lê Văn Tám

– Quả là phần giới thiệu rất độc đáo và hóm hỉnh của các bạn đến từ 4 khối, trong một thời gian ngắn các bạn đã giới thiệu được tên của đội mình. Và bây giờ là giây phút hồi hộp nhất đó là sự đánh giá của ban giám khảo dành cho mỗi đội.

+ Trước tiên là sự đánh giá của đội mang tên Võ Thị Sáu.

VD: 10 ; 9 ; 10 và 10

+ Tiếp theo là đội là sự đáng giá của đội mang tên Kim Đồng

+ Sau đây là kết quả của đội mang tên Nguyễn Văn Trỗi

+ Và cuối cùng là đội mang tên Lê Văn Tám …………………………..

Em xin cảm ơn ban giám khảo!

2. Vòng thi thứ 2:

– Kính thưa các vị đại biểu

– Kính thưa các thầy cô giáo

– Cùng toàn thể các bạn đội viên

– Chúng ta cùng chuyển sang vòng thi thứ 2: Vòng thi trắc nghiệm và tư duy

– Vòng thi này có 2 phần phần thứ nhất câu hỏi trắc nghiệm phần hai là câu hỏi tư duy.

A. Thể lệ của vòng thi trắc nghiệm như sau:

Có 8 câu hỏi dành cho 4 đội, câu hỏi xoay quanh về Bác Hồ.

Điểm tối đa là 10 điểm,mỗi câu trả lời đúng 1 điểm, thời gian trả lời là 10 giây, các đội đưa ra câu trả lời thật nhanh bằng cách dơ biển.

– Các đội đã nghe rõ thể lệ chưa ạ!

– Sau đây các đội hãy lắng nghe câu hỏi trắc nghiệm như sau.

Câu 1:

Đây là tên gọi khác của bác được các bạn thiếu nhi và đồng bào dân tộc Tây bắc thường gọi một cách thân mật?

A. Nguyễn ái Quốc

C. Ông Ké

B. Anh Ba

D. Nguyễn Sinh Cung

Nam:

– 10 giây suy nghĩ cho 4 đội xin được bắt đầu.

– 10 giây suy nghĩ đã hết các đội đưa ra câu trả lời của mình.

Nữ: Nội dung của câu hỏi số 1 như sau: (đọc lại đầy đủ câu 1)

Đội 1 chọn đáp án:……………………..

Đội 2 chọn đáp án:……………………..

Đội 3 chọn đáp án:……………………..

Đội 4 chọn đáp án:……………………..

Nam: Và đáp án của ban tổ chức: Là đáp án C

Nữ: Một tràng pháo tay chúc mừng các đội đã có câu trả lời đúng, mỗi đội được cộng thêm 10 điểm!

Câu 2:

Bạn hãy cho biết họ tên mẹ Bác Hồ là gì?

A. Trần Thị Loan

C. Nguyễn thị Loan

B. Hoàng Thị Loan

– 10 giây suy nghĩ cho 4 đội bắt đầu.

– Hết giờ!

– Mời 4 đội đưa ra phương án của mình.

Nội dung của câu hỏi số 2 như sau: (đọc lại đầy đủ câu 2)

Đội 1 chọn đáp án:……………………..

Đội 2 chọn đáp án:……………………..

Đội 3 chọn đáp án:……………………..

Đội 4 chọn đáp án:……………………..

– Và đáp án đúng là …… B!

– Chúc mừng các đội có đáp án B.

Câu 3: Bác Hồ rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?

A. 3/6/1911

C. 10/7/1911

B. 5/6/1911

– 10 giây suy nghĩ bắt đầu.

– Hết giờ!

– Mời 4 đội đưa ra phương án của mình.

Đội 1 chọn đáp án:……………………..

Đội 2 chọn đáp án:……………………..

Đội 3 chọn đáp án:……………………..

Đội 4 chọn đáp án:……………………..

– Và đáp án đúng là…… B!

Tham khảo thêm:   Bí quyết tấn công hiệu quả trong Boom Beach

– Chúc mừng các đội có đáp án B!

Câu 4:

Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 2/9/1945

C. ngày 15/5/1945

B. Ngày 5/9/1945

– 10 giây suy nghĩ cho 4 đội bắt đầu.

– Hết giờ!

Đội 1 đáp án:……………………..

Đội 2 đáp án:……………………..

Đội 3 đáp án:……………………..

Đội 4 đáp án:……………………..

– Và đáp án đúng là …… A!

– Chúc mừng các đội có đáp án A

Câu 5: Bác hồ sinh vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 15/5/1890

B. Ngày 19/5/1890

C. Ngày 19/5/1891

– 10 giây suy nghĩ cho 4 đội bắt đầu.

– Hết giờ!

Đội 1 đáp án:……………………..

Đội 2 đáp án:……………………..

Đội 3 đáp án:……………………..

Đội 4 đáp án:……………………..

– Và đáp án đúng là…… B!

– Chúc mừng các đội có đáp án B

Câu 6: Năm điều Bác hồ dạy ra đời vào ngày tháng năm nào?

A.15/5/1981

C. 29/1/1945

B. 15/5/1961

– Thời gian suy nghĩ cho 4 đội bắt đầu.

– Hết giờ!

Đội 1 đáp án:……………………..

Đội 2 đáp án:……………………..

Đội 3 đáp án:……………………..

Đội 4 đáp án:……………………..

– Và ……….B. Là đáp án đúng!

– Chúc mừng các đội có đáp án B được cộng thêm 10 điểm.

Câu 7:

Đội thiếu niên tiền phong HCM Được mang tên Bác từ khi nào?

A. 30/1/1970

C. 29/1/1969

B. 29/1/1970

– Thời gian suy nghĩ cho 4 đội bắt đầu.

– Hết giờ!

Đội 1 đáp án:……………………..

Đội 2 đáp án:……………………..

Đội 3 đáp án:……………………..

Đội 4 đáp án:……………………..

– A là đáp án đúng!

– Vâng! 10 điểm cho các đội có đáp án A.

Câu 8:

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc việt nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” Câu nói trên được bác viết vào thời gian nào?

A. tháng 9/1945

C. tháng 9/1961

B. tháng 9/1965

– Thời gian suy nghĩ cho 4 đội bắt đầu.

– Hết giờ!

Đội 1 đáp án:……………………..

Đội 2 đáp án:……………………..

Đội 3 đáp án:……………………..

Đội 4 đáp án:……………………..

– A là đáp án đúng!

– Và…… 10 điểm cho các đội có đáp án A.

Các đội vừa trải qua câu hỏi trắc nghiệm của mình sau đây chúng ta cùng chuyển sang câu hỏi tư duy

B. PHẦN THI CÂU HỎI TƯ DUY

* Thể lệ:

– Ban tổ chức có các câu hỏi đưa ra.

– Mỗi đội lên bốc thăm 2 câu hỏi và đưa người dẫn chương trình đọc câu hỏi.

– Các bạn có 10 giây suy nghĩ cho câu hỏi của đội mình.

Các đội đã lắm được thể lệ chưa ạ!

* Xin mời đội Võ Thị Sáu.

– Là đội được quyền bốc thăm đầu tiên của phần thi này.

– Tôi xin đọc nội dung câu hỏi số 1 của đội Võ Thị Sáu.

Câu hỏi là: ……………………………………………………………………………………

– 10 giây suy nghĩ của đội Võ Thị Sáu bắt đầu.

+ Hết 10 giây!

– Xin mời đội Võ Thị Sáu đọc to câu hỏi và câu trả lời câu hỏi của đội mình.

– Bây giờ là đáp án của ban giám khảo!

…………………………………………………………………………………………………..

– Xin mời sự đánh giá cho điểm của ban giám khảo.

Xin cảm ơn!

Mời đội Kim Đồng lên bốc thăm câu hỏi cho đội mình.

– Tôi xin đọc nội dung câu hỏi số 1 của đội Kim Đồng.

Câu hỏi là: ……………………………………………………………………………………

– 10 giây bắt đầu!

+ Hết 10 giây!

– Xin mời đội Kim Đồng đọc to câu hỏi và câu trả lời câu hỏi của đội mình

– Mời đáp đáp án của ban giám khảo!

…………………………………………………………………………………………………..

– Xin mời sự đánh giá cho điểm của ban giám khảo.

Xin cảm ơn!

Tương tự với 2 đội còn lại cho đến hết 2 lượt thi!

* Đội Nguyễn Văn Trỗi

* Cuối cùng là đội Lê Văn Tám

Câu 1: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm những nghề nào?

Trả lời: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm các công việc như: dạy học, phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, rửa bát, sơn vẽ giả đồ cổ Trung Quốc, rửa và phóng ảnh, viết báo, viết kịch, đóng kịch, bán báo, bán thuốc lá,…

Câu 2: Bác Hồ đến thăm Đền Hùng mấy lần? Xuất xứ của câu nói “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…”?

Trả lời: Bác Hồ đã từng đến thăm Đền Hùng 2 lần vào các năm 1954 và 1962. Trong buổi nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trên đường về tiếp quản Thủ đô tại Đền Hùng, Phú Thọ ngày 19/9/1954, Bác hồ đã nói câu nói trên.

Câu 3: Em hãy cho biết theo Bác hồ học để làm gì?

Trả lời: Học để làm việc,học để làm người,học để làm cán bộ….

Câu 4: Theo quan niệm của Bác Hồ, trong mỗi con người bao giờ cũng có đức tính gĩ?

Trả Lời: Cần – Kiệm – Liếm chính – chí công vô tư

Câu 5: Bác Hồ cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở bến cảng nào?Trên con tàu nào?

Trả lời: 05 tháng 6 năm 1911.Cảng sài gòn,Tàu Anara Latusơ tơrevin

Câu 6: Người thân của Bác Hồ gồm những ai?

Trả lời: Cha của Bác là cụ ông Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929), mẹ của Bác là cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901). Bác có một người chị (bà Nguyễn Thị Thanh), một người anh (ông Nguyễn Sinh Khiêm) và một người em trai (Nguyễn Sinh Xin).

Câu 7: Bác Hồ mang tên Nguyễn Tất Thành từ lúc nào?

Trả lời: Năm 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (Khoa thi Hội năm Tân Sửu). Theo phong tục, nhân dân làng Sen (quê nội của Bác) đã xây dựng căn nhà cho tân Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nhân dịp này, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã làm lễ “vào làng” cho hai con trai, Nguyễn Sinh Khiêm được đổi tên là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung được đổi tên là Nguyễn Tất Thành với ước nguyện sự thành đạt sau này của con mình.

Câu 8: Bác Hồ lấy tên là Nguyễn Ái Quốc từ bao giờ?

Có 2 cách trả lời

Tham khảo thêm:   Đánh giá Tencent Gaming Buddy - Giả lập chơi game mobile tốt nhất hiện nay

Trả lời: Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của CTHCM trong thời kỳ hoạt động cách mạng trước 1945

Hoặc Trả lời: Ngày 18/6/1919, lần đầu tiên Bác Hồ sử dụng tên gọi Nguyễn Ái Quốc khi kí tên thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xai bản “Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Câu 9: Bác Hồ biết những ngoại ngữ nào?

Trả lời: Bác Hồ thông thạo 4 ngoại ngữ: Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga. Ngoài ra, Người còn biết thêm các ngoại ngữ khác như Tây Ban Nha, Đức, Ý, Thái Lan,…

Câu 10: Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần?
Trả lời: Chưa lần nào.

Câu 11: Em hãy đọc 1 bài thơ viết về Bác Hồ mà em biết?

– Như vậy 4 đội đã trải qua 2 phần thi của vòng thi số 2 hết sức căng thẳng

Xin cảm ơn ban giám khảo.

– Để chuẩn bị bước sang vòng thi thứ 3 xin mời quý vị đại biểu các thầy cô giáo và các bạn lắng nghe bài hát Gặp nhau giữa trời thu hà nội sáng tác phạm Tuyên do bạn Tuyết Mai, Thu Lan và Như Quỳnh trình bày.

– Thanh hóa là một nơi sinh ra những điệu hò đã được lưu truyền từ bao đời nay thanh hóa có một làn điệu dân ca hết sức phong phú và đa dạng nói đến đây chúng ta đã biết đó là bài Đi Cấy do đội múa trình bày

Xin cảm ơn các bạn trong đội văn nghệ

3. Vòng thi thứ 3:

Kể chuyện Bác Hồ

– Kính thưa các vị đại biểu

– Kính thưa các thầy cô giáo

– Cùng toàn thể các bạn đội viên. Bác của chúng ta với 79 tuổi đời và 60 năm hoạt động cách mạng cuộc đời Bác có rất nhiều những câu chuyện hấp dẫn và mang nhiều ý nghĩa cho chúng ta học tập và noi theo. Và ngay sau đây là phần dự thi hết sức quan trọng đó là phần thi “Kể chuyện Bác Hồ”

Thể lệ như sau

– Mỗi đội sẽ tham gia thi với một câu chuyện tình cảm của Bác Hồ, diễn xuất tình cảm

– Thời gian cho phần thi từ 5 – 7 phút

+ Điểm tối đa cho phần thi là 10 điểm.

Trong đó: – Đúng chủ đề 3 điểm.

– Nêu xuất xứ, khả năng diễn cảm, hay, tự nhiên, là 7 điểm.

(các đội có thể phụ họa)

Sau đây em xin mời quý vị đại biểu các thầy cô giáo và các bạn đến với phần dự thi đầu tiên là đội:

Đội Võ Thị Sáu với câu chuyện………………………………

Do bạn ……………………………….. thể hiện.

– Xin cám ơn phần dự thi của đội Võ Thị Sáu

– Và bây giờ là sự đánh giá kết quả của ban giám khảo dành cho đội Võ Thị Sáu là:

b/ tiếp theo là phần dự thi của đội Kim Đồng

Kim Đồng với câu chuyện………………………………

Do bạn ……………………………….. thể hiện.

– Xin cám ơn phần dự thi của đội … Kim Đồng

– Và bây giờ là sự đánh giá kết quả của ban giám khảo danh cho đội Kim Đồng là:

Tương tự cho 2 đội còn lại

c/ Đội Nguyễn Văn Trỗi

d/Cuối cùng là đội Lê Văn Tám

Cả 4 đội đã trải qua vòng thi cuối cùng của mình.

– Xin cảm ơn ban giám khảo

– Cảm ơn các bạn

* Trong 1 thời gian ngắn các đội đã trải qua 4 vòng thi của mình hết sức tốt đẹp.xin các bạn cổ vũ cho các bạn 1 tràng pháo tay thật ròn đi nào.

4. Phần thi dành cho khán giả

– Trong khi chờ đợi ban thư ký tổng hợp kết quả chúng ta đến với phần thi dành cho khán giả.

– Ban tổ chức chúng tôi có một số câu hỏi đưa ra cho các bạn ai trả lời được hãy dơ tay thật cao để trả lời,trả lời đúng các bạn sẽ nhận được 1 phần quà từ ban tổ chức câu hỏi như sau

Câu 1; Bạn hãy nêu 10 điều văn minh giao tiếp?

Câu 2: Bạn hãy cho biết Cụ thân sinh ra Bác Hồ? đáp án:Nguyễn sinh Sắc

Câu 3: Bạn hãy nêu 5 điều BH dạy?

Câu 4: khi còn nhỏ Bác sống ở quê nhà,vậy quê bác ở đâu?

Trả lời: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An

VI. PHẦN TRAO GIẢI:

– Xin mời 4 đội chơi bước ra sân khấu. Các đội chơi đang hết sức hồi hộp. Chờ đợi kết quả của mình. Em xin trân trọng kính mời thầy Trần Xuân Hạnh trưởng ban thư ký nên đọc kết quả của các đội

1. Giải khuyến khích.

2. Giải nhì

3. Giải 3:

VII. KẾT THÚC PHẦN THI

– Kính thưa các vị đại biểu.

– Kính thưa các thầy cô giáo.

Cùng toàn thể các bạn đội viên thân mến sau 1 thời gian hội thi đã diễn ra hết sức sôi nổi và khẩn trương các ban đã hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, hy vọng sau cuộc thi này các bạn sẽ có hiểu biết rộng hơn về Bác Hồ kính yêu của chúng ta, thể hiện lòng tự hào và biết ơn Bác để cố gắng học tập trở thành cháu ngoan Bác Hồ. Có thể nói hội thi đã thành công rực rỡ. Em thay mặt cho các bạn đội viên xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo, mạnh khỏe hạnh phúc công tác tốt, chúc các bạn đội viên chăm ngoan học giỏi.

Xin chào và hẹn gặp lại!

Em Xin kính mời các vị đại biểu về văn phòng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kịch bản chương trình hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” 2022 Cuộc thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ năm 2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *