Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo để trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36, 37, 38, 39.

Qua đó, còn giúp các em nêu sự hình thành liên kết cộng hóa trị the  nguyên tắc dùng chung electron. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 6 Chương II: Phân tử. Liên kết hóa học. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phần Mở đầu

Trong tự nhiên, chỉ có các khí hiếm tồn tại ở dạng đơn nguyên tử bền vững, còn nguyên tử của các nguyên tố khác thường có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học. Các liên kết hóa học được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung các electron.

Tham khảo thêm:   Nghị định 69/2021/NĐ-CP Quy định cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

I. Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm

Quan sát Hình 6.1, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar.

Hình 6.1

Trả lời:

  • He có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
  • Ne có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
  • Ar có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

=> Nguyên tố He có số electron ở lớp vỏ ngoài cùng ít hơn. Nguyên tố Ne và Ar có số electron ở lớp vỏ ngoài cùng bằng nhau (đều bằng 8).

II. Liên kết ion

Câu 1: Quan sát Hình 6.2 và so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na, Cl với ion Na+, Cl.

Hình 6.2

Trả lời:

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na nhiều hơn số electron lớp ngoài cùng của ion Na+

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl ít hơn số electron lớp ngoài cùng của ion Cl-

Câu 2: Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử magnesium oxide như sau:

Hình 6.3

Hãy cho biết nguyên tử Mg đã nhường hay nhận bao nhiêu electron

Trả lời:

Nguyên tử Mg có 12 electron. Ion Mg2+ có tất cả 10 electron

=> Mất đi 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

=> Nguyên tử Mg đã nhường đi 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

II. Liên kết cộng hóa trị

1. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất

Câu 1. Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O trước và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị.

Tham khảo thêm:   Thông tư 03/2018/TT-BCT Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2018

 Hình 6.4

 Hình 6.4

Trả lời:

* Xét Hình 6.4:

  • Trước khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
  • Sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, H có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

* Xét Hình 6.5:

  • Trước khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, O có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng (lớp 2)
  • Sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, O có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng (lớp 2)

Câu 2. Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.

Trả lời:

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí Chlorine

Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử Nitrogen, hai phân tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.

Liên kết cộng hóa trị

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí khí Nitrogen

Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử nitrogen, hai phân tử N đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung.

Liên kết cộng hóa trị

2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất

Câu 1. Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?

Hình 6.6

Trả lời:

Khi nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H bằng cách góp chung electron thì nguyên tử O có 10 electron (2 electron lớp thứ nhất, 8 electron ở lớp thứ 2)

Tham khảo thêm:   Thủ tục cấp mã số định danh cá nhân Hướng dẫn thủ tục cấp mã số định danh cá nhân

Giống cấu hình electron của khí hiếm Neon (Ne)

Câu 2. Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia (gồm một nguyên tử N liên kết với ba nguyên tử H)

Trả lời:

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử Carbon Dioxide

Khi hình thành phân tử carbon dioxide, hai nguyên tử O đã liên kết với một nguyên tử C bằng cách nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron tạo thành hai cặp electron dùng chung với mỗi nguyên tử O.

Liên kết cộng hóa trị

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử Ammonia

Khi hình thành phân tử Ammonia, ba nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử N bằng cách nguyên tử N góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung.

Liên kết cộng hóa trị

Em có thể?

Vận dụng khái niệm liên kết hóa học để giải thích được vì sao trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, còn đường ăn, nước đá ở thể rắn dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng dễ bay hơi.

Trả lời:

– Muối ăn là hợp chất ion nên là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy.

– Đường ăn và nước đá là hợp chất cộng hóa trị nên ở thể rắn, dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng sẽ dễ bay hơi do các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *