Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 173 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 7 trang 173, 174 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất của Chương X: Sinh sản ở sinh vật.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 42 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường

Câu 1: Cho biết tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra.

Trả lời:

Tế bào tạo nên cơ thể sinh vật. Cơ thể sinh vật muốn lớn lên được nhờ sự phân chia của các tế bào, các tế bào thông qua trao đổi chất với môi trường để đạt kích thước nhất định rồi mới phân chia.

Tham khảo thêm:   Cách mở khóa tất cả các danh hiệu trong The First Descendant

Ngoài ra cơ thể sinh vật tác động lại môi trường như: thải các chất thải ra môi trường, trả lời kích thích của môi trường, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường nói chung…

Như vậy, tế bào – cơ thể – môi trường có mối quan hệ tương tác qua lại.

Câu 2: Quan sát Hình 42.1, mô tả mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường?

Hình 42.1

Trả lời:

Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường:

  • Tế bào thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.
  • Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và sinh sản
  • Cảm ứng giúp cơ thể phản ứng với kích thích từ môi trường bên ngoài

=> Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào

II. Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

Câu 1: Quan sát Hình 42.2, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Hình 42.2

Trả lời:

– Cơ thể có các hoạt động sống là trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản.

– Mối quan hệ giữa các hoạt động sống:

  • Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng.
  • Các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động ngược trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.
Tham khảo thêm:   Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT Sửa đổi Thông tư 02/2006/TT-BTS và 62/2008/TT-BNN

→ Mối quan hệ này đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhờ đó cơ thể có thể tồn tại và phát triển như một thể thống nhất.

Câu 2: Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể cũng bị gặp trục trặc. Vì quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác như sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Khi không đủ vật chất và năng lượng thì các hoạt động sống đó cũng không thể diễn ra thuận lợi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 173 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *